Lịch sử văn minh Ấn Độ CHƯƠNG III (C) pdf

22 538 0
Lịch sử văn minh Ấn Độ CHƯƠNG III (C) pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Will Durant Lịch sử văn minh Ấn Độ Người dịch: Nguyễn Hiến Lê CHƯƠNG III (C) VII. ĐẠI VƯƠNG AKBAR Tamerlan – Babur – Humayun – Akbar – Cách trị dân của ông – Tính tình ông – Che chở nghệ thuật – Mê triết lí – Có thiện cảm với Ấn giáo và Ki Tô giáo – Tôn giáo mới của ông – Những ngày cuối cùng trong đời ông Chính quyền nào thì cũng hủ hoá vì như Shelley đã nói, quyền hành làm đồi truỵ những cái gì đụng chạm tới nó. Những lạm dụng thái quá của các vua Delhi riết rồi làm cho toàn dân – chẳng những dân Ấn mà cả dân Hồi nữa – oán ghét họ. Khi một bọn xâm lăng mới cũng từ phương Bắc xuống – luôn luôn như vậy – thì các vua Hồi bị đánh bại một cách dễ dàng cũng y như hồi xưa dân Ấn bị họ đánh bại. Người thắng họ đầu tiên là Tamerlan – gọi là Timur-i-lang thì đúng hơn – một người Thổ cho Hồi giáo là một lợi khí chiến tranh và tự xưng là hậu duệ của Gengis Khan (Thành Cát Tư Hãn) để được rợ Mông Cổ giúp sức. Khi đã chiếm được ngai vàng xứ Samarcande, ông ta muốn vơ vét cho được nhiều vàng hơn nữa và một hôm nghĩ ra rằng Ấn Độ hãy còn đầy bọn tà giáo, nghĩa là chưa theo Hồi giáo. Các tướng lãnh của ông biết sự dũng cảm của bọn Hồi, nên còn do dự, tâu với ông rằng tụi tà giáo đó [tức dân Ấn] đương ở dưới cái ách của Hồi giáo rồi. Các Mullah [1] thuộc làu làu kinh Coran [Thánh kinh của Hồi giáo] bèn đọc một thánh thi, thiên khải: “Ôi, Giáo Tổ [tức Mahomed], phải đem quân tấn công tụi tà giáo không thờ ta đi, trừng trị chúng thật gắt đi”. Thế là Timur-i-lang nghe lời Chúa dạy, vượt sông Indus, tàn sát hoặc bắt làm tù binh hết thảy những kẻ nào không trốn thoát, đánh tan đạo quân của vua Hồi Mahmud Tughlak, chiếm Delhi, thản nhiên hạ sát trăm ngàn tù binh, cướp bóc tất cả các của cải mà triều đại A Phú Hãn [2] đã tích luỹ, rồi trở về Samarcande với một đoàn phụ nữ, nô lệ, tới đâu cũng gây cảnh hỗn loạn, đói kém và rắc bệnh dịch hạch cho dân chúng. Khi quân đội ông ta rút về rồi, các vua Hồi ở Delhi lại trở lên ngai vàng, tiếp tục bóp nặn dân Ấn thêm một thế kỉ nữa, tới khi bị xâm lăng hẳn. Babur, người sáng lập triều đại Mông Cổ [3] không kém Đại đế Hy Lạp Alexandre về can đảm và sức cám dỗ. Ông ta khôn khéo như tổ tiên ông là Timur và Gengis Khan, hai cái mầm tai hoạ của châu Á đó, nhưng không tàn nhẫn như họ. Có thể nói rằng sự quá dồi dào về sinh lực thể chất cũng như tinh thần làm cho ông khổ. Không thể ngồi yên được, phải chiến đấu, săn bắn, đi khắp nơi, không nghỉ, trong năm phút chỉ dùng một tay mà giết được năm quân thù, điều đó đối với ông chỉ là một trò chơi. Có lần trong hai ngày, ông ta phi ngựa hai trăm năm mươi sáu cây số, hai lần lội qua sông Gange, và khi về già ông nhớ lại thì ra từ hồi mười một tuổi, không bao giờ giữ nguyệt trai Ramadan [4] ở một nơi tới hai lần. Trong tập Hồi kí của ông bắt đầu như sau: “Năm mười hai tuổi ta làm vua xứ Ferghana”. Mười lăm tuổi ông bao vây rồi hạ được thành Samarcande, nhưng rồi lại phải bỏ vì không đủ tiền trả quân lính; ông suýt chết vì bệnh, phải trốn trong rừng một thời gian, rồi chỉ cầm đầu hai trăm bốn chục quân, ông chiếm lại được thành; lại mất thành một lần nữa vì có kẻ phản, phải sống hai năm trong cảnh nghèo tại một nơi hẻo lánh, đã có ý muốn rút về Trung Hoa sống một đời nông dân, nhưng rồi ông cũng tập hợp được một đạo quân mới, truyền tinh thần dũng cảm cho binh sĩ và chiếm được Kaboul. Năm đó ông hai mươi hai tuổi [5]. Chỉ có mười hai ngàn quân, một số kị binh thiện chiến, ông ta thắng được trăm ngàn quân của vua Hồi Ibrahim ở Panipat, giết hàng ngàn tù binh, chiếm Delhi, sáng lập ở đó một triều đại đáng coi là vẻ vang nhất, thi hành được nhiều ân huệ nhất trong số các triều đại ngoại nhân đã đô hộ Ấn Độ. Ông sống bốn năm yên ổn ở Delhi, làm nhiều bài thơ rất hay, viết hồi kí và mất hồi bốn mươi bảy tuổi, nhưng cứ xét những hoạt động cùng mạo hiểm của ông thì bốn mươi bảy năm đó cũng bằng trên một trăm năm. Con trai ông, Humayun nhu nhược và do dự quá, chỉ mê ả phù dung nên không tiếp tục sự nghiệp của ông được. Một thủ lãnh A Phú Hãn tên là Sher thắng ông trong hai trận huyết chiến và trong một thời gian lại thống trị Ấn Độ, Sher Shah tuy đủ tư cách giữ truyền thống Hồi là giết người như ngoé, nhưng cho xây cất lại Delhi, tỏ ra hiểu nghệ thuật kiến trúc lắm, lại cải cách nền hành chánh, dọn đường cho chính quyền sáng suốt của Akbar. Hai “Shar” [6] nữa tầm thường, giữ ngôi báu trong mười năm, rồi Humayun sau mười hai năm lang thang cực khổ, tổ chức được một đạo quân ở Ba Tư, trở vô Ấn Độ, khôi phục lại được ngai vàng. Tám tháng sau, từ sân thượng thư viện, ông té xuống mà bỏ mạng. Trong hồi ông phiêu bạt, cực khổ, bà vợ sinh được một người con trai, mà ông thành kính lựa tên Muhammad để đặt cho, nhưng sau này sử Ấn Độ chỉ gọi là Akbar, nghĩa là “tối đại”. Trời cho Muhammad đủ những tài đức để thành một vĩ nhân, và cơ hồ như tổ tiên ông cũng đồng tình hợp lực để ông được hưởng mọi di truyền tốt vì ông là hậu duệ của Babur, Timur và Gengis Khan. Ông có vô số sư phó nhưng không chịu học ai cả, ngay đến tập đọc cũng không chịu. Chỉ thích những môn thể thao nguy hiểm, tập sự nghề làm vua bằng cách phi ngựa, chơi polo [mã cầu: cưỡi ngựa mà đánh cầu], trị những con voi dữ nhất, lúc nào cũng sẵn sàng đi săn sư tử, cọp, không ngại một sự khó nhọc, một nỗi nguy hiểm nào. Cũng như mọi “hảo hán” Thổ, ông giết người mà không tởm. Hồi mười bốn tuổi, để được xứng với cái tôn hiệu Ghazi – “Sát tà đạo” – ông huơ gươm chém một nhát rụng đầu một tù nhân Ấn. Đó, con người sau này thành một ông vua hiền minh nhất, có học thức nhất trong lịch sử nhân loại, hồi trẻ dã man như vậy đó [7]. Mười tám tuổi, ông không cần viên phụ chánh nữa, đích thân nắm hết mọi quyền hành, cai trị lấy thần dân. Lúc đó giang sơn của ông gồm khoảng một phần tám Ấn Độ: một dải đất rộng trung bình khoảng năm trăm cây số, từ Multan tới biên giới Tây Bắc và tới Bénarès. Ông tham lam vô cùng như ông nội ông, tận lực mở rộng đất đai, và sau nhiều chiến dịch tàn khốc, chiếm được toàn cõi Ấn Độ, trừ tiểu quốc Rajpute ở Mewar. Trở về Delhi, cởi xong binh giáp, ông bắt tay liền vào việc tổ chức lại đế quốc. Ông dùng chính sách chuyên chế, đích thân bổ nhiệm mọi quan lại lớn nhỏ, cả tại những tỉnh hẻo lánh nhất. Ông có bốn quan cận thần: một vị tể tướng gọi là Vakir, một bộ trưởng tài chính , đôi khi gọi là Vazir (Vizier), có khi gọi là Diwan, một Triều trưởng gọi là Bakhshi, và một Giáo trưởng, gọi là Sadr, làm chủ Hồi giáo ở Ấn Độ. Uy tín ông càng tăng, càng vững nhờ truyền thống, ông càng rút bớt quân đội đi, sau chỉ còn giữ một đạo quân thường bị là hai mươi lăm ngàn người thôi. Khi hữu sự, các võ quan tỉnh trưởng mộ thêm quân để tăng cường quân số nhỏ nhoi đó, nhưng phương tiện đó bấp bênh và chính sách đó làm cho Đế quốc Mông Cổ dưới thời Aureng-Zeb dễ sụp đổ [8]. Các viên tỉnh trưởng và thuộc hạ ăn cắp, ăn hối lộ tới nỗi ông phải bỏ già nửa thì giờ vào việc trị tham nhũng. Ông hết sức tiết kiệm trong mọi chi tiêu của triều đình và cung điện tới nỗi định giá lấy thực phẩm, vật liệu và nhân công cung cấp cho quốc gia. Khi ông băng, trong quốc khố còn dư một số bằng khoảng một tỉ Mĩ kim ngày nay và đế quốc ông mạnh nhất thế giới. Luật pháp rất nghiêm, thuế tuy nặng nhưng không bằng trước. Thuế điền thổ bằng từ một phần sáu tới một phần ba số thu gặt được, mỗi năm được khoảng hai tỉ quan. Nhà vua nắm trong tay cả ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp, là tối cao thẩm phán, ông phải bỏ ra nhiều thì giờ xử những vụ quan trọng nhất. Ông ban các đạo luật cấm tảo hôn, cấm bắt quả phụ phải hoả thiêu theo chồng, cho quả phụ được tái giá, bỏ chế độ nô lệ, cấm giết sinh vật để tế thần, tôn giáo nào cũng được tự do, có tài thì làm nghề nào cũng được, không phân biệt nòi giống và tôn giáo, bãi bỏ thuế thân mà các vua Hồi thời trước đánh vào những người Ấn không theo Hồi giáo. Khi ông mới lên ngôi, còn dùng hình phạt chặt tay chặt chân, nhưng về cuối đời ông, hình luật Ấn có lẽ nhẹ hơn hết ở thế kỉ XVI. Các quốc gia mới thành lập, bắt đầu phải dùng chính sách cường bạo, rồi nếu được an ổn thì lần lần chính sách hoá ôn hoà hơn, tự do hơn. Muhammad Akbar (1542-1605) (http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/0/0e/AkbarM.jpg) Nhưng tư cách, cá tính cương cường của một quốc trưởng thường là nguyên nhân suy nhược của chính quyền. Chế độ chúng tôi vừa mới miêu tả chỉ dựa trên những tài đức siêu phàm của Akbar, cho nên khi ông băng rồi, chế độ tự nhiên lung lay. Ông nuôi nhiều sử quan quá và tự nhiên, bọn này hết sức ca tụng ông, khen ông có đủ mọi đức: võ sĩ bậc nhất, kị sĩ bậc nhất, rồi về kiếm thuật, kiến trúc, môn nào cũng vào hạng nhất, dong mạo thì đường bệ, oai phong không ai bằng. Sự thực, cánh tay ông dài quá, chân vòng kiềng, mắt ti hí như mọi người Mông Cổ khác, đầu lúc nào cũng nghiêng qua bên trái và có một nốt ruồi ở trên mũi. Nhưng bề ngoài coi cũng đẹp, nhờ sạch sẽ, nghiêm trang, bình tĩnh, cặp mắt sáng ngời “như mặt biển dưới ánh nắng” (lời một người đồng thời), tia mắt rọi vào ai thì có thể làm cho người đó sợ run lên, như Vandamme run trước Napoléon. Y phục giản dị: một cái mũ chụp, một chiếc áo ngắn, một chiếc quần bằng gấm thêu, vài món châu báu, đi chân không. Không thích ăn thịt, về già thường bảo: “Không nên dùng bao tử của mình làm cái mồ chôn sinh vật”. Nhưng lực lưỡng, ý chí mạnh, giỏi về các môn thể thao kịch liệt, một ngày đi bộ được sáu chục cây số như chơi. Ông ta mê chơi “polo”, chế tạo một trái cầu chiếu sáng để chơi ban đêm. Ông được di truyền những bản năng tàn bạo của tổ tiên, và hồi trẻ, ông rất có thể giải quyết một chuyện khó xử bằng thủ đoạn ám sát, cũng như các vua theo Ki Tô giáo thời đó. Nhưng lần lần ông biết cách ngồi lên hoả diệm sơn của ông [9] – như tổng thống Wilson[10] nói – và nhờ tinh thần công bằng, rất hiếm thấy trong hạng vua chúa phương Đông, ông vượt hẳn lên trên các nhà cầm quyền đương thời. Firishta bảo: “Đức khoan hồng của ông vô biên, tới nỗi có thể nói là khinh suất nữa”. Ông nhân từ, bố thí rất nhiều, hoà nhã với mọi người, nhất là với người nghèo. Một nhà truyền giáo Dòng Tên bảo: “Ông hoan hỉ nhận những tặng vật nhỏ mọn của người nghèo, đưa tay đỡ lấy, đặt vào lòng, còn những bảo vật các nhà quí phái dâng ông thì ông không tỏ vẻ trịnh trọng như vậy”. Một người đương thời bảo ông hơi điên khùng, có người lại bảo ông u uất tới cái mức thành bệnh. Có thể ông uống rượu một cách điều độ, và hút thuốc phiện; thân phụ ông và các con ông cũng có những tật đó nhưng phóng túng hơn ông [11]. Hậu cung của ông cũng lớn, xứng với đế quốc ông, người ta kể lại rằng “ở Agra và Fathpur- Sikri, hoàng thượng có ngàn thớt voi, ba mươi ngàn [12] con ngựa, một ngàn bốn trăm con hoẵng nuôi đã thuần và tám trăm cung nữ”. Nhưng hình như ông không đam mê nhục dục. Ông có nhiều vợ, nhưng đó chỉ là vấn đề chính trị, các vua Rajpute tặng công chúa cho ông thì ông nhận để làm vui lòng họ, mà họ chống đỡ ngai vàng cho ông; từ hồi đó, các vua Mông Cổ đều lai Ấn hết. Một người Rajpute thành nguyên soái của ông và một rajah làm tể tướng cho ông. Mộng của ông là đoàn kết Ấn Độ. Ông không có cái óc thực tế và tinh mật một cách thản nhiên như César hay Napoléon; mê siêu hình học, và nếu ông bị cướp ngôi thì rất có thể sống một đời ẩn sĩ theo thần bí giáo. Óc ông lúc nào cũng hoạt động, lúc rảnh thì sáng chế cái này, cải thiện cái kia. Như Harounal-Rashid [13], có lần ông cải trang, vi hành ban đêm và trở về cung, trong đầu đầy những ý nghĩ cải cách. Bận rộn vì bao công việc rắc rối, mà ông vẫn có thì giờ thu thập được một thư viện quan trọng gồm toàn những bản viết tay rất đẹp, khắc tỉ mỉ, công trình của những thư sĩ (người viết chữ tốt) mà ông coi là những nghệ sĩ ngang hàng với các hoạ sĩ, kiến trúc sư làm vẻ vang cho triều đại ông. Ông khinh thuật in, cho là máy móc, không phát hiện được tài hoa của mỗi người, và ông liệng bỏ những mẫu ấn loát của phương Tây mà các tu sĩ Dòng Tên đã lựa chọn để tặng ông. Thư viện của ông chỉ có hai mươi bốn ngàn cuốn, nhưng những người cố đánh giá những vật vô giá, sản phẩm của tinh thần đó, phỏng định giá trị là non chín chục triệu quan tiền Pháp [14]. Ông rộng rãi tưởng lệ các thi sĩ, rất quí mến thi sĩ Ấn Birbal, vời về triều, phong làm tướng quân, nhưng ra trận, tướng quân ta đại bại, chạy dài, chẳng nên thơ chút nào cả và bị địch giết, tội nghiệp [15]. Akbar bảo các văn sĩ ở triều dịch các danh tác về văn học, lịch sử và khoa học Ấn Độ ra tiếng Ba Tư, ngôn ngữ chính thức hồi đó, ông đích thân coi sóc công việc dịch anh hùng ca dài vô tận Mahabharata [16]. Nhờ sự bảo trợ và khuyến khích của ông mà mọi nghệ thuật đều toàn thịnh. Thời đó là một trong những thời rực rỡ của nhạc, thơ; và hoạ (cả hoạ Ấn lẫn hoạ Ba Tư), một lần nữa, lên tới tuyệt đỉnh. Ở Agra ông sai dựng một thành luỹ danh tiếng, trong thành có năm trăm toà nhà, lâu đài mà người đương thời cho là đẹp nhất thế giới. Nhưng vua Ba Tư Jehan hung hăng sai đập phá hết và bây giờ các công trình kiến trúc thời Akbar chỉ lưu lại ít tàn phế, như mộ Humayun ở Delhi và vài di tích ở Fathpur-Sikri, nơi có phần mộ của nhà tu hành khổ hạnh Shaik Salim Chisti – bạn thân của Akbar, phần mộ đó là một trong những công trình kiến trúc đẹp nhất của Ấn Độ. Đáng quí hơn nữa, Akbar còn thích suy cứu về triết lí. Vị đế vương quyền uy cơ hồ trùm thiên hạ đó trong thâm tâm muốn thành một triết gia, cũng gần như các triết gia ước ao được thành đế vương và trách Thiên ý thật kì cục, chính mình đáng được thống trị thiên hạ thì lại không cho mình lên ngai vàng. Sau khi chinh phục thế giới rồi, Akbar đau khổ thấy mình không sao hiểu nổi nó. Ông bảo: “Mặc dầu tôi làm chủ tể một đế quốc mênh mông, có đủ quyền uy, nhưng cái chí cao chí đại chính là thuận ý Thượng Đế, mà óc tôi lại thấy ngượng nghịu khi tiếp xúc với tất cả các giáo phái, các tín ngưỡng đó, thì làm sao tôi có thể thích việc cai trị thần dân được? Tôi mong có ai tới giúp tôi cởi những thắc mắc của lương tâm tôi… Tôi thích những cuộc đàm đạo về triết lí tới nỗi quên cả những công việc khác và tôi phải gắng sức tự kiềm chế mình, đừng mãi miết với triết lí để khỏi sao nhãng bổn phận trị dân”. Badaoni bảo: “Từng đoàn các nhà bác học khắp các nước, từng đoàn các nhà hiền triết trong mọi tôn giáo, mọi giáo phái lại triều đình và được nhà vua tiếp riêng. Sau khi điều tra, tìm tòi suốt ngày thâu đêm, các nhà đó họp nhau đàm luận về các vấn đề khoa học rất khó hiểu, về các tế nhị của sự mặc thị, về các điều kì dị trong lịch sử, trong thiên nhiên”. Akbar bảo: “Phần cao cả của con người ở trong cái bảo vật là lí trí”. Các triết gia thường rất chú ý tới tôn giáo, ông cũng vậy. Vì chăm chú đọc anh hùng ca Mahabharata và thân mật đàm đạo với các hiền triết, thi sĩ Ấn Độ, riết rồi ông thích nghiên cứu các tôn giáo Ấn. Ít nhất là trong một thời gian ông tin thuyết luân hồi, có lần ông ra trước công chúng mà trên trán mang dấu hiệu của Ấn giáo, làm cho các cận thần Hồi của ông khó chịu, ngạc nhiên. Ông biết tỏ ra ân cần, hoà nhã với mọi tín ngưỡng: ông bận một chiếc áo lót và đeo chiếc dây lưng thiêng liêng của đạo Zoroastre (ở Ba Tư) nên các tín đồ Zoroastre thích ông; ông theo lời yêu cầu của tín đồ đạo Jaïn, không đi săn nữa và mỗi tháng cấm sát sinh vài ngày. Khi ông mới nghe thấy nói về một tôn giáo gọi là Ki Tô giáo mà người Bồ Đào Nha tới buôn bán ở Goa truyền bá vô Ấn Độ, ông sai một sứ giả tới yêu cầu các nhà truyền giáo phái Pauliste [một giáo phái Ki Tô giáo, theo giáo lí của Thánh Paul] ở Goa, phái tới ông hai tu sĩ uyên bác nhất. Sau có vài tu sĩ Dòng Tên tới Delhi thuyết giáo làm cho ông thích chúa Ki Tô và ông bảo các thư kí của ông dịch Tân Ước cho ông. Ông cho phép các tu sĩ Dòng Tên tự do truyền đạo và nhờ họ dạy hoàng tử nữa. Vào cái thời mà ở Pháp, các tín đồ Công giáo tàn sát tín đồ Tin Lành, thời mà ở Anh [dưới triều nữ hoàng Elizaberh] tín đồ Tin Lành tàn sát tín đồ Công giáo, cái thời mà Pháp đình tôn giáo xử tử Do Thái ở Y Pha Nho, mà Giordano Burno [17] bị thiêu ở Ý, thì Akbar mời đại biểu tất cả các tôn giáo ở Ấn Độ dự một hội nghị, cho họ được an ổn hành đạo, ban hành những sắc lệnh về tự do tín ngưỡng, tự do thờ phụng, và để tỏ mình trung lập trong vấn đề đó, cưới những bà vợ theo các đạo Bà La Môn, Phật và Hồi. Khi lửa lòng tuổi trẻ đã dịu rồi, nỗi vui nhất của ông là được đàm luận ung dung về các vấn đề tôn giáo. Ông bỏ hết các tín điều của đạo Hồi, làm cho các thần dân Hồi của ông bất bình mà không dám nói ra, trách ông là thiên vị. Thánh François Xavier có lẽ nói hơi quá rằng: “Ông vua đó từ bỏ hẳn, đã diệt nguỵ đạo của Mahomet. Trong đô thị đó không còn lấy một giáo đường [...]... lẫy của Ấn Độ, mặc dầu có một nạn đói tàn phá Ấn Độ dữ dội chưa từng thấy Ông vua xa xỉ và kiêu căng đó có tài năng, tuy làm phí rất nhiều sinh mạng của dân trong các chiến tranh với ngoại quốc, nhưng bảo vệ được cảnh thái bình trong nước suốt một thế hệ Đúng như một nhà cai trị Anh ở Bombay, Mounstuart Elphinstone đã viết: Những người trông thấy tình trạng Ấn Độ ngày nay có ý nghi ngờ các văn sĩ của... người Ấn đặc biệt quí trọng, thực là chửi vào mặt toàn dân Ấn Ông cấm người Ấn thờ phụng thần thánh của họ, kẻ nào không cải đạo theo Hồi giáo thì phải đóng một thứ thuế thân nặng Hậu quả của thái độ cuồng tín đó là hàng ngàn ngôi đền bị tàn phá, thế là nghệ thuật Ấn trong cả ngàn năm bị mai một, và những di tích còn lưu lại ngày nay không thể cho ta một ý niệm đúng về cảnh huy hoàng đẹp đẽ của Ấn Độ. .. Nhờ vậy ông thành một nhà bác học không biết chữ, yêu văn chương, nghệ thuật và tặng những số tiền rất lớn để khuyến khích những ngành đó [8] Quân đội Mông Cổ lúc đó, về pháo binh mạnh nhất Ấn Độ, nhưng không bằng châu Âu được Akbar không kiếm được những đại bác tốt hơn, sự thua sút đó, cộng thêm với sự suy đồi của những người kế tiếp ông làm cho Ấn Độ bị người Âu xâm chiếm [9] Nghĩa là tự chủ, nén được... vét những nguồn lợi của Ấn Độ Ít lâu sau họ chở súng tới để chiếm đế quốc mênh mông mà thiên tài của hai dân tộc Ấn và Hồi đã liên hiệp nhau để tạo nên một nền văn minh vào bậc lớn nhất thế giới đó [1] Các giáo sĩ Hồi giáo (Goldfish) [2] Vì Mahmud trước kia vốn là vua tiểu quốc Ghazni, ở Đông A Phú Hãn (ND) [3] Mogol, Mongol, hoặc Mogul Sự thực họ là những người Thổ, những người Ấn xưa kia và ngày nay... sai phá hủy hết các đền chùa của bọn “dị giáo”, suốt nửa thế kỉ cầm quyền, ông tìm mọi cách diệt hết các tôn giáo khác ở Ấn Độ Ông ra lệnh cho các tỉnh trưởng, quan lại triệt hạ hết các đền Ấn Độ, các nhà thờ Ki Tô giáo, đập hết các ngẫu tượng[22] và đóng cửa hết các trường học Ấn Chỉ trong một năm, riêng tại Amber, đã có sáu mươi ngôi đền bị phá huỷ; ông cho triệt hạ ở Chitor sáu mươi ba đền, ở Udaipur... hiệu Mông Cổ có nghĩa là “sư tử”; chính tên thực của ông vua Mông Cổ đầu tiên cai trị Ấn Độ là Zahiru-d-Din Muhammad [4] Ramdan là tháng chín âm lịch Hồi, trọn tháng đó, tín đồ Hồi giáo nào cũng phải nhịn ăn từ khi mặt trời mọc tới khi mặt trời lặn, ban đêm tha hồ ăn gì cũng được (ND) [5] Sách in hai mươi tuổi, tôi sửa lại thành hai mươi hai tuổi theo bản tiếng Anh: twenty-second year (Goldfish) [6]... được kế thừa ngôi báu và đế quốc mênh mông của ông Thực đáng buồn cho ông vua công bằng nhất, minh triết nhất của châu Á VIII ĐẾ QUỐC MÔNG CỔ SUY TÀN Con cái các vĩ nhân – Jehangir – Shah Jehan – Sự xa hoa lộng lẫy của ông – Ông mất ngôi – Aureng Zeb – Sự cuồng tín của ông – Cái chết của ông – Người Anh tới Ấn Các con của Akbar trước kia mong từng ngày cho ông chết, nay thấy rằng khó mà giữ được đế... như một con quỉ và trốn chui trốn nhủi khi thấy bóng bọn quan đi thu thuế Dưới triều đại Aureng-Zeb, đế quốc Mông Cổ đạt tới mức thịnh nhất ở Ấn Độ và lan rộng tới miền Deccan; nhưng sự cường thịnh đó không đâm rễ sâu vào lòng dân nên khi bị quân thù hơi mạnh tấn công thì nó tan rã liền Chính Aureng-Zeb trong mấy năm cuối đời nhận thấy óc hẹp hòi, ngu tín của mình đã làm hại sự nghiệp của tổ tiên Mấy... Công giáo cãi nhau, thì ông trách cả hai bên, bảo rằng phải thờ Thượng Đế một cách sáng suốt, thông minh chứ không nên nhắm mắt theo một lối mặc khải tưởng tượng nào đó Ông bảo: “Mỗi người tuỳ theo tôn giáo, xứ sở của mình mà gọi Đấng Tối Cao bằng một tên nào đó, nhưng sự thực, làm sao có thể đặt tên cho Đấng Bất Khả Tri được” Như vậy là có lẽ ông chịu ảnh hưởng của các Upanishad Một hôm, một số người... vượng huy hoàng của Ấn thời xưa; nhưng những châu thành bỏ hoang, những cung điện đổ nát, những thuỷ lộ huỷ hoại, những hồ nước và đê đập mà thỉnh thoảng chúng ta gặp trong rừng, những mặt đường hư hỏng, di tích các giếng nước, các trạm trú chân trên những quốc lộ thời xưa, tất cả những cái đó, với những thiên kí sự của các du khách thời xưa đủ cho chúng ta tin rằng các sử gia Ấn không thêu dệt đâu . Will Durant Lịch sử văn minh Ấn Độ Người dịch: Nguyễn Hiến Lê CHƯƠNG III (C) VII. ĐẠI VƯƠNG AKBAR Tamerlan – Babur – Humayun – Akbar –. địch giết, tội nghiệp [15]. Akbar bảo các văn sĩ ở triều dịch các danh tác về văn học, lịch sử và khoa học Ấn Độ ra tiếng Ba Tư, ngôn ngữ chính thức hồi đó, ông đích thân coi sóc công việc. tôn giáo khác ở Ấn Độ. Ông ra lệnh cho các tỉnh trưởng, quan lại triệt hạ hết các đền Ấn Độ, các nhà thờ Ki Tô giáo, đập hết các ngẫu tượng [22] và đóng cửa hết các trường học Ấn. Chỉ trong

Ngày đăng: 09/07/2014, 12:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan