Nguyệt cầm

Một phần của tài liệu Nhà thơ XUÂN DIỆU (Trang 50 - 52)

Các bài viết khác có từ khoá "Nguyệt cầm": Không có!

Đã được xem 1176 lần

Đăng bởi Điệp luyến hoa vào 10/12/2006 15:02 5. Đây mùa thu tới

Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang, Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng: Đây mùa thu tới - mùa thu tới

Với áo mơ phai dệt lá vàng. Hơn một loài hoa đã rụng cành Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh; Những luồng run rẩy rung rinh lá... Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh. Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ Non xa khởi sự nhạt sương mờ... ĐÃ nghe rét mướt luồn trong gió... ĐÃ vắng người sang những chuyến đò... Mây vẩn từng không chim bay đi. Khí trời u uất hận chia ly.

ít nhiều thiếu nữ buồn không nói Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì. (Rút trong tập Thơ Thơ, 1938)

Thơ là thu của lòng người, thu là thơ của đất trời. Câu nói ngỡ như một trò chơi chữ này của người xưa hoá ra đã thể hiện được mối tương thông kì lạ giữa mùa thu và thơ ca. Có phải vì thế mà trong bốn mùa, thơ ca thiên vị với mùa thu hơn cả và mùa thu cũng ban tặng cho thi nhân nhiều thi tứ hơn? Mùa thu gắn bó với thi ca đến nỗi chỉ cần xem xét thơ viết về mùa thu qua các thời đại cũng có thể thấy được phần nào các thời đại thơ ca. Kể tên những áng thơ thu đẹp nhất trong thơ Việt, người ta phải nhắc đến những Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Tản Đà, Lưu Trọng Lư, Tế Hanh, Nguyễn Đình Thi, Tố Hữu... và không thể không nhắc đến Xuân Diệu. Thoạt nhìn, dễ nghĩ Xuân Diệu chỉ là thi sĩ của mùa xuân. Thậm chí, đọc bài Xuân không mùa, chúng ta có thể quyết rằng: Xuân không mùa - ấy

là Xuân Diệu! Thực thì, Xuân Diệu còn là thi sĩ của mùa thu. Không chỉ vì ông nhiều bài thơ thu đặc sắc. Điều cốt yếu là, với thi sĩ, Xuân hay Thu cũng đều là mùa Tình.

Nói thế, không có nghĩa là Xuân Diệu không dành một quan niệm riêng cho cái mùa của những bông cúc vàng ẩn dật này. Trong cảm quan của thi sĩ, thiên nhiên cũng như một giai nhân đầy nhan sắc. Thời kì rực rỡ hoàng kim là thuộc về mùa xuân. Qua hạ vào thu là bước vào kì tàn phai. Một sự tàn phai không thể tránh khỏi. Mùa thu là mùa phôi pha. Nhưng đối với thi sĩ này, thì ngay trong độ phai tàn, giai nhân ấy vẫn cứ kiêu sa, đài các, lộng lẫy. Đây mùa thu tới có lẽ là thi phẩm được nảy sinh trực tiếp từ cảm quan ấy.

Cũng không riêng chuyện cảm quan. Đây mùa thu tới còn thuộc về một cảm hứng rất Xuân Diệu: cảm hứng nghiêng về thời gian. Như cái tên của nó, Đây mùa thu tới đã chọn một thời điểm riêng để đến với mùa thu. ấy là thời điểm giao mùa. Chỉ cần làm một so sánh nhỏ với chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến sẽ thấy rõ hơn cảm hứng này của Xuân Diệu. Trong chùm thơ nổi tiếng của mình, Tam nguyên Yên Đổ viết về một mùa thu đã hoàn toàn định hình, đã ngự trị từ lâu ở làng cảnh Việt Nam. Thi nhân chỉ đi tìm kiếm những gì là đặc trưng nhất để vẽ lên bức tranh thu. Nghệ thuật của Nguyễn Khuyến có phần nghiêng về không gian, nghiêng về cái tĩnh. Còn thi sĩ Xuân Diệu thì chờ cái lúc mùa thu từ phương xa về, đáp xuống xứ sở này, dần dần từng bước xâm chiếm toàn bộ thiên nhiên, cây cỏ và con người. Ngòi bút Xuân Diệu bám từng bước đi của thời gian, nắm bắt cái dáng vẻ, cái trạng thái sự vật đang ngả dần sang thu, đất trời cứ thu dần thu dần để thành thu hẳn. Nghệ thuật Xuân Diệu, rõ ràng, nghiêng về thời gian, nghiêng về cái động.

Trong cái thế giới riêng của bài thơ, cảnh sắc đầu tiên mà mùa thu xâm chiếm là rặng liễu - nó lập tức biến thành liễu thu: Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang / Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng. Hành trình xâm lấn của mùa thu, từ đó, dường như cứ lan dần, loang dần ra những khu vườn, những rặng núi, những dòng sông, những tầng trời... và cuối cùng, nó xâm chiếm lòng người. Khi đã tràn ngập những tâm hồn thiếu nữ, ấy là lúc mùa thu đã đi trọn một con đường của nó. Và, mùa thu tới, cảnh sắc cũng theo đó phôi pha. Sắc lá rũa phai đi, cành nhánh gầy guộc đi, trăng ngẩn ngơ đi, dáng núi nhạt nhoà hơn, sông vắng vẻ hơn, khí trời lạnh lẽo hơn, lòng người u sầu hơn... Khi những thiếu nữ cũng "buồn không nói, tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì", ấy là lúc mùa thu đã làm xong phần việc của nó: chuyển toàn bộ xứ sở này thành thu. Chẳng phải mùa thu cũng là mùa phai đó ư? Như thế, hành trình của mùa thu cũng chính là trình tự cấu tứ của Đây mùa thu tới.

*

Ta vừa thấy dấu ấn Xuân Diệu in đậm lên tổng thể tứ thơ. Ta còn thấy dấu ấn ấy in cả lên từng chi tiết nhỏ nhất của bài thơ nữa.

Đúng là mỗi thi sĩ thường tìm cho mình những tín hiệu riêng để nhận biết mùa thu. Người xưa thấy thu về trong một chiếc lá ngô đồng rụng. Nguyễn Du thấy thu về trong sắc đỏ lá phong. Nguyễn Khuyến nhận ra thu trong dáng cần trúc lơ phơ. Lưu Trọng Lư nghe thấy tiếng thu trong tiếng lá kêu xào xạc. Nguyễn Đình Thi nhận ra thu trong làn hương cốm mới. Trần Đăng Khoa biết thu về khi hoa cau rụng vào những thoáng heo may... Còn Xuân Diệu? ấy là dáng liễu. Khi rặng liễu bắt đầu mang dáng đứng chịu tang, thi sĩ biết rằng mùa thu đã hiện diện ở xứ sở này:

Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng Đây mùa thu tới - mùa thu tới: Với áo mơ phai dệt lá vàng.

Chúng ta biết Thơ Mới bắt đầu mới trong cảm xúc. Cảm xúc mới nảy nở, bùng nổ, nó phải kiếm tìm thi pháp mới. Ở Xuân Diệu - "mới nhất trong các nhà Thơ mới" - cảm xúc và thi pháp đã giúp

nhà thơ làm mới những thi liệu cũ. Nét dễ thấy ở đây là một lối liên tưởng mới. Chính lối liên tưởng này đã tạo ra một vẻ đẹp mới cho đối tượng cũ. Ai cũng biết, liễu là hình ảnh đã quá quen thuộc trong thơ cổ điển. Trong Truyện Kiều thật nhiều những dáng liễu đẹp:

Một phần của tài liệu Nhà thơ XUÂN DIỆU (Trang 50 - 52)

w