Cái tuổi của mình cũng không biết thế nào đâu Nhưng dù thế nào mình cũng phải viết chục cuốn sách nữa, mình mới đi Văn Điển.

Một phần của tài liệu Nhà thơ XUÂN DIỆU (Trang 65)

nữa, mình mới đi Văn Điển.

II

Lần đầu tiên tôi gặp Xuân Diệu vào quãng cách đây hơn ba mươi năm. Dạo ấy, Xuân Diệu còn trẻ, mà tôi cũng chỉ là chú bé lên chín, lên mười, vừa lẫm chẫm bước chân vào làng thơ. Nói thế cho sang, cho oai, chứ thực tình lúc ấy, tôi chẳng có ý thức gì hết.

Tôi đến với thơ hồn nhiên như em bé đến với trò chơi. Nhưng khi gặp Xuân Diệu, thì tôi hiểu được rằng, thơ ca không bao giờ là trò chơi cả. Nó là một công việc sáng tạo cực nhọc. Có thể nói may mắn cho đời tôi là tôi đã sớm gặp Xuân Diệu. Không phải tôi đến với ông mà chính ông tìm đến với tôi. Trong quan hệ, ông đối xử với tôi rất bình đẳng. Nhưng trong sáng tác, ông coi tôi như một người bạn đồng nghiệp. Còn tôi thì luôn biết mình là một người học trò nhỏ bé của ông.

Xuân Diệu về nhà tôi vào năm 1968. Ông cùng Huy Cận dự Đại hội cháu ngoan Bác Hồ ở Nam Sách. Và trong đại hội ấy, tình cờ ông gặp tôi. Mãi sau này, tôi mới biết đó là cách sắp xếp, bố trí của các anh chị huyện Đoàn. Họ sợ tôi tự kiêu trước sự kiện hai nhà thơ lớn tìm đến nhà. ở cái thời ấy, người nào mang tiếng là tự kiêu thì coi như kẻ vô dụng, là đồ bỏ đi rồi. Xuân Diệu cùng tôi chơi trò đóng kịch dưới sự dàn dựng của các nhà đạo diễn không chuyên ở huyện Đoàn. Nhưng về đến Nam Sách, thì ông quên mất cái đại hội ầm ĩ tiếng trống ếch ấy. Nửa đêm ông lần về nhà tôi. Theo lời mẹ tôi kể, thì bác nhà báo đã mượn cây đèn bão, xách ra vườn, soi từng giàn trầu, gốc cau, luống mía và mấy cây bưởi. Xuân Diệu tìm gặp những nhân vật thân thuộc của tôi. Bác ấy kiểm tra xem mày nói có đúng không. Khổ, có thế nào thì cứ nói như thế, đừng đặt điều thêm ra, kẻo lại mang tiếng là mình ăn ở không thật thà. Thấy bác ấy kiểm tra, tao lo quá. Thế có làm sao không, hả con? Mà thôi, đừng có thơ phú gì nữa cho rắc rối ra. Cứ đi cày như bố mày là yên chuyện .

Mẹ tôi vẫn băn khoăn, lẩn mẩn không yên, cho mãi đến chiều hôm sau, Xuân Diệu cùng Huy Cận vui vẻ kéo tôi trở lại nhà. Lúc ấy đã xế chiều. Dân làng đổ đến nhà tôi để xem hai ông Tây. Trong lúc Huy Cận nói chuyện với bà con xã viên, thì Xuân Diệu kéo tôi ra ngoài. Ông ngồi bệt xuống góc sân trước cửa chuồng gà và bắt đầu chất vấn tôi. Mồ hôi ông vã đầm đìa, ướt đẫm cả cái áo sơ mi kẻ sọc. Xuân Diệu mở cuốn sổ thơ tôi mà ông chép tay, rồi bắt đầu đánh dấu, ghi chép. Tôi không biết ông có nghe tôi không. Thỉnh thoảng, gương mặt ông lại ngẩn ra, nom xa vợi như ông đang nghĩ đến một chuyện nào khác. Rồi ông thay kính liên tục, mỗi khi mồ hôi làm mờ mắt kính. Ông có đến hai cái kính để hai túi áo khác nhau. Cứ sau năm bảy phút, ông lại thay kính. Xuân Diệu dường như không có thói quen lau kính.

Trong chùm thơ tôi, ông đặc biệt chú ý bai Mưa.

Một phần của tài liệu Nhà thơ XUÂN DIỆU (Trang 65)

w