1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

MẠCH HỌC - PHÂN LOẠI MẠCH doc

9 220 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

MẠCH HỌC PHÂN LOẠI MẠCH Có nhiều cách phân chia các loại mạch, tùy quan điểm của các tác giả hoặc các trường phái.Trong tài liệu này, để rộng đường tham khảo, chúmg tôi trình bày các cách phân chia mạch theo các trường phái lớn để dễ nghiên cứu: - Theo ‘Nội Kinh’ (được coi là cổ nhất): Sách ‘Y Nguyên’ ghi: “Tinh xác của phép chẩn mạch không ai hơn sách ‘Nội Kinh’. Nội Kinh lấy 8 mạch PHÙ, TRẦM, HOÃN, CẤP, ĐẠI, TIỂU, HOẠT, SÁC để biện về biểu, lý, hàn, nhiệt, hư, thực, thuận, nghịch (Vì) mọi mạch Phù là bệnh ở dương, mọi mạch Trầm là bệnh ở âm, mọi mạch Cấp thì phần nhiều hàn, mọi mạch Hoãn thì phần nhiều nhiệt. Mạch Đại nhiều khí huyết, mạch Tiểu thì khí huyết đều ít. Hoạt là dương khí thịnh, Sác là âm huyết bị thiếu. Tức là trong 8 mạch phân ra làm 3 mức tương phản nhau (như loại Phù, Trầm, Hoạt, Sác), nhiều ít (như loại hơi Phù, Phù nhiều, hơi Trầm, Trầm nhiều), huyền tuyệt (như loại thái quá đến cấp 3, cấp 4 hoặc bất cập chỉ 1 chí, 2 chí, mất hẳn ) để xét bệnh tiến thoái, thuận nghịch, sống chết, lại không tinh và gọn hay sao?” - Thiên ‘Bát Mạch Yếu Chỉ Vi Cương” trong Cảnh Nhạc Toàn Thư chia 28 mạch ra làm 8 loại mạch chính là Phù, Trầm, Trì, Tế, Sác, Đại, Đoản, Trường còn 20 mạch kia thì quy nạp vào với 8 mạch chính này, gọi là kiêm mạch. - Sách ‘Lục Mạch Cương Lĩnh’ của Hoạt Thọ lại lấy 6 mạch làm gốc: Phù, Trầm, Trì, Sác, Hoạt, Sáp theo bảng dưới đây: 1- Nhóm Mạch PHÙ: gồm 6 mạch · Trầm mà rất hữu lực, như đè vào da trống là mạch CÁCH. · Phù mà vô lực, như lụa ngâm trong nước là mạch NHU. · Phù, Trầm hữu lực, mạch chắc dưới tay là mạch THỰC. · Phù, Trầm đều vô lực. nấp dưới tay thoang thoảng là HƯ. · Phù, Trầm, Đại, giữa rỗng ngoài chắc như ống lá hành là mạch KHÂU. 2- Nhóm Mạch TRẦM: gồm 5 mạch · Trầm mà rất hữu lực, đè tay sát xương mới thấy là PHỤC. · Trầm mà rất hữu lực, ở giữa khoảng Trầm và Phù là mạch LAO. · Trầm mà rất vô lực, tìm kỹ mới thấy được là mạch NHƯỢC. · 1 hơi thở 4 lần là mạch HOÃN. 3- Nhóm Mạch SÁC: gồm 4 mạch · Mạch Sác ở bộ quan, không có đầu đuôi là mạch ĐỘNG. · Mạch Sác, thường đứng dừng lại rồi lại đi là mạch XÚC. · 7 - 8 lần đến là mạch TẬT. 4- Nhóm Mạch TRÌ: gồm 4 mạch · Khi Trì, khi Sác, đứng lại có số nhất định là mạch ĐẠI (Đợi). · Đến không đều số, đè tay thấy Phù mà tán loạn là TÁN. · Mạch Hoãn mà có khi đứng lại là mạch KẾT. 5- Nhóm Mạch HOẠT: gồm 6 mạch · Như đè tay vào dây đàn là mạch HUYỀN. · Đi lại như xoắn dây là mạch KHẨN. · Không to không nhỏ như vót cần câu dài là mạch TRƯỜNG. · Đến thịnh đi suy, đến to đi dài là mạch HỒNG. · Như hình hột đậu, đụng tay vào xuống ngay là mạch ĐOẢN. 6- Nhóm Mạch SÁP: gồm 3 mạch · Rất nhỏ mà mềm, ấn tay vào muốn tuyệt là mạch VI. · Như mạch Vi mà rõ hơn là mạch TẾ. - Lý Sĩ Tài trong thiên ‘Tứ Mạch Cương Lĩnh’ lại chỉ quy về 4 mạch chính, gọi là Tứ Đại Mạch: Phù, Trầm, Trì, Sác. - Sách ‘Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu’ lại chia mạch ra làm 6 loại gồm: + Loại mạch Phù (có 6 mạch): Phù, Hồng, Nhu, Tán, Khâu, Cách. + Loại mạch Trầm (có 5 mạch): Trầm, Phục, Nhược, Lao, Huyền. + Loại mạch Sác (4 mạch): Sác, Xúc, Tật, Động. + Loại mạch Trì (4 mạch): Trì, Hoãn, Sáp, Kết. + Loại mạch Hư (5 mạch): Hư, Tế, Vi, Đại (Đợi), Đoản. + Loại mạch Thực (4 mạch): Thực, Hoạt, Khẩn, Trường. - Lê Hữu Trác trong tập ‘Y Gia Quan Miện’ (HTYTT. Lĩnh) lại chia mạch theo ÂM DƯƠNG: + Nhóm Dương: có 7 mạch: Phù, Hồng, Hoạt, Thực, Huyền, Khẩn, Hồng gọi là THẤT BIỂU MẠCH. + Nhóm Âm: có 8 mạch: Vi, Trầm, Trì, Hoãn, Sắc, Phục, Nhu và Nhược gọi là BÁT LÝ MẠCH. Nhóm còn lại gọi là CỬU ĐẠO MẠCH (9 mạch) gồm: Trường, Đoản, Hư, Kết, Đại (Đợi), Xúc, Tán, Động, Tế. BẢNG PHÂN LOẠI TÍNH CHẤT MẠCH YHCT (Theo sách ‘Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu’) Hình Thức Tính Chất Loại Mạch Ý Nghĩa Cách Phân Biệt Về vị trí nông sâu. Sóng mạch nổi lên trên hoặc Phù Trầm Để phân biệt bệnh ở biểu Ấn khẽ, vừa, mạnh mới chìm. hoặc lý. thấy. Về cường độ đập. Xem chấn động mạch mạnh, yếu. Hư Thực Để nhận ra sự thịnh suy của tà và chính khí. Mạch đập có lực hoặc không có lực. Về tốc độ mạch đập. Tần số mạch nhanh hoặc chậm. Trì Sác Để nhận ra chứng hàn hoặc nhiệt. Phân biệt theo hơi thở thầy thuốc hoặc đồng hồ. Về nhịp đập. Mạch đập đều hay không. Kết Xúc Đại (Đợi) Để nhận ra khí có lưu thông hoặc không. Theo mức độ đập đều hoặc không đều. Về thể tích mạch. Sóng mạch lớn hay nhỏ. Hồng (Đại) Tế (Tiểu) Để nhận ra khí huyết suy hoặc thịnh. Theo thể to hoặc nhỏ của mạch. Về hình thái sóng mạch. a- Độ đập lưu loát, sóng mạch rõ, đều. Hoạt Sáp Để nhận ra từng trạng thái bệnh lý của tạng phủ khí huyết , đờm trệ. Qua cảm giác về từng hình thù của các sóng mạch. b- Độ dài, yếu. c- Độ căng, cứng. Trường, Đoản, Huyền, Khẩn, Tán. . Loại mạch Phù (có 6 mạch) : Phù, Hồng, Nhu, Tán, Khâu, Cách. + Loại mạch Trầm (có 5 mạch) : Trầm, Phục, Nhược, Lao, Huyền. + Loại mạch Sác (4 mạch) : Sác, Xúc, Tật, Động. + Loại mạch Trì (4 mạch) :. được là mạch NHƯỢC. · 1 hơi thở 4 lần là mạch HOÃN. 3- Nhóm Mạch SÁC: gồm 4 mạch · Mạch Sác ở bộ quan, không có đầu đuôi là mạch ĐỘNG. · Mạch Sác, thường đứng dừng lại rồi lại đi là mạch XÚC dài là mạch HỒNG. · Như hình hột đậu, đụng tay vào xuống ngay là mạch ĐOẢN. 6- Nhóm Mạch SÁP: gồm 3 mạch · Rất nhỏ mà mềm, ấn tay vào muốn tuyệt là mạch VI. · Như mạch Vi mà rõ hơn là mạch

Ngày đăng: 09/07/2014, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w