PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn : Vật lý Lớp : 7 Thời gian : 45 phút (Không kể thời gian giao đề) Năm học : 2009 – 2010 A. Ma trận: Nội dung Cấp độ nhân thức Tổng số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng 1 Vận dụng 2 TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Cấu tạo chất – Chuyển động phân tử I 1,2 1đ I 5 0,5đ II 1 2đ 4 3,5đ 2. Nhiệt năng – Sự truyền nhiệt I 3,4 1đ I 6 0,5đ II 2 2đ 4 3,5đ 3. Cơng thức tính nhiệt lượng – ptcb nhiệt II 3 3đ 1 3đ Tổng số câu 4 2 2 1 9 Tổng số điểm 2đ 1đ 4đ 3đ 10đ Tỉ lệ 20% 10% 40% 30% B. ĐỀ THI: I. Phần trắc nghiệm ( 3 điểm ). Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án trả lời mà em cho là đúng: 1. Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của chuyển động của phân tử chất lỏng? A. Hỗn độn; C. Không liên quan đến nhiệt độ; B. Không ngừng; D.Là nguyên nhân gây ra hiện tượng khuếch tán; 2. Khi đổ 50 cm 3 rượu vào 50 cm 3 nước ta thu được một hỗn hợp rượu – nước có thể tích: A. Bằng 100 cm 3 ; C. Nhỏ hơn 100 cm 3 B. Lớn hơn 100 cm 3 ; D. Cả A, B, C đều đúng; 3. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng? A. Nhiệt độ; B. Nhiệt năng; C. Khối lượng; D. Thể tích; 4. Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra: A. Chỉ ở chất lỏng; C. Chỉ ở chất lỏng và chất khí; B. Chỉ ở chất khí; D. Cả ở chất lỏng, chất khí và chất rắn; 5. Tại sao quả bóng bay dù buộc chặt để lâu ngày vẫn xẹp? A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại. B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bò thổi căng nó tự động co lại. C. Vì không khí nhẹ, nhỏ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài. D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài. 6. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải do chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử gây ra? A. Sự khuếch tán của đồng vào nước; B. Quả bóng bay dù buộc chặt vẫn xẹp dần theo thời gian; C. Sự tạo thành gió; D. Đường tan vào nước; II. Phần tự luận ( 7 điểm ) Câu 1: (2 điểm). Trình bày nội dung thuyết cấu tạo phân tử của các chất. Câu 2: (2 điểm). Một học sinh cho rằng: “Dù nóng hay lạnh, vật nào cũng có nhiệt năng”. Theo em nói như vậy có đúng không? Tại sao? Câu 3: (3 điểm). Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 500g chứa 2,5 lít nước ở 30 0 C. Muốn đun sôi ấm nước này cần một nhiệt lượng bằng bao nhiêu? Cho biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K, của nước là 4200J/kg.K. C. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN VẬT LÝ 8 – NĂM HỌC: 2009 – 2010 I. TRẮC NGHIỆM : Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Đáp án C C C C D C Điểm 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ II. TỰ LUẬN: Đáp án Biểu điểm Câu 1 : Nội dung của thuyết cấu tạo phân tử các chất: - Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử - Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. - Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. - Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. Câu 2 : Một học sinh cho rằng :” Dù nóng hay lạnh, vật nào cũng có nhiệt năng” . Kết luận này đúng . Vì : Vật nào cũng được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử mà các nguyên tử, phân tử này luôn chuyển động không ngừng nên chúng có động năng. Động năng của nguyên tử, phân tử gọi là nhiệt năng của vật Câu 3 : m 1 = 500g = 0,5kg c 1 = 880J/kg.K t 1 = 30 0 C ; t 2 = 1000C m 2 = 2,5l = 2,5kg c 2 = 4200J/kg.K Q = Q 1 + Q 2 = ? Giải: Nhiệt lượng thu vào của ấm nhôm là: 1 1 1 . . 0,5.880.70 30800( )Q m c t J= ∆ = = Nhiệt lượng thu vào của nước là: 2 2 2 . . 2,5.4200.70 735000( )Q m c t J= ∆ = = Nhiệt lượng cần cung cấp cho cả ấm và nước để sôi là: 1 2 30800 735000 765800( )Q Q Q J= + = + = Đáp số : 765 800J 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 1đ 1đ 0,5đ 0,75đ 0,75đ 0,5đ . riêng của nhôm là 88 0J/kg.K, của nước là 4200J/kg.K. C. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN VẬT LÝ 8 – NĂM HỌC: 2009 – 2010 I. TRẮC NGHIỆM : Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Đáp án C C C C D C Điểm. LUẬN: Đáp án Biểu điểm Câu 1 : Nội dung của thuyết cấu tạo phân tử các chất: - Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử - Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. -. = 0,5kg c 1 = 88 0J/kg.K t 1 = 30 0 C ; t 2 = 1000C m 2 = 2,5l = 2,5kg c 2 = 4200J/kg.K Q = Q 1 + Q 2 = ? Giải: Nhiệt lượng thu vào của ấm nhôm là: 1 1 1 . . 0,5 .88 0.70 3 080 0( )Q m c t J=