NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ KINH LẠC MẠCH - Phần 2 - NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ KINH BIỆT pdf

8 341 2
NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ KINH LẠC MẠCH - Phần 2 - NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ KINH BIỆT pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ KINH LẠC MẠCH Phần 2 NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ KINH BIỆT -Điều Trị + “Điều trị các kinh Biệt, nếu chỗ tà khí đi qua mà không gây ra bệnh thì dùng phép Mậu Thích” [châm ở lạc mạch nghịch với bên bệnh] (TVấn 63, 24). + “Nếu tà khí khách ở Kinh thì dùng phép ‘Cự Thích’” [đau bên phải châm bên trái của kinh bệnh ](TVấn 63, 6). + “Hoàng Đế hỏi: “Xin nói cho Ta biết: Tại sao trong phép Mậu Thích, bệnh ở bên trái lại châm ở bên phải, bên phải bệnh lại châm ở bên trái Mậu Thích với Cự Thích khác nhau ra sao?” - Kỳ Bá trả lời: “Tà khách ở kinh, bên trái thịnh thì bên phải mắc bệnh, bên phải thịnh thì bên trái mắc bệnh. Nhưng cũng có khi thay đổi. Bên trái đau chưa khỏi mà mạch bên phải đã mắc bệnh, như vậy, phải dùng phép Cự Thích, nhưng phải châm cho trúng Kinh mạch chứ không phải Lạc mạch. Cho nên bệnh ở Lạc mạch, sự đau đớn khác với Kinh mạch cho nên gọi là Mậu Thích”(TVấn 63, 5-6). -Cách Châm + Đau bên phải châm bên trái và ngược lại (TVấn 63, 8). + Thường dùng huyệt Tỉnh + A Thị Huyệt. Vì Mậu Thích liên hệ với Lạc Mạch (Kinh Cân), trong điều trị kinh Cân thường dùng đến A Thị Huyệt do đó khi châm Mậu Thích, thường kèm theo dùng A Thị Huyệt. +”Quan sát ở bì bộ (vùng da), thấy có huyệt Lạc hiện lên, đều phải châm hết. Đó là phương pháp Mậu Thích” (TVấn 63, 30). Thiên ‘Mậu Thích’ từ câu 7 - 23, nêu lên 16 trường hợp thực tiễn áp dụng Mậu Thích, trong đó, thường xử dụng công thức: + Châm huyệt Tỉnh của đường kinh liên hệ với bệnh chứng. + Châm theo Mậu Thích (châm bên không đau - bệnh bên phải châm bên trái và ngược lại). * Trường Hợp 1: “Tà khách ở Lạc của kinh thủ Thiếu Dương làm cho người ta bị chứng hầu tý (họng sưng đau), lưỡi co lại, miệng khô, tâm phiền, phía ngoài cánh tay đau, tay không thể giơ lên đầu được. Châm ở phía trên móng ngón tay giữa và ngón thứ 4, cách gốc móng bằng lá hẹ, châm 1 nốt [Vương Băng chú rằng đây là Tỉnh huyệt của kinh Tam Tiêu - Quan Xung). Tráng niên thì khỏi ngay, người lớn tuổi thì 1 lát sẽ khỏi. Bệnh bên trái châm bên phải, bệnh bên phải châm bên trái. Bệnh mới phát, châm vài ngày là khỏi” (TVấn 63, 9). * Trường Hợp 2: “Tà khách ở lạc của kinh túc Dương Minh, làm cho người ta bị chảy máu cam, châm ở chỗ thịt giáp liền với móng 2 ngón chân giữa và ngón thứ 2 (Vương Băng chú rằng đó là huyệt Tỉnh của kinh Vị tức huyệt Lệ Đoài, châm 1 nốt. Bệnh bên trái châm bên phải, bệnh bên phải châm bên trái” (TVấn 63, 19) Tóm lại, dựa theo Nội Kinh Tố Vấn, khi điều trị Kinh Biệt thường theo các nguyên tắc sau: a- Do Tà Khí: · Châm huyệt Tỉnh của kinh bệnh và kinh có quan hệ Biểu Lý (Phía đối (nghịch) với bên bệnh - tức là theo Mậu Thích). · Châm huyệt Du của kinh bệnh và kinh có quan hệ Biểu Lý (ở phía bên bệnh). b-Do Nội Nhân: · Huyệt Khích của kinh bệnh. · Huyệt Bổ của kinh bệnh. · Huyệt dựa theo đường vận hành kinh Biệt (tuần kinh thủ huyệt). NGUYÊN TẮC TRỊ LIỆU KINH CÂN Thiên ‘Bì Bộ Luận’ ghi: “Phàm Lạc Mạch của 12 Kinh đều hiện ra vùng bì (da)” (TVấn 56, 9). Nói cách khác huyệt của các Lạc ở bên ngoài thuộc về kinh Cân. Do đó điều trị Lạc mạch (tức phần Dương của cơ thể) theo ý của thiên ‘Thọ Yểu Cương Nhu’: “ Nếu Âm bệnh ở tại Dương phận thì châm huyệt ở Lạc mạch” (LKhu 6, 6), chủ yếu là trị về kinh Cân. Khi điều trị kinh Cân: + Cách chung cần tìm cho được những điểm đau (A Thị Huyệt) để châm và châm lần lượt các A Thị Huyệt cho đến khi có hiệu quả thì thôi. (Chi tiết điều trị, xin xem ở mục Điều Trị của từng đường kinh). + Dùng phép Phần Châm + Kiếp Thích: sau khi châm xong phối hợp thêm cứu. Thiên ‘Kinh Cân’ (LKhu 11) hướng dẫn: · Kinh Cân Túc: Cứu (Phần châm ) + A Thị Huyệt. · Kinh Cân Thủ: Cứu (Phần châm) + Kiếp Thích. (Ghi chú: theo Linh Khu: Kiếp thích là đoạt khí nhanh). Tuy nhiên nên phân ra 2 trường hợp sau: 1- Thực: Tà khí xâm nhập vào Kinh Cân, da thịt làm cho Kinh Cân bị Thực mà phần Lý bên trong ( gân xương = Kinh Chính) bị hư (Tà khí thịnh thì chính khí suy) . Trường hợp này điều trị bằng cách: Tả A Thị Huyệt Kinh Cân + Châm và cứu Bổ Kinh Chính 2- Hư: Tà khí sau khi vào kinh Cân chuyển vào kinh Chính làm cho kinh Chính bị Thực mà kinh Cân lại bị Hư. Trường hợp này điều trị bằng cách: Tả Kinh Chính + Châm và Cứu Kinh Cân (Xem thêm chi tiết ở từng đường kinh). Nếu dựa vào phép châm theo mùa mà thiên ‘Tứ Thời Khí’ (Linh Khu 19) hướng dẫn, có thể lập thành phác đồ sau: Mùa Vùng Cơ Thể Đường Kinh Chứng Bệnh & Châm Cứu Xuân Bì Phu Kinh Cân * Thực: Châm A Thị Huyệt. Bổ Kinh Chính Hạ Nhục Kinh Cân * Hư: dùn phép Cứu Tả Kinh Chính Thu Cơ Kinh Chính Âm: huyệt Kinh và Du. Đông Xương Kinh Chính Dương: huyệt Hợp Như vậy, điều trị ở kinh Cân, phải chú ý đến: + Vùng cơ thể: bì phu, cơ nhục. + Tình trạng Hư, Thực. Cần chú ý đến các hướng dẫn của thiên ‘Thọ Yểu Cương Nhu’ như sau: (“Thầy thuốc phải thẩm đoán về Âm Dương để biết cách xử trí vê việc châm, phải nắm được gốc bệnh bắt nguồn từ đâu để cho việc châm thuận được cái lý của nó ” (Linh Khu 6, 3). (“Do đó ta biết được rằng bên trong có Âm Dương thì bên ngoài cũng có Âm Dương” (Linh Khu 6, 4). (“Cho nên mới nói rằng nếu Âm bệnh ở tại Âm phận thì châm huyệt Vinh (Huỳnh) và huyệt Du thuộc Âm, nếu dương bệnh ở tại Dương phận thì châm huyệt Hợp thuộc Dương, nếu Dương bệnh ở tại Âm phận thì châm huyệt Kinh thuộc Âm, Nếu Âm bệnh ở tại Dương phận thì châm huyệt ở Lạc mạch” (LKhu 6, 6). . NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ KINH LẠC MẠCH Phần 2 NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ KINH BIỆT - iều Trị + Điều trị các kinh Biệt, nếu chỗ tà khí đi qua mà không gây ra bệnh thì dùng phép Mậu Thích” [châm ở lạc. theo Nội Kinh Tố Vấn, khi điều trị Kinh Biệt thường theo các nguyên tắc sau: a- Do Tà Khí: · Châm huyệt Tỉnh của kinh bệnh và kinh có quan hệ Biểu Lý (Phía đối (nghịch) với bên bệnh - tức là. Thích, nhưng phải châm cho trúng Kinh mạch chứ không phải Lạc mạch. Cho nên bệnh ở Lạc mạch, sự đau đớn khác với Kinh mạch cho nên gọi là Mậu Thích”(TVấn 63, 5-6 ). -Cách Châm + Đau bên phải châm

Ngày đăng: 09/07/2014, 13:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan