1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tiết 129 Kiểm tra phần thơ

2 456 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

KIỂM TRA VĂN (PHẦN THƠ ) Thời gian: 45’ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4đ) Chọn câu trả lời đúng nhất Câu 1: Hình ảnh con cò trong bài thơ cùng tên của Chế Lan Viên có ý nghĩa biểu tượng gì? a. Biểu tượng cho cuộc sống khó nhọc trước kia b. Biểu tượng cho cuộc sống vất vả hôm nay c. Biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam d. Biểu tượng cho tấm lòng người mẹ và lời mẹ ru Câu 2: Câu thơ nào sau đây có ý nghĩa đúc kết một chân lí, một qui luật? a. Cò một mình, cò phải kiếm ăn/ Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ b. Con ngủ yên thì cò cũng ngủ/ Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi c. Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con d. Cho cả sắc trời/ Đến hát/ Quanh nôi Câu 3: Dòng nào sau đây nói đúng về hình ảnh “con chim hót”, “cành hoa”, “nốt trầm xao xuyến”? a. Là những gì đẹp nhất của mùa xuân b. Là những gì nhỏ bé trong cuộc sống c. Là những gì đẹp nhất mà mỗi người muốn có d. Là mong muốn khiêm nhường và tha thiết của nhà thơ Câu 4: Ý nào sau đây nhận xét đúng về bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương? a. Thể thơ 5 chữ, giọng điệu thiết tha, rạo rực, nhiều hình ảnh thiên nhiên giàu sức gợi cảm b. Thể thơ 5 chữ, nhạc điệu trong sáng thiết tha, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, gợi cảm và những so sánh ẩn dụ sáng tạo c. Thể thơ 8 chữ, giọng điệu trang trọng, tha thiết, thành kính, nhiều hình ảnh ẩn dụ, gợi cảm, lời thơ bình dị d. Thể thơ tự do, hình thức đối thoại lồng trong độc thoại, hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng Câu 5: Trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh, hình ảnh thiên nhiên vào thời điểm giao mùa hạ - thu có đặc điểm gì? a. Sôi động náo nhiệt b. Bình lặng, ngưng đọng c. Xôn xao, rộn rã d. Nhẹ nhàng, giao cảm Câu 6: Cách gọi “người đồng mình” trong bài thơ dùng chỉ đối tượng nào? a. Những người ở cùng làng b. Những người cùng thôn xã c. Những người cùng nhà Võ Văn Nhân – Giáo viên THPT Tân Lâm thực hiện Họ tên: Lớp 9A d. Những người sống cùng miền đất, quê hương Câu 7: Bài thơ “Mây và sóng” (Tagor) gợi cho ta suy ngẫm điều gì trong cuộc sống? a. Thế giới thật bao la với vô vàn những điều hấp dẫn mà ta chẳng thể cảm nhận hết b. Niềm vui, hạnh phúc chẳng phải điều gì bí ẩn, xa xôi mà ở ngay chính cõi đời này và do chính con người tạo nên c. Để từ chối những cám dỗ trong cuộc đời, cần có những điểm tựa vững chắc mà tình mẫu tử là một trong những điểm tựa ấy. d. Gồm 2 ý b và c Câu 8: Bài thơ “Nói với con” có giọng điệu: a. Sôi nổi, mạnh mẽ b. Ca ngợi, hùng hồn c. Tâm tình, tha thiết d. Trầm tĩnh, răn dạy PHẦN TỰ LUẬN: (6đ) Anh (chị) trình bày những cảm nhận của mình về đoạn thơ sau: Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng (“Mùa xuân nho nhỏ” - Thanh Hải) • Lưu ý: Học sinh không được sử dụng tài liệu trong làm bài dưới bất kì hình thức nào. Hết Võ Văn Nhân – Giáo viên THPT Tân Lâm thực hiện . KIỂM TRA VĂN (PHẦN THƠ ) Thời gian: 45’ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4đ) Chọn câu trả lời đúng nhất Câu 1: Hình ảnh con cò trong bài thơ cùng tên của Chế Lan Viên có ý. nhà thơ Câu 4: Ý nào sau đây nhận xét đúng về bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương? a. Thể thơ 5 chữ, giọng điệu thiết tha, rạo rực, nhiều hình ảnh thiên nhiên giàu sức gợi cảm b. Thể thơ. và những so sánh ẩn dụ sáng tạo c. Thể thơ 8 chữ, giọng điệu trang trọng, tha thiết, thành kính, nhiều hình ảnh ẩn dụ, gợi cảm, lời thơ bình dị d. Thể thơ tự do, hình thức đối thoại lồng trong

Ngày đăng: 09/07/2014, 19:00

Xem thêm: Tiết 129 Kiểm tra phần thơ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w