Bài thu hoạch môn quản trị thương hiệu pps

10 849 10
Bài thu hoạch môn quản trị thương hiệu pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chương I: Tổng quan về thương hiệu. 1. Khái niệm thương hiệu. Là dấu hiệu để nhận biết sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp. Là phần hồn của doanh nghiệp Là uy tín của doanh nghiệp Là hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng Là niềm tin mà khách hàng dành cho doanh nghiệp THEO HIỆP HỘI HOA KỲ: Thương hiệu là một cái tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ, hay tổng hợp tất cả các yếu tố kể trên nhằm xác định một sản phẩm hay dịch vụ của một (hay một nhóm) người bán và phân biệt các sản phẩm (dịch vụ) đó với các đối thủ cạnh tranh. _Có thể nói thương hiệu là hình thức thể hiện bên ngoài, tạo ra ấn tượng, thể hiện cái bên trong (cho sản phẩm hoặc doanh nghiệp). Thương hiệu tạo ra nhận thức và niềm tin cảu người tiêu dùng đối với sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng. Giá trị của một thương hiệu là triền vọng lợi nhuận mà thương hiệu đó có thể đem lại cho nhà đầu tư trong tương lai. Nói cách khác thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp. THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA: Cần phân biệt thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm với thương hiệu quốc gia (hay còn gọi là nhãn sản phẩm quốc gia) là loại thương hiệu dùng cho sản phẩm của một nước, thường do tổ chức xúc tiến thương mại của nước đó chủ trì, phát hành, nhằm quảng bá hính ảnh quốc gia thông qua sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Các yếu tố cấu thành thương hiệu. _Thành phần cảm xúc: + sự liên tưởng về công ty + Văn hóa ( vùng SX) + Hình ảnh đại diện + Sự thể hiện địa vị xã hội của khách hàng + Quan hệ giữa khách hàng và thương hiệu. + Tính cách thương hiệu. + Biểu tượng + Tính cách. _Thành phần chức năng Functional (sản phẩm) + Các thuộc tính. + Chất lượng sản phẩm. + Công dụng sản phẩm. Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu. Nhãn hiệu là tên gọi, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối hợp giữa chúng để xác SP/DV của một DN. Nhãn hiệu là một bộ phận của thương hiệu. So sánh nhãn hiệu và thương hiệu. Nhãn hiệu Thương hiệu Có giá trị cụ thể và là tài sản hữu hình Trừu tượng và là tài sản vô hình Hiện diện trong văn bản pháp luật Hiện diện trong tâm trí người tiêu dung Doanh nghiệp đăng ký, cơ quan chức năng công nhận và được bảo hộ Doanh nghiệp xây dựng, người tiêu dung chấp nhận. Xây dựng dựa trên luật pháp quốc gia. Xây dựng dựa vào tổ chức Doanh nghiệp Là phần hữu hình/ xác của doanh nghiệp Là phần hồn của doanh nghiệp Được tạo ra trong thời gian tương đối ngắn- được bảo hộ trong khoảng thời gian nhất định(10-15 năm) Phải xây dựng tương đối lâu, thương hiệu sẽ tồn tại mãi nếu như xây dựng tốt Có thể làm giả, nhái Không thể làm giả, nhái Được công nhận trong sổ sách kế toán Ít được công nhân trong sổ sách Nhận dạng thương hiệu nhờ vào:  Tên  Biểu tượng  Khẩu hiệu  Âm thanh  Màu sắc  Bao bì  Mẫu mã, thiết kế  Kiểu dáng (names) (logo) (slogan) (jingle) (colour) (package) (design) (style) Phần xác của doanh nghiệp Phần hồn của thương hiệu: Là những gì mà khách hàng liên tưởng đến khi nhắc đến tên sản phẩm. Đó là hình ảnh tổng quát về sản phẩm và doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. Vì thế thương hiệu trong tâm trí khách hàng thuộc về khách hàng chứ không thuộc về doanh nghiệp. Yếu tố cấu thành Phần đọc được Phần không đọc được T Chương 2: Tầm nhìn và sứ mạng của thương hiệu. 1. Tầm nhìn là gì?  Là định hướng/ viễn vọng  Tương lai  Là chủ đích mong muốn vươn tới. Vậy tầm nhìn thương hiệu sẽ là:  Là một thông điệp ngắn ngọn và xuyên suốt định hướng thương hiệu mà doanh nghiệp mong muốn gởi tới cho mọi người  Là một định hướng cho tương lai, một khát vọng mà thương hiệu muốn đạt tới. Nó có ý nghĩa của một điều lý tưởng.  Là những gì mà bạn muốn khách hàng cảm nhận về thương hiệu của bạn trong tương lai.  Là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Thông điệp của Prudential VietNam “Với phương châm “Luôn luôn lắng nghe. Luôn luôn thấu hiểu.”, chúng tôi nhận thức được rằng chỉ khi lắng nghe, chúng tôi mới thực sự thấu hiểu được nhu cầu của khách hàng. Từ đó, chúng tôi mới có thể cung cấp các sản phẩm và dịch vụ hoàn hảo đáp ứng được các nhu cầu của họ.” Vai trò của tầm nhìn thương hiệu Như một thấu kính hội tụ tất cả sức mạnh của một thương hiệu vào một điểm ở tương lai. Vai trò của tầm nhìn giống như một thấu kính hội tụ tất cả sức mạnh của một thương hiệu vào một điểm chung. Doanh nghiệp thông qua tầm nhìn sẽ định hướng được đâu là việc cần làm và đâu là việc không cần làm của một thương hiệu. Tầm nhìn thương hiệu của Tập đoàn khách sạn Sofitel ngắn gọn nhưng đã thể hiện được khát vọng trở thành một tiêu chuẩn của sự tuyệt hảo: “Được công nhận là thước đo của sự tuyệt hảo trong ngành khách sạn rất cao cấp trên thế giới” Tầm nhìn thương hiệu của IBM thể hiện vị thế dẫn đầu của mình trong ngành công nghệ cao: “Tại IBM, chúng tôi phấn đấu để luôn giữ vị trí một công ty dẫn đầu về sáng tạo và phát triển trong ngành công nghiệp công nghệ cao, bao gồm hệ thống máy tính, phần mềm, hệ thống mạng, thiết bị lưu trữ, và vi điện tử. Chúng tôi truyển tải công nghệ cao sang giá trị thiết thực cho khách hàng thông qua các giải pháp và dịch vụ chuyên nghiệp trên toàn thế giới”. Đây là tầm nhìn được vị chủ tịch mới của IBM, Low Gerster lập ra vào đầu thập niên 90 khi IBM gặp phải rất nhiều vấn đề nghiêm trọng. “ Điều đầu tiên tôi cần làm ngay lập tức là xây dựng một tầm nhìn mới cho IBM” Thương hiệu cá nhân là gì? Ngày nay, khái niệm thương hiệu không chỉ gắn với sản phẩm mà có thể gắn vời bất kỳ chủ thể nào: tổ chức, địa đanh thậm chí cả con người. Có thể nói, mọi thứ đều có thương hiệu. Chẳng hạn người ta sử dụng từ Lasvegas cho điểm cờ bạc, phố Wall cho trung tâm tài chính, thung lũng Silicon cho các trung tâm phần mềm. Madona cho những phụ nữ gợi tình và bốc lửa Như vậy Lasvegas, phố Wall, Madona đã là những thương hiệu. Cũng giống như thương hiệu hàng hóa, thương hiệu cá nhân là giá trị của một cá nhân giúp phân biệt cá nhân đó với những người khác. Thương hiệu cá nhân không chỉ đơn thuần là gây dựng một hình ảnh ra thế giới bên ngoài mà nó còn là sự tự nhận thức về các điểm mạnh, điểm yếu, kỹ năng, cảm xúc cũng như cách sử dụng các yếu tố đó để tạo nên sự khác biệt cho bản thân và định hướng cho các quyết định của cá nhân đó. Ngày nay, thương hiệu cá nhân đã và đang trở thành một yếu tố thiết yếu để đạt tới một sự thành công chuyên nghiệp. Tại sao phải xây dựng thương hiệu cá nhân? Thương hiệu cá nhân mang lại cho người sở hữu nhiều lợi ích. Hiểu bản thân tốt hơn, giúp tăng sự tự tin và tính khẳng định. Quá trình phát triển thương hiệu cá nhân chính là quá trình "truyền bá" những thông điệp, khắng định những giá trị cá nhân của bạn. Xây dựng được một thương hiệu cá nhân thành công cũng đồng nghĩa với việc bạn có một công cụ hữu ích để kiểm soát bản thân mình. Tạo sự khác biệt. Một khi bạn đã tạo dựng được thương hiệu cho riêng mình thì đó chính là một công cụ hữu hiệu giúp phân biệt bạn với đồng nghiệp và các đối thủ cạnh tranh. Mang lại những lợi ích cụ thể trong ngắn hạn cũng như dài hạn (có công việc tốt hơn, ôn định, tăng thu nhập, mở rộng lĩnh vực kinh doanh ). Mục đích cuối cùng của xây dựng thương hiệu doanh nghiệp hay thương hiệu cá nhân cũng đều là sự phát triển bền vững, là lợi nhuận. Khi bạn đã có một thương hiệu nổi tiếng, đương nhiên bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn trong lĩnh vực hoạt động của mình. Chẳng hạn, khi cần tư vấn tài chính người ta sẽ tìm đến anh A, muốn có được tư vấn về quản lý người ta sẽ đến gặp chị B Xây dựng thương hiệu cá nhân như thế nào? Bước 1: Xác định thương hiệu riêng Để xây dựng thương hiệu cá nhân, cần định hướng rõ ràng. Hãy suy nghĩ xem bạn muốn cuộc sống của bạn sẽ thế nào trong 1, 2, 3 hay 5 năm tới. Các mục tiêu cần được xác định tập trung, trọng điểm, cụ thể và sát thực. Ngạn ngữ có câu: "Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng". Xây đựng thương hiệu cá nhân cũng vậy. Để xác định được một thương hiệu phù hợp và thành công cần phải hiểu rõ về bản thân mình cũng như về đối thủ cạnh tranh. Nếu bạn là người năng động và hướng ngoại, bạn sẽ khó thành công với những công việc có thể dự đoán trước, những gì quá ổn định. Ngược lại, nếu bạn là người ưa ổn định, bạn sẽ thất bại khi hướng đến một môi trường đòi hỏi tính năng động, sáng tạo và khả năng thích nghi cao. Để hiểu rõ hơn nội dung của bước này, hãy giả sử hiện bạn đang là một chuyên viên tài chính và bạn định hướng sẽ trở thành người điều hành của một tập đoàn tài chính trong tương lai. Việc định hướng này là dựa trên cơ sở bạn tự đánh giá năng lực, môi trường làm việc cũng như trình độ học vân của bạn và cũng là nhằm khẳng định mình, mong muốn có cơ hội được thể nghiệm những gì bạn khao khát được thực hiện nhằm mang lại lợi ích tối đa cho Công ty cũng như cho bản thân. Để đạt được mục đích đó, bạn xác định các mục tiêu ngắn hạn, ví dụ: sau 5 năm phải đạt đến một vị trí quản lý cấp thấp (trưởng phòng), sau 10 năm đạt đến cấp cao hơn (ví dụ thành viên Ban giám đốc) và sau 15 năm phải đạt đến vị trí cao nhất - Giám đốc điều hành Để đạt được từng mục tiêu, bạn phải xây đựng cho mình một chương trình hành động cụ thế. Bạn đánh giá xem liệu rang có những đối thủ cạnh tranh nào cũng đang nhằm tới mục tiêu của bạn. Bạn cần phải tìm được điểm khác biệt của bạn so với họ, phân tích những thuận lợi, khó khăn trong quá trình phấn đấu đạt đến các mục tiêu. Bạn cần làm thế nào để the hiện được là mình hội đủ các khả năng và tố chất để có thể trở thành người lãnh đạo tập đoàn hơn những ứng viên khác. Bước 2: Biểu đạt và thể hiện thương hiệu Một khi bạn đã hiểu về bản thân mình, về đối thủ cạnh tranh, đã xây dựng được những mục tiêu, bạn có thể dễ đàng xác định một tổ hợp các công cụ liên kết giúp bạn mang hình ảnh, tuyên ngôn của mình đến công chúng một cách hiệu quả nhất. Đó có thể là những bài báo viết, các bài phát biểu, các buổi thuyết trình Bạn cần đánh giá tất cả các phương tiện đế chọn ra tổ hợp thích hợp nhất nhằm đạt đến nhóm công chúng hướng đích của mình. Tổ hợp đó có thề thay đổi tuỳ thuộc mục tiêu của bạn ở từng giai đoạn nhất định. Mỗi hành động của bạn cần được gắn với thương hiệu cá nhân của bạn. Khi bạn có một buổi thuyết trình, khi tham gia một cuộc họp, khi viết một bản báo cáo, hoặc ngay cả trong những bữa ăn, xin bạn đừng quên thương hiệu của mình. Mặt khác, cần thường xuyên đánh giá những việc bạn đã làm những thủ pháp bạn đã sử dụng xem chúng có nhất quán với thương hiệu của bạn hay không. Hãy sử dụng lịch in hay một cuốn sổ tay để liệt kê những việc cần làm và phải luôn chắc chắn rằng mọi việc bạn làm phải gắn với bản chất thương hiệu của bạn. Đó là cách để giữ cho thương hiệu của bạn luôn rõ ràng, nhất quán và ổn định. Bước 3: Đánh giá và liên hệ Bạn phải định lượng được thương hiệu của mình, phải phát triển các phương tiện liên kết đê đến được với nhóm công chúng mục tiêu. Nhưng bạn sẽ đo lường sự thành công của thương hiệu cá nhân như thế nào? Điểm mấu chốt là phải thu thập những thông tin phản hồi. Nếu bạn làm việc cho một công ty hãy sử dụng hệ thống đánh giá công việc của Công ty, thu nhận những phản hồi từ người quản lý, từ những đồng nghiệp. Hãy tham vấn những người mà bạn tin rằng họ sẽ đưa ra những nhận xét trung thực nhất. Nếu bạn là một nhà tư vấn, hãy gửi cho khách hàng của bạn mẫu nhận xét qua từng dự án. Thu thập các thông tin phản hồi trên trang web cá nhân của bạn. Hãy cố gắng thu thập càng nhiều thông tin càng tốt vì điều đó giúp bạn nhận thức rõ hơn về thương hiệu cá nhân của mình. Trong một thế giới mà bất kỳ cái gì cũng đều gắn với một thương hiệu thì bạn cũng nên nghĩ tới thuật ngữ đó cho riêng mình. Hãy xây dựng và nuôi dưỡng thương hiệu cá nhân của bạn - yếu tố giúp bạn luôn thành công trên con đường sự nghiệp của mình. Tầm nhìn thương hiệu là trọng tâm của một chiến lược thương hiệu: Khi đã có một tầm nhìn cho tương lai của một thương hiệu, trách nhiệm của nhà lãnh đạo là phải truyền tải tầm nhìn này đến mọi thành viên của tổ chức, biến nó thành một tầm nhìn chung được chia sẻ bởi tất cả mọi người. Tầm nhìn thương hiệu phải đạt được các tiêu chuẩn - Thống nhất một mục tiêu xuyên suốt của công ty ở mọi cấp - Tạo sự nhất quán trong việc lãnh đạo - Động viên tinh thần nhân viên và quản lý - Định hướng sử dụng nguồn tài nguyên - Tạo tiền đề cho việc xây dựng mục tiêu và chỉ tiêu trong cùng một định hướng. Sứ mạng thương hiệu Sứ mạng của một thương hiệu là khái niệm dùng để chỉ mục đích của thương hiệu đó, lý do và ý nghĩa của sự ra đời và tồn tại của nó. Việc xác định một bản tuyên bố sứ mạng đúng đắn đóng vai trò rất quan trọng cho sự thành công của một thương hiệu. Trước hết, nó tạo cơ sở quan trọng cho việc lựa chọn đúng đắn các mục tiêu và chiến lược của công ty, mặt khác nó có tác dụng tạo lập và củng cố hình ảnh của thương hiệu trước công chúng xã hội, cũng như tạo ra sự hấp dấn đến các đối tượng liên quan (khách hàng, cổ đông, đại lý, nhà cung cấp, ngân hàng, chính phủ…) Một doanh nghiệp hiểu rõ sứ mạng của mình sẽ có nhiều cơ hội để thành công hơn doanh nghiệp không thể hiện rõ lý do về sự hiện hữu của mình. Một bản tuyên bố sứ mạng tốt phải được xây dựng trên cơ sở định hướng khách hàng, cho thấy ý nghĩ, lợi ích của sản phẩm, dịch vụ và hoạt động của công ty đối với khách hàng. Sứ mạng công ty cần dựa trên nền tảng là khung hình 3 chiều của Dereck F.Abell về trọng tâm của hoạt động kinh doanh. 9 nhân tố cấu thành chủ yếu của một bản tuyên bố về sứ mạng Khách hàng: Ai là người tiêu thụ sản phẩm của công ty? Johnson & Johnson “Chúng tôi tin rằng trách nhiệm hàng đầu của mình là đối với các bác sĩ, y tá, bệnh nhân, các bà mẹ và tất cả những người khác, họ sử dụng sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi” Sản phẩm hay dịch vụ: dịch vụ hay sản phẩm chính của công ty là gì? Sứ mạng của Standard Oil Company “Standard Oil tiến hành sản xuất và kinh doanh dầu thô, khí đốt tự nhiên và khí đốt tự nhiên hóa lỏng, sản xuất sản phẩm chất lượng cao cho xã hội từ các nguyên vật liệu này, phân phối và tiêu thụ các sản phẩm, cung cấp các dịch vụ liên hệ đáng tin cậy với mức giá hợp lý cho người tiêu thụ” Thị trường:Công ty cạnh tranh ở đâu? Sứ mạng của Corning Glass Works “Chúng tôi cống hiến cho sự thành công hòan toàn của công ty Corning Glass Works như là một công ty cạnh tranh toàn cầu” Công nghệ: Công nghệ có phải là mối quan tâm hàng đầu của công ty hay không ? Sứ mạng của Control Data “Control Data kinh doanh công nghệ điện tóan và vi điện tử ứng dụng trong 2 lĩnh vực tổng quát. Phần cứng liên hệ đến điện tóan, các dịch vụ hỗ trợ trong ngành điện tóan bao gồm việc xử lý bằng máy vi tính, thông tin, giáo dục và tài chính” Quan tâm đến sự sống còn, phát triển và khả năng sinh lời: Công ty có ràng buộc với các mục tiêu kinh tế hay không? Sứ mạng của Nhà xuất bản Mc Grawhill “Phục vụ nhu cầu toàn cầu đối với sự hiểu biết ở mức lợi nhuận hợp lý bằng cách thu thập, đánh giá, sản xuất và phân phối các thông tin có giá trị để làm lợi cho độc giả, nhân viên, tác giả, nhà đầu tư và xã hội” Triết lý: Đâu là niềm tin cơ bản, giá trị, nguyện vọng và các triết lý của công ty ? Sứ mạng Mary Kay Comestics “Tất cả triết lý của Mary Kay dựa trên qui luật vàng: Tinh thần chia sẻ và quan tâm, nơi đó con người sẵn sàng biếu tặng thời gian, kiến thức và kinh nghiệm của họ” Tự đánh giá: năng lực đặc biệt hoặc ưu thế cạnh tranh chủ yếu của công ty là gì? Sứ mạng của Crown Zellerbach “Crown Zellerbach vượt đối thủ cạnh tranh bằng cách giải phóng những khả năng hữu ích và sáng tạo cùng với năng lực tiềm tàng của mỗi nhân viên” Hình ảnh cộng đồng: Hình ảnh cộng đồng có phải là mối quan tâm chủ yếu của công ty hay không? Sứ mạng của Công ty hóa chất Dow Chemical “Chia sẻ trách nhiệm đối với thế giới trong việc bảo vệ môi trường” Quan tâm đến nhân viên: Thái độ của công ty đối với nhân viên như thế nào? Sứ mạng của Tập đoàn The Wachovia Corporation “Tuyển mộ, phát triển, kích thích, khen thưởng và duy trì những nhân viên có khả năng đặc biệt, cung cấp cho họ những điều kiện làm việc thuận lợi, sự lãnh đạo tốt, trả lương dựa vào thành tích và công việc, chương trình phúc lợi có khả năng thu hút cao, cơ hội thăng tiến và mức độ cao của sự bảo đảm công ăn việc làm” Sứ mạng của viettel “trở thành nhà cung cấp viễn thông hàng đầu tại Việt nam và có tên tuổi trên thế giới. Để hiện thực hóa mục tiêu đó, Viettel Telecom sẽ tiếp tục đầu tư mạnh cho mạng lưới kỹ thuật, mạng lưới kinh doanh, đồng thời nâng cao công tác chăm sóc khách hàng nhằm cung cấp cho khách hàng các dịch vụ đa dạng, hấp dẫn với chất lượng tốt nhất và giá cước hợp lý nhất”. . và thương hiệu. Nhãn hiệu là tên gọi, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối hợp giữa chúng để xác SP/DV của một DN. Nhãn hiệu là một bộ phận của thương hiệu. So sánh nhãn hiệu và thương hiệu. Nhãn hiệu. những thương hiệu. Cũng giống như thương hiệu hàng hóa, thương hiệu cá nhân là giá trị của một cá nhân giúp phân biệt cá nhân đó với những người khác. Thương hiệu cá nhân không chỉ đơn thu n. Giá trị của một thương hiệu là triền vọng lợi nhuận mà thương hiệu đó có thể đem lại cho nhà đầu tư trong tương lai. Nói cách khác thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp. THƯƠNG HIỆU

Ngày đăng: 09/07/2014, 16:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan