Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
120,3 KB
Nội dung
BỆNH HỌC THỰC HÀNH TÚI MẬT VIÊM MẠN TÍNH Túi mật viêm mạn tính là một loại bệnh thường gặp trên lâm sàng. Bệnh có thể do viêm túi mật cấp chuyển sang, tuy nhiên cũng có nhiều bệnh nhân không có tiền sử viêm túi mật cấp. Bệnh có thể đi kèm với sỏi mật do mật ứ đọng gây nên, nhưng cũng có nhiều bệnh nhân không có sỏi mật. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là cảm giác đầy tức khó chịu hoặc đau âm ỉ kéo dài vùng hạ sườn phải. Triệu Chứng Viêm túi mật mạn tính có đặc điểm là có nhiều lần tái phát triệu chứng như sỏi mật. Bệnh nhân đau âm ỉ và ấn đau vùng hạ sườn phải, đau xuyên lên vai lưng phải, bụng trên đầy, ngực tức, ợ hơi, biếng ăn, sắc mặt kém tươi nhuận, mệt mỏi, rêu lưỡi trắng nhày hoặc vàng nhày, mạch Tế Huyền. Các triệu chứng trên không nặng nhưng dai dẳng không hết, lúc ăn các chất dầu mỡ khó tiêu vào thì đau tăng, miệng khô, họng khô. Người bứt rứt, táo bón, nước tiểu vàng đậm, nếu có sỏi ống mật thường kèm nôn, buồn nôn, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Huyền Tế Sác. Chẩn Đoán Chủ yếu dựa vào: 1- Hạ sườn bên phải đau âm ỉ, ấn đau. Một số bệnh nhân có tiền sử viêm túi mật cấp. 2. Kiểm tra siêu âm: Túi mật phình to hoặc nhỏ lại, co bóp không tốt, hoặc có sỏi mật có giá trị chẩn đoán. 3. X quang bụng phát hiện sỏi hoặc túi mật to, có điểm can xi hóa. 4. Chụp cản quang túi mật Điều Trị Túi mật viêm mạn tính thuộc chứng 'Hiếp Thống’ trong y văn y học cổ truyền. Nguyên nhân bệnh lý chủ yếu là can khí uất kết, sơ tiết rối loạn, đởm không thông giáng gây đau mạn sườn. Can vị bất hòa, nên ợ hơi, đầy bụng, chán ăn. Trường hợp thấp nhiệt uất kết tại tỳ vị, chức năng sơ tiết vận hóa của can tỳ rối loạn cũng gây đau, miệng đắng, ăn không biết ngon. Phép trị chủ yếu là Sơ can, lợi đởm, hành khí, hoạt huyết, thanh lợi thấp nhiệt, kiện tỳ, hòa vị. Dùng bài Sài Hồ Sơ Can Tán hoặc Tiêu Dao Tán gia giảm: Sài hồ, Uất kim, Chỉ xác, Hổ trượng, Kim tiền thảo, Bạch truật, Bạch linh đều 10g, Đương quy, Bạch thược,Xích thược đều 12g, Diên hồ sách (ngâm dấm) 10g, Mộc hương, Kê nộí kim đều 6g, Cam thảo 4g. Gia giảm: Hạ sườn phải ấn đau nhiều thêm Xuyên khung, Đan sâm; Buồn nôn, nôn thêm Trúc nhự, Khương Bán hạ; Táo bón thêm Sinh Đại hoàng; Tỳ khí kém bỏ Kim tiền thảo thêm Đảng sâm, Hoài sơn; Bụng đầy trướng bỏ Hổ trượng, Kim tiền thảo thêm Phật thủ, Hậu phác, Trần bì; Thấp nhiệt nặng bỏ Bạch truật, Bạch linh thêm Hoàng cầm, Chi tử, Nhân trần; Tỳ có hàn thấp bỏ Xích thược, Bạch thược, Hổ trượng, Kim tiền thảo thêm Thương truật, Khương bán hạ, Hậu phác, Trần bì; Tỳ dương hư bỏ Đương quy, Xích bạch thược, Hổ trượng, Kim tiền thảo, thêm Chế phụ tử, Can khương; Có sỏi thêm Hải kim sa. Viêm túi mật mạn tính có thể bệnh không có thấp nhiệt hoặc hàn thấp mà chỉ đau vùng hạ sườn bên phải âm ỉ, bụng đầy, kém ăn, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Huyền Tế (triệu chứng của Can uất, Tỳ hư). Phép trị chủ yếu là sơ can lợi đởm, kiện tỳ, hòa vị. Dùng bài Tiêu Dao Tán hoặc bài Sài Thược Lục Quân Tử Thang gia giảm. Bệnh lâu ngày, chân âm tổn thương, vùng hạ sườn bên phải đau âm ỉ kéo dài, miệng khô họng táo, lòng bàn chân tay nóng, đau đầu, hoa mắt, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Huyền Tế Sác là chứng âm hư, khí trệ. Phép trị chủ yếu là dưỡng âm, điều can, lý khí. Dùng bài Gia Vị Nhất Quán Tiễn (Sinh địa, Kỷ tử, Bắc sa sâm, Mạch môn, Đương qui, Xuyên luyện tử, Kim tiền thảo). Miệng khát, bứt rứt thêm Thạch hộc, Sơn chi; Khí hư thêm Thái tử sâm, Sơn dược, Cam thảo; Hoa mắt, chóng mặt thêm Bạch thược, Cúc hoa, Nữ trinh tử; Táo bón thêm Hỏa ma nhân, Uất lý nhân. MỘT SỐ BÀI THUỐC KINH NGHIỆM Thăng Dương Ích Vị Thang (Mao Trương Linh, bệnh viện Trung y khu vực, tỉnh Hồ Nam): Sài hồ, Bạch truật, Bạch linh, Trần bì, Trạch tả đều 12g, Bạch thược15g, Đảng sâm, Bán hạ, Phòng phong, Chích Cam thảo, Sinh khương, Đại táo đều 10g, Hoàng kỳ 9g, Hoàng liên 6g, Khương hoạt, Độc hoạt đều 8g, sắc uống. Biện chứng gia giảm: Sắc lưỡi xanh tím (huyết ứ) bỏ Phục linh, Trạch tả, Khương hoạt, Độc hoạt thêm Bồ hoàng (sao), Ngũ linh chi đều 12g, Đơn sâm 15g. Kết qủa lâm sàng: Trị 132 ca, khỏi 36 ca, tiến bộ 67, không kết quả 29. Đạt tỷ lệ 78%. Sơ Can Lợi Đởm Thang (Châu Trí Vi, bệnh viện Trung y Thiều Quan, Tỉnh Quang Đông): Sài hồ, Diên hồ sách, Mộc hương đều 10g, Bạch thược, Uất kim đều 15g, Nhân trần 30g, Hương phụ 12g, Thanh bì, Cam thảo 5g, sắc uống. - Biện chứng gia giảm: kiêm nhiệt: thêm Hoàng cầm, Hoàng liên hoặc Hoàng bá; Nôn thêm Bán hạ, xuyên Hậu phác, Trúc nhự; Táo bón thêm Đại hoàng; Có giun đũa thêm Sử quân tử, Binh lang; Huyết hư thêm Đương quy; Tỳ hư thêm Phục linh, Bạch truật; Khí hư thêm Đảng sâm; Kèm thấp thêm Thương truật, Hậu phác, Trần bì, Bạch linh; Kèm ứ huyết thêm Đơn sâm, Xuyên khung; Kèm hàn thêm Can khương, Quế chi. Kết quả lâm sàng: Trị 82 ca, trừ 1 ca không khỏi chuyển phẫu thuật, 8l ca khác đều khỏi lâm sàng, tỷ lệ 98,7%. Lợi Đởm Hòa Vị Thang (Bành Gia Sâm, bệnh viện Bát Nhất, tỉnh Giang Tây): Sài hồ, Thanh hao, Chỉ thực, Phục linh, Uất kim, Trần bì, Pháp Bán hạ, Bạch thược đều 10g, Uy linh tiên 15-30g, Sinh cam thảo 3g, sắc uống. Biện chứng gia giảm: Sốt cao thêm Thanh hao liều cao; Nôn thêm Trúc nhự, Đại hoàng. Kết qủa lâm sàng: Trị 46 ca, tốt 43 ca, tiến bô 3 ca. Theo dõi 42 ca trong 1 năm, không tái phát 22 ca, 2 năm không tái phát 20 ca. Hổ Nhân Tam Kim Phương (Lý Tuấn Kiệt và cộng sự, bệnh viện Trường Chinh, trực thuộc trường đại học quân y Thượng Hải số 2): Hổ trượng căn, Kim tiền thảo, Nhân trần cao, xuyên Ngưu tất, Hải kim sa đều 30g, Đại hoàng, Kê nội kim, Sài hồ, Uất kim đều 9g. Thuốc nấu thành cao, cho hồ và 15g đường cát vừa đủ sấy khô, chế thành dạng cốm, cho vào bao, mỗi bao 20g, ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 bao, uống sau bữa ăn, 1 liệu trình 2 tuần. - Kết quả lâm sàng: Trị 70 ca, khỏi cơ bản (siêu âm hết sỏi, bụng trên hết đau, theo dõi 1 năm rưỡi không tái phát: 26 ca, tốt (sỏi ra 1 phần, hết đau vùng bụng trên và mạn sườn phải, chỉ thỉnh thoảng đau, theo dõi nửa năm không tái phát: 33 ca, tiến bộ (sỏi không ra, hết đau từng cơn, số lần đau âm ỉ bớt), theo dõi 3 tháng không tái phát 8 ca, không kết qủa 3 ca. Tỷ lệ kết quả 95%. Lợi Đởm Tiêu Thạch Phương (Trương Hiến Giáp, bệnh viện số 2 Triều âm, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc): Kim tiền thảo 40-60g, Kê nội kim 15- 25g, Uất kim 15-20, Sinh Cát cánh 20-30g, Hoài Ngưu tất 20-25g, Chỉ xác 15-25g, Tam lăng, Nga truật đều 10- 15g, Xuyên luyện tử 15-20g, Diên hồ sách 15- 20g, Đại hoàng 10-20g, sắc uống. Biện chứng gia giảm: Thấp nhiệt thịnh thêm Nhân trần, Chi tử; Can đởm nhiệt thêm Long đởm thảo; Tỳ hư thêm Bạch truật, Đảng sâm. Kết quả lâm sàng: Trị 30 ca sỏi mật, khỏi 14 ca (46,7%), tốt 11 ca (36, 7%), có kết quả 3 ca (10%), không kết quả 2 ca (6,6%). Lợi Đởm Phương (Vương Tích Thuận, bệnh viện Trung y Thượng Hải): có 3 bài: a. Hoàng cầm, Chỉ thực, Hổ trượng, Đan sâm, Sinh Sơn tra đều 15g, Xích thược, Bạch thược, Diên hồ sách, Kê nội kim, Uất kim đều 2g, Sài hồ 8g, Kim tiền thảo 15-30g, Mộc hương, Sinh Đại hoàng (cho sau) đều 9g, Sinh Cam thảo 6g, sắc uống. Tác dụng: Sơ can, lợi đởm, hoạt huyết, thông phủ, lý khí, chỉ thống. Trị chứng sỏi mật, can khí uất. b. Nhân trần, Hoàng cầm, Chỉ thực, Hổ trượng đều 15g, Sơn chi, Xích thược, Bạch thược, Diên hồ sách, Uất kim, Kê nội kim, đều 12g, Sài hồ, Sinh Đại hoàng 9g, Mộc hương 9g, Kim tiền thảo 30g, Hoàng liên 4,5g, Sinh Cam thảo 4,5g, sắc uống. Tác dụng: Thanh nhiệt hóa thấp, sơ Can lợi Đởm, hoạt huyết, thông phủ. Trị chứng sỏi do thấp nhiệt thịnh. c. Thái tử sâm, Hoàng cầm, Hổ trượng đều 15g, Xuyên hậu phác, Sinh Cam thảo 4,5g, Sao Sài hồ, Phật thủ, Trần bì, Mộc hương, sinh Đại hoàng đều 9g, Uất kim, Xích thược, Bạch thược, Kê nội kim đều 12g, Kim tiền thảo 30g, sắc uống. Tác dụng: sơ can, hòa vị, lợi đởm, hoạt huyết, thông phủ, chủ trị sỏi mật thể can vị bất hòa. - Kết quả lâm sàng: Trị 131 ca sỏi mật, kết quả rõ rệt 47 ca, tiến bộ 79 ca, không kết quả 5 ca. Tỷ lệ có kết quả 96,18%. Tứ Kim Thang (Dương Lâm): Kim tiền thảo, Binh lang đều 30g, Hải kim sa, Bạch thược đều 20g, Uất kim, Kê nội kim (nướng, tán bột, uống với nước thuốc), Sinh Đại hoàng, Sài hồ, Địa miết trùng đều 10g, Cam thảo 5g. Cách dùng: Cho 400ml nước, sắc 2 lần sáng 8 giờ, chiều 4 giờ uống, sau 2 tuần ăn thêm móng heo và trứng gà, ăn sau khi uống thuốc 15 phút, liên tục 2 tháng, dùng lúc đau quặn. Mỗi tháng uống thuốc 10 ngày đồng thời dùng thuốc bổ khí dưỡng huyết liên tục 3 ngày. Dùng cho bệnh nhân thỉnh thoảng đau âm ỉ mạn sườn phải và có ra sỏi ở thời kỳ ổn định. * Đơn thuốc trên bỏ Địa miết trùng, Binh lang thêm Đảng sâm, Hoàng kỳ, mỗi thứ 30g, sắc nước, bỏ bã, cô đặc, cho mật ong vừa đủ, chế thành thuốc cao dùng cho thời kỳ không đau, sỏi ra hết, chống tái phát. Gia giảm: Sốt thêm Bồ công anh, Hoàng cầm; Nôn mửa thêm Khương Bán hạ, Trúc nhự; Vàng da thêm Nhân trần, Bạch tie n bì; Khí hư thêm Đảng sâm, Hoàng kỳ. - Trị 82 ca, khỏi 48, tốt 2, không kết qủa 7. Thờl gian 1-48 ngày. Sỏi to nhất lx l0 mm. + Lợi Đởm Bài Thạch Thang (Tứ Xuyên Trung Y (8) 1986): Sài hồ 15g, Hoàng cầm, Liên kiều đều 10g, Hổ trượng căn 15g, Kim tiền thảo 30g, Nguyên minh phấn 10g (uống với nước thuốc sắc), Đan sâm 15g, Hồng hoa 10g, Hoạt thạch 20g, Sơn tra 15g. Sắc uống lúc đói. Trị sỏi mật, túi mật viêm mạn. Đã trị 10 ca, một số uống 3 ~ 5 thang đã ra sỏi, uống hơn 10 thang, sỏi ra hết, các triệu chứng đều khỏi. + Đại Sài Hồ Thang Gia Vị (Tân Trung Y (6) 1979): Sài hồ 24g, Hoàng cầm 10g, Bán hạ 9g, Bạch thược 12g, Tửu quân (Đại hoàng chế với rượu) 10g, Sinh khương 9g, Đại táo 4 trái, Kim tiền thảo 31g, Uất kim 9g, Hải kim sa, Kê nội kim, Thạch vi đều 12, Hoạt thạch 24g, Chỉ xác 6g, Nhân trần 31g. Sắc uống. TD: Thư Can hòa Vị, thanh nhiệt lợi thấp, lợi Đởm bài thạch. Trị sỏi mật, túi mật viêm mạn. Lâm sàng điều trị đều có hiệu quả tốt. [...]... Đởm, tán kết Trị túi mật viêm cấp hoặc mạn tính + Lợi Đởm Khoan Hung Ẩm (Trung Y Tạp Chí (10) 1990): Bồ công anh, Nhân trần, Xích phục linh đều 15g, Qua lâu bì, Phỉ bạch Chỉ xác (sao) đều 10g, Sơn tra (sống), Đan sâm đều 30g, Trầm hương (cho vào sau) 3g Sắc, ngày uống 2 thang, chia làm 4 lần uống TD: Thanh nhiệt, lợi thấp thông dương tuyên tý, lý khí khoan hung Trị túi mật viêm cấp và mạn tính Đã trị...+ Thanh Đởm Hành Khí Thang (Lương Kiếm Ba Phương): Sài hồ, Hoàng cầm, Bán hạ (pháp) đều 10g, Mộc hương, Chỉ xác đều 5g, Đại hoàng, Uất kim, Hương phụ đều 10g, Nhân trần 20g Sắc uống TD: Sơ Can lý khí, tiêu viêm thanh nhiệt, lợi Đởm bài thạch Trị sỏi mật, túi mật viêm mạn tính + Thanh Nhiệt Lợi Đởm Thang (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân... tích đạo trệ Trị túi mật viêm mạn Đã trị 55 ca, khỏi 40, chuyển biến tốt 13, không kết quả 2 Đạt tỉ lệ 96,4% Bình quân uống 45 thang + Hóa Ứ Thư Đởm Thang (Tứ Xuyên Trung Y (2) 1985): Nhũ hương (chế), Một dược (chế), Chỉ xác đều 10 ~ 15g, Đan sâm 30g, Uất kim 10 ~ 20g, Đương quy 10 ~ 12g, Ô mai 40g, Kim tiền thảo 30 ~ 60g Sắc uống TD: Hóa ứ thư Đởm, thanh nhiệt lợi thấp Trị viêm túi mật mạn (thể huyết... thảo 30 ~ 60g Sắc uống TD: Hóa ứ thư Đởm, thanh nhiệt lợi thấp Trị viêm túi mật mạn (thể huyết ứ) Thường uống 1-3 thang là hết đau + Uy Sâm Thang (Danh Y Trị Nghiệm Lương Phương): Uy linh tiên, Đan sâm, Liên kiều đều 30g Sắc uống TD: Thanh nhiệt, hành ứ, thông kết chỉ thống Trị túi mật viêm mạn + Tam Thanh Thang (Tân Trung Y (11) 1988): Thanh đại, Chi tử, Hoàng cầm đều 10g, Thanh cao, Sài hồ, Xuyên... tử, Hoàng cầm đều 10g, Thanh cao, Sài hồ, Xuyên luyện tử, Diên hồ sách đều 12g, Đại thanh diệp, Nhân trần, Liên kiều, Kim ngân hoa đều 15g Sắc uống TD: Thanh Can giải uất, lợi Đởm chỉ thống Trị túi mật viêm mạn tính Châm Cứu (Tham khảo thêm bài Hoàng Đản thể Âm Hoàng) . BỆNH HỌC THỰC HÀNH TÚI MẬT VIÊM MẠN TÍNH Túi mật viêm mạn tính là một loại bệnh thường gặp trên lâm sàng. Bệnh có thể do viêm túi mật cấp chuyển sang, tuy nhiên cũng có nhiều bệnh nhân. có nhiều bệnh nhân không có tiền sử viêm túi mật cấp. Bệnh có thể đi kèm với sỏi mật do mật ứ đọng gây nên, nhưng cũng có nhiều bệnh nhân không có sỏi mật. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là. Điều Trị Túi mật viêm mạn tính thuộc chứng 'Hiếp Thống’ trong y văn y học cổ truyền. Nguyên nhân bệnh lý chủ yếu là can khí uất kết, sơ tiết rối loạn, đởm không thông giáng gây đau mạn sườn.