Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 35 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
35
Dung lượng
349,49 KB
Nội dung
Will Durant Lịch sử văn minh Ấn Độ Người dịch: Nguyễn Hiến Lê CHƯƠNG VI (tt) 1. TRIẾT HỆ NYAYA Một nhà luận lí Ấn Độ Nếu chúng ta sắp các triết hệ “Bà La Môn” theo một thứ tự hợp lí (vì chúng ta không biết chắc thứ tự thời gian, vả lại xét về nét chính thì các triết hệ đó đồng thời với nhau), sắp như vậy thì chúng ta có thể đặt một loạt học thuyết về luận lí lên hàng đầu, các học thuyết đó trải ra tới hai ngàn năm. Nyaya là luận lí học, con đường đưa tới kết luận. Tác phẩm nỗi danh nhất của phái đó là cuốn Nyaya-sutra, theo truyền thuyết là của một người trong dòng họ Gautama mà có người bảo là sống ở thế kỉ thứ III trước Công nguyên, có người lại bảo ở thế kỉ thứ I sau Công nguyên. Cũng như mọi tư tưởng gia Ấn Độ, tác giả cuốn đó nói ngay ở đầu cuốn sách rằng ông ta muốn chỉ cách đạt cảnh Niết Bàn, diệt được mọi dục vọng, và muốn vậy phải suy tư cho sáng sủa, mạch lạc, nhưng chúng tôi ngờ rằng ông chỉ muốn viết một cuốn kim chỉ nam giản tiện để giúp thiên hạ đấu khẩu trong các tranh luận triết lí thôi. Ông đặt ra các qui tắc nghị luận, trình bày những thuật tranh luận và kê những lỗi lầm lý luận nhiều người thường mắc phải nhất. Như Aristote, ông cho phép tam-đoạn-luận là nồng cốt của thuật lí luận và theo ông thì cái nút, cái yếu điểm ở trung đoạn (đoạn giữa) [1]; cũng như William James, ông cho tri thức và tư tưởng là những khí cụ thực dụng, ích lợi cho chúng ta: muốn xét giá trị của nó thì cứ xem nó có nhiều khả năng giúp ta thành công trong các hành động không, nghĩa là hiệu quả quyết định giá trị của phương pháp. Ông là con người thực tế, và chắc chắn ông không khi nào bảo rằng ngày nào mà không ai nghĩ tới vũ trụ nữa thì lúc đó vũ trụ sẽ không còn. Các người đi trước ông trong phái Nyaya có lẽ là những người chủ trương vô thần; còn những người kế tiếp ông sẽ là những nhà theo tri thức luận. Gautama đã cho Ấn Độ một bộ “luận lí toàn thư” [2] để tìm tòi và suy tư và một số từ ngữ triết phong phú. 2. TRIẾT HỆ VAISHESHIKA Démocrite ở Ấn Gautama là Aristote của Ấn Độ mà Kanada là Démocrite của Hi lạp. Vì tên ông kì cục, có nghĩa là “người ăn nguyên tử” nên có người ngờ rằng ông chỉ là một nhân vật hoang đường do các sử gia tưởng tượng. Dù sao thì cái thời đại triết hệ Vaisheshika xuất hiện cũng không được chính xác: người ta bảo có thể là từ 300 trước Công nguyên tới 800 sau Công nguyên. Tên của triết hệ đó do từ ngữ vishesha có nghĩa là đặc chất (hay đặc thù: particularité): theo Kanada thì vũ trụ gồm vô số vật khác nhau nhưng vật nào cũng chỉ là những tổ hợp nguyên tử cả. Chỉ hình thức là thay đổi, còn các nguyên tử là bất diệt. Ông giống Démocrite tới nỗi bảo rằng ngoài “các nguyên tử và cái chân không ra” không có gì hết ráo; mà các nguyên tử vận hành chẳng do ý chí của một đấng thần linh nào cả, chỉ do một năng lực vô hình – gọi là Adrishta (vô kiến). Trò đời vẫn vậy, cha cấp tiến thì con lại bảo thủ chẳng ai bằng, cho nên những môn đệ cuối cùng của phái Vaisheshika (thắng luận) không thể giảng được tại sao một năng lực mù quáng lại làm cho vũ trụ hỗn độn hoá ra có trật tự, hoá ra nhất thể được, bèn tưởng tượng rằng song song với thế giới nguyên tử tất phải có một thế giới gồm những linh hồn nhỏ li ti, và có một Thượng Đế toàn minh chỉ huy cả hai thế giới đó. Vậy là thuyết “hoà điệu tiền định” (harmonie préetablie) của Leibniz chẳng phải chỉ mới xuất hiện gần đây. 3. TRIẾT HỆ SANKHYA Một triết hệ rất nổi danh – Phần siêu hình học – Sự tiến hoá của triết hệ đó – Vô thần luận – Duy tâm luận – Tinh thần – Thể chất, trí năng và linh hồn – Mục đích của triết học - Ảnh hưởng của Sankhya. Một sử gia Ấn Độ bảo triết hệ Sankhya là “triết hệ độc đáo nhất của Ấn Độ”. Giáo sư Garbe đã bỏ ra già đời người để nghiên cứu triết hệ đó, bảo rằng : “lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, học thuyết của Kapila đã vạch rõ sự tự do, hoàn toàn độc lập của tinh thần con người và lòng tự tín của con người ở năng-thế của chính mình”. Triết hệ đó cổ nhất trong sáu triết hệ Ấn Độ và có lẽ cũng cổ nhất trong mọi triết hệ của nhân loại [3]. Về đích thân Kapila, chúng ta không biết gì hết, mặc dầu trong truyền thuyết Ấn Độ, vốn coi thường niên đại, cho rằng ông đã lập ra triết hệ Sankhya vào thế kỉ thứ VI trước Công nguyên. Kapila vừa thực tế vừa có tinh thần kinh viện. Trong cách ngôn đầu tiên của ông, ông tuyên bố ngay rằng: “Mục đích tối hậu của con người là… diệt đau khổ”, y như giọng một y sĩ vậy. Để diệt đau khổ thì theo ông, mọi phương tiện thuộc về vật thể đều không thích hợp; ông lí luận rất tài, lần lượt bác hết các ý kiến mọi người đưa ra về vấn đề đó; sau phần đả phá đó tới phần xây dựng, gồm một loạt sutra tối tăm, gần như không sao hiểu nổi, vì diễn về siêu hình học mà lại cô đọng quá. Triết hệ của ông có tên là Sankhya (số luận) – nghĩa gốc là liệt kê – vì Kapila đã liệt kê hai mươi lăm thực thể (tattwa: tát đoả) mà ông cho là thành phần của vũ trụ. Sự liệt kê đó theo một thứ tự rất rắc rối, chúng tôi sắp đặt lại như sau, hy vọng rằng độc giả sẽ dễ nhận ra hơn. 1. a) BẢN THỂ (Prakiti, có nghĩa là cái sinh sản ra cái khác), nguyên lí thiên nhiên phổ quát, do khả năng biến hoá của chính nó (Guna) mà sinh ra: 2. I. Tri năng (Buddhi), tức khả năng tri giác; khả năng này cũng tự biến hoá sinh ra: 3. Năm khả năng thuộc giác quan của thế giới nội tại: 4. 1. Thị năng, 5. 2. Thính năng, 6. 2. Khứu năng, 7. 4. Vị năng, 8. 5. Xúc năng; (những thực thể từ 1 đến 8 đó cộng tác với nhau để sinh ra thực thể từ 10 tới 24). 9. II. Tinh thần (Manas, tức Mạt Na), khả năng nhận thức; …III. Ngũ quan (tương ứng với các thực thể từ 4 tới 8): 10. 1. Mắt, 11. 2. Tai, 12. 3. Mũi, 13. 4. Lưỡi, 14. 5. Da, …IV. Năm cơ quan tác động: 15. 1. Cuống họng, 16. 2. Bàn tay, 17. 3. Bàn chân, 18. 4. Cơ quan bài tiết, 19. 5. Cơ quan sinh dục. …V. Ngũ hành của thế giới bên ngoài: 20. 1. Ê-te (éther) [4], 21. 2. Không khí, 22. 3. Lửa và ánh sáng, 23. 4. Nước, 24. 5. Đất. 25. b) TINH THẦN (Purusha: thần ngã), nguyên lí tâm thần phổ quát, tự nó không làm được gì cả, nhưng truyền sinh khí vào các Prakiti, truyền khả năng biến hoá của nó vào tác động của các Prakiti. Mới xét qua, triết hệ đó có vẻ hoàn toàn duy vật: thế giới của tinh thần và cái “ngã”, cũng như cơ thể và vật chất, cơ hồ chỉ là một sự biến hoá tự nhiên, một hợp nhất liên tục của các yếu tố, luôn luôn lên rồi xuống, xuống rồi lên, từ chỗ cao nhất xuống tới chỗ thấp nhất, rồi từ chỗ thấp nhất lên tới chỗ cao nhất. Trong tư tưởng của Kapila có cái gì giống Lamarck: những nhu cầu của cơ thể (cái “ngã”) tạo ra cơ năng (thị năng, thính năng, khứu năng, vị năng, xúc năng), rồi cơ năng tạo ra cơ quan (tai, mắt, mũi, lưỡi, da). Hệ thống đó không có một kẽ hở nào cả vì không có một môn phái triết học Ấn nào phân biệt – về đời sống – cái vô cơ với cái hữu cơ, phân biệt thảo vật với động vật, hoặc động vật với người; những vật đó chỉ là những cái khoen trong cái vòng sinh tử, chỉ là những cái găm của bánh xe luân hồi, sinh tử, tử sinh. Có ba khả năng biến hoá (Guna) của bản thể quyết định cái dòng sinh tử đó: sự trong sạch, sự hoạt động và sự vô minh. Những khả năng đó vô tư, không thích sự tiến bộ mà cũng không ghét sự suy vi: nó cứ tạo ra cái này rồi cái kia, hết thịnh tới suy, hết suy tới thịnh, trong một chu kì bất tuyệt, y như một anh làm trò ảo thuật kì cục, lôi trong nón ra hết vật này tới vật khác rồi lại nhét trở vô nón, cứ như vậy hoài không biết chán. Mỗi trạng thái biến hoá, y như Herbert Spencer sau này nhận định, tự chứa sẵn cái xu hướng tan rã, để nhất định đi tới chung tận. Như Laplace, Kapila không thấy lí do gì để viện tới một đấng thần linh mới giảng được sự sáng tạo và biến hoá trong vũ trụ. Trong cái xứ mà dân chúng mộ đạo và trọng triết học nhất thế giới đó, vẫn thường thấy những tôn giáo và triết học không có Thượng Đế. Nhiều đoạn trong các sách triết Sankhya phủ nhận rõ rệt một đấng Thượng Đế sáng tạo vũ trụ; không thể quan niệm nổi được có một đấng như vậy vì “một vật không thể sinh từ cái không có gì cả”, phải có cái gì sinh ra nó chứ; cái sáng tạo và cái được sáng tạo ra chỉ là một. Kapila chỉ viết (như Emmanuel Kant) rằng lí trí của con người không bao giờ có thể chứng minh được rằng có một đấng Sáng tạo ra vũ trụ. Vị triết gia hoài nghi tế nhị đó bảo vật nào thì cũng phải hoặc tuỳ thuộc một cái gì, hoặc tự do, mà Thượng Đế không thể tuỳ thuộc, cũng không thể tự do. Nếu Thượng Đế hoàn toàn rồi thì Ngài cần gì phải sáng tạo vũ trụ nữa; nếu không hoàn toàn thì sao còn là Thượng Đế được. Nếu Thượng Đế toàn thiện toàn năng thì tại sao lại tạo ra cái thế giới chẳng hoàn toàn chút nào như vậy, chịu toàn những đau khổ để rồi nhất định phải chết. Một điều thích thú, đáng chú ý là các triết gia Ấn rất bình tĩnh bàn về các vấn đề đó, hoạ hoằn lắm mới mạt sát nhau, ngược đãi nhau và họ giữ cho cuộc tranh luận ở trong một phương diện cao nhã y như các nhà bác học danh tiếng nhất của thời đại chúng ta, nghĩa là trên phương diện tinh thần, chỉ tìm tòi chân lí, không để tình cảm làm mê hoặc. Với lại Kapila cũng khéo léo, không muốn gây rắc rối cho mình, chấp nhận ngay uy quyền của các kinh Veda. Ông bảo: “Các kinh Veda đáng cho chúng ta tin và trọng vì tác giả các kinh đó biết được cái chân lí đã xác định rồi”. Tuyên bố như vậy rồi ông tiếp tục giảng thuyết của ông, chẳng hề nhắc tới kinh Veda nữa, coi nó như không có. Nhưng ông không phải là duy vật; trái lại ông duy tâm và duy linh theo cách của ông. Ông cho chỉ nhờ tri giác mà có thực tại; chúng ta thấy vũ trụ có hình thức như vậy, ý nghĩa như vậy là nhờ ngũ quan và ý tưởng của ta; còn cái vũ trụ ở ngoài giác quan và suy tư của ta, cái vũ trụ đó ra sao, là một vấn đề phiếm, vô nghĩa, không bao giờ có thể giải đáp được. Sau khi đã kê hai mươi bốn Tattwa có thể sắp vào mục “biến hoá vật thể” rồi, ông liệng bỏ chủ trương duy vật mới nẩy mầm đó mà đưa thêm cái Tattwa cuối cùng nữa, kì cục nhất mà có lẽ quan trọng nhất, tức cái Purusha hoặc linh hồn. Purusha không do cái Prakiti (tức cái sức mạnh thuộc vật thể) sinh ra như hai mươi ba cái Tattwa kia; nó là một nguyên lí tâm linh, độc lập, phổ hiện, và vĩnh cữu, tự nó không hoạt động được, nhưng lại là yếu tố cần thiết cho mọi hoạt động. Vì cái Prakiti chỉ phát triển được, các Guna chỉ tác động được nhờ cảm hứng của Purusha; thế giới vật thể được nguyên lí tâm linh (nó bàng bạc trong vũ trụ, thấm nhuần mọi vật) truyền sinh khí cho mà biến hoá. Về điểm đó, Kapila nói cũng như Aristote: “Tinh thần tác động tới cái Prakiti tức cái thế giới đương biến hoá, cũng như đá nam châm hút sắt. Nghĩa là cái Purusha bên cạnh cái Prakiti và buộc cái này phải sinh sản ra. Sức hút đó gây ra sự sáng tạo; chỉ hiểu theo nghĩa đó thì mới có thể bảo rằng Tinh thần là một nguyên động lực sáng tạo, dự vào sáng tạo”[5]. Tinh thần (hay tâm linh) tuy ở trong cơ thể nào cũng có, nhưng ở trong cơ thể nào thì cũng là một tinh thần đó, vậy nó “đa” nhưng “nhất”, nó không dự vào một cá thể nào cả. Cá thể này thuộc về vật thể, chúng ta sở dĩ mỗi người một khác, không do cái Tinh thần [6] của ta, mà do huyết thống, sự biến hoá và những kinh nghiệm thể xác cùng trí tuệ của ta. Triết thuyết Sankhya cho trí năng là một bộ phận khác (phổi, tim chẳng hạn). Các Tinh thần ở trong ta, hoàn toàn tự do, biệt lập, không có cách nào đạt nó được, còn Trí năng và cơ thể thì bị các luật, các Guna (tính chất của thế giới vật thể) – trí năng nó hoạt động và được xác định; Tinh thần cũng không bị ảnh hưởng gì cả khi cơ thể suy, diệt; nó “ở ngoài cái vòng sinh tử”. Kapila bảo: “Trí năng có thể bị diệt, Tinh Thần thì không”. Chỉ có cái “ngã” liên hệ với vật chất, với cơ thể là sinh, tử, rồi lại sinh nữa trong cái biển sóng vật thể lên lên xuống xuống, nó là lịch sử thế giới bên ngoài. Kapila có thể hoài nghi hết thảy mà không bao giờ hoài nghi thuyết luân hồi. Như hầu hết các triết gia Ấn Độ, ông cho kiếp trần dù có vui thì cũng chẳng quí báu gì. “Ngày vui đã hiếm, ngày buồn cũng hiếm [7], cái vận như một dòng sông nước dâng lên, tuổi xuân như khúc bờ lở của con sông đó, đời sống như một gốc cây ở trên khúc bờ lở đó”. Kiếp người đau khổ vì cái “ngã” và cái trí năng đều cột vào với vật thể, bị những năng lực biến hoá mù quáng lôi cuốn. Làm sao thoát được cảnh đau khổ đó? Chỉ có cách là nhờ triết học – triết gia đó bảo vậy; chỉ có cách là nhận rõ ràng tất cả những đau khổ, ưu tư, lăng xăng, cái “ngã” này ganh đua cái “ngã” khác, chỉ do Maya, ảo tưởng cả, ảo tưởng về đời sống, về thời gian. Cái thân phận điêu đứng của chúng ta là do không phân biệt được cái “ngã” nó đau khổ với cái Tinh thần nó không bị luỵ chút gì cả; không phân biệt được cái mặt biển nổi sóng với cái đáy biển y nguyên không thay đổi. Muốn thoát ra khỏi cánh khổ, chỉ cần nhận định được bản thể của ta, nó là cái Tinh thần, không thiện không ác, không vui không buồn, thoát vòng sinh tử. Các hoạt động, chiến đấu của ta, lúc thắng lúc bại, làm khổ ta vì ta không chịu nhận rằng nó không tác động chút gì tới Tinh thần cả, và dù sao thì cũng không do Tinh thần gây ra; con người sáng suốt phải thoát ra ngoài mà nhìn những cái đó như một khán giả vô tư coi một tuồng hát vậy. Hễ linh hồn nhận rằng nó không tuỳ thuộc sự vật thì nó được tự do; hiểu như vậy thì nó thoát được cái ngục không gian và thời gian, thoát cảnh khổ não và thoát vòng luân hồi. Kapila bảo: “Hiểu được hai mươi lăm thực thể đó thì được giải thoát mà được giải thoát là biết được cái tri thức duy nhất chân chính, tức biết được rằng không có ta, không có cái gì thuộc về ta cả”. Nghĩa là sự phân biệt các cá thể, ta với người khác, với vật chỉ là một ảo giác; vạn vật một mặt chỉ như đám bọt mênh mông, thể chất, trí tuệ, cơ thể và cái “ngã”, tan rồi hợp, hợp rồi tan; mặt khác cái linh hồn bất biến, bất chuyển thì cứ an ổn tồn tại hoài. Một triết lí như vậy không an ủi được những người khó khăn quên được cơ thể đau khổ cùng những hồi kí chua chát của mình, nhưng hình như nó diễn đúng chủ yếu tư tưởng của dân tộc Ấn. Trừ triết thuyết Vedanta, không một triết thuyết nào ảnh hưởng sâu xa tới tâm hồn Ấn Độ bằng nó. Trong thuyết vô thần và tri thức luận duy tâm của Phật Tổ, cũng như trong quan niệm về Niết bàn của Ngài, chúng ta thấy có ảnh hưởng của Kapila; chúng ta lại thấy nó cả trong anh hùng ca Mahabharata và trong luật Manou, trong các Purana và Tantra, mà tác giả cho Purusha và Prakiti thành những nguyên lí dương và âm của sự sáng tạo; nhất là trong triết hệ Yoga (Du già), một triết hệ dựng trên những lí thuyết của Sankhya, dùng những từ ngữ của Sankhya [...]... vọng… Giữ tâm hồn bình tĩnh, quang minh Chỉ có Vichnou ở trong lòng anh, trong lòng tôi, trong lòng mọi người Nóng nảy, đổ quạu với tôi làm gì, vô ích Chỉ nên xét mỗi cái tiểu ngã ở trong cái Đại ngã, bỏ cái ý nghĩ phân biệt vật thể này vật thể khác đi * * * III KẾT LUẬN VỀ TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ Thời suy vi – Tóm tắt – Phê bình - Ảnh hưởng Thịnh thời của triết học Ấn Độ chấm dứt khi bọn xâm lăng Hồi giáo... ác thì phải có ý muốn đưa tới hành động; mà do định nghĩa, một linh hồn đã giải thoát rồi thì không còn chuyển động trong cái khu vực, phạm vi của thị dục và hành động nữa Người nào hữu ý làm hại người khác, là sống trong cái phạm vi của Maya và tự nhiên phân biệt thiện với ác, tự nhiên phải theo luân lí và qui tắc của Maya Chỉ duy có triết gia là tự do, duy có sự minh triết là tự do[24] Triết thuyết... đại trầm uất, suy tàn mà tư tưởng Ấn Độ ảnh hưởng lớn nhất tới các nền văn hóa khác… Đương thời thịnh vượng, thắng các xứ khác, Hi Lạp chẳng chú ý gì tới Pythagore hoặc Parménide; khi nó suy vi thì Platon và các tu sĩ theo phái Orphée[5] vồ ngay lấy thuyết luân hồi, còn Zénon “phương Đông” đề cao một triết thuyết an phận, thuận theo định mệnh tựa như triết học Ấn Độ; rồi tới mạt vận của Hi Lạp, thì... chấp nhận giải pháp bi quan đó đâu: thái độ thanh tĩnh vô vi, thuận thiên an mệnh không thích hợp với không khi cuồng nhiệt, hoặc với sinh lực dồi dào của châu đó Chú thích: [1] Chắc cũng như lối học huấn hỗ của nhà Nho thời trước (ND) [2] “Không một nhà tu hành khổ hạnh Ấn nào mà không khinh miệt coi tri thức mà giác quan và tri năng tặng ta” “Các nhà minh triết Ấn không khi nào lầm lẩn như chúng ta... giáo tấn công các tín ngưỡng Ấn, và triết học Ấn muốn giữ thế thủ, lẩn tránh, nép mình trong thái độ thống nhất rụt rè, cho sự tranh luận là nguy hại, làm cho các dị thuyết không phát triển được mà do đó triết học mất sự phong phú Triết thuyết Vedanta, thời Shankara, muốn thành một tôn giáo cho các triết gia, nhưng khoảng thế kỉ XII, một số tu sĩ như Ramanuja biến nó thành một thứ chính giáo thờ Vichnou,... triết học đó, mà triết gia Ấn dĩ nhiên không cho là nhược điểm, đã làm cho triết học đó không ảnh hưởng lớn tới các nền văn minh khác Ngay phương pháp của nó, số triết ngữ có tính cách kinh vi n của nó và uy quyền nó gán cho các kinh Veda cũng đủ làm cho nó mất cảm tình của các dân tộc mà tư tưởng xây trên những cơ sở khác, tách triết lí ra khỏi tôn giáo Thuyết Maya của triết học Ấn không khuyến khích người... giữ luân lí, tập những đức tích cực; thái độ bi quan của nó, mặc dầu có thuyết Nghiệp báo, cũng không giảng được cái ác, và các triết hệ chúng tôi đã trình bày ở trên đã một phần nào gây nên thái độ thản nhiên an phận của người Ấn; thái độ đó đã tỏ ra bất lực, hoặc không đương đầu nổi với những cái ác, cái hại vốn có thể chữa được, hoặc không làm nổi những công vi c lớn lao cần thiết Nhưng phải nhận rằng... tới Los Angeles Theo Huyền Trang, ở thế kỉ thứ VII, phái yoga có mấy ngàn môn đồ; Marco Polo tả các tín đồ đó một cách linh động, vào khoảng 1296; ngày nay sau mấy thế kỉ, số tín đồ nhiệt thành nhất vào khoảng từ một tới ba triệu, họ vẫn hành hạ thể xác để tìm sự an ổn tâm hồn trong cảnh giác ngộ Thực là một hiện tượng lạ lùng nhất, xúc động nhất trong lịch sử nhân loại Yoga là nghĩa gì? Theo nghĩa gốc,... Lạp, thì phái Tân Platon, phái chủ tri (gnostic) tha hồ vay mượn của Ấn Độ Khi Đế quốc La Mã suy sụp làm cho châu Âu nghèo đi, rồi tới người Hồi làm chủ các con đường giao thông từ Âu qua Ấn, hai sự kiện đó cơ hồ làm cho sự trao đổi tư tưởng giữa Đông và Tây bị ngưng trệ trong ngàn năm Nhưng tới khi người Anh bắt đầu thống trị Ấn Độ, thì họ in và dịch ngay các bộ Upanishad, làm kích thích tư tưởng... theo luật nhân quả và biến cải, sự bất lực đó, khi sanh ra đã có rồi, là một Avidya, tức sự vô minh liên hệ chặt chẽ với lối nhận thức của ta, do tổ tiên truyền lại Maya và Avidya là những khía cạnh chủ quan và khách quan của cái ảo tưởng nó làm cho trí năng tưởng rằng biết được thực tại; do cái Maya và cái Avidya, do sự vô minh bẩm sinh của ta mà ta thấy mọi vật có vô số hình thể và thay đổi hoài; sự . Will Durant Lịch sử văn minh Ấn Độ Người dịch: Nguyễn Hiến Lê CHƯƠNG VI (tt) 1. TRIẾT HỆ NYAYA Một nhà luận lí Ấn Độ Nếu chúng ta sắp các triết hệ “Bà La. Sankhya. Một sử gia Ấn Độ bảo triết hệ Sankhya là “triết hệ độc đáo nhất của Ấn Độ . Giáo sư Garbe đã bỏ ra già đời người để nghiên cứu triết hệ đó, bảo rằng : “lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại,. Gautama đã cho Ấn Độ một bộ “luận lí toàn thư” [2] để tìm tòi và suy tư và một số từ ngữ triết phong phú. 2. TRIẾT HỆ VAISHESHIKA Démocrite ở Ấn Gautama là Aristote của Ấn Độ mà Kanada