Vi sinh vật trao đổi chất mạnh mẽ nhất ở pha nào trong các pha sau đây?. Loại vị sinh vật nào sau đây không phải là vi sinh vật quang tự dưỡng?. A, Vi khuẩn lam B, Tảo đơn bào C, Vi khuẩ
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC GIANG
TRƯỜNG THPT SƠN ĐỘNG SỐ 3
-*** -Đề: 02
ĐỀ THI HỌC KÌ II
MÔN: SINH HỌC 10
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
A TRẮC NGHIỆM ( 5 điểm): Chọn đáp án đúng nhất và ghi vào bảng trả lời sau:
Đáp
án
1 Vi sinh vật sử dụng nguồn cacbon vô cơ và nhận năng lượng từ các chất hóa học được gọi là
vi sinh vật?
A, Hóa tự dưỡng B, Hóa dị dưỡng C, Quang tự dưỡng D, Quang dị dưỡng
2 Trâu bò tiêu hóa được rơm rạ, mối tiêu hóa được gỗ là do trong dạ dày bốn túi và trong ruột mối có chứa các vi sinh vật có khả năng sinh enzim gì?
A, Proteaza B, Liapaza C, Amilaza D, Xenlulaza
3 Vi sinh vật trao đổi chất mạnh mẽ nhất ở pha nào trong các pha sau đây?
A, Pha tiềm phát B, Pha lũy thừa C, Pha cân bằng D, Pha suy vong
4 Vi sinh vật nào sau đây thuộc tế bào nhân sơ?
A, Vi khuẩn B, Nấm men C, Nấm mốc D, Động vật nguyên sinh
5 Loại vị sinh vật nào sau đây không phải là vi sinh vật quang tự dưỡng?
A, Vi khuẩn lam B, Tảo đơn bào
C, Vi khuẩn lục không chứa lưu huỳnh D, Vi khuẩn lactic
6, Muốn có nhiều sinh khối thì nên thu hoạch vi sinh vật ở pha nào trong các pha sau đây?
A, Pha tiềm phát B, Pha lũy thừa C, Pha cân bằng D, Pha suy vong
7 Những vi sinh vật chỉ dùng oxi phân tử làm chất nhận electron cuối cùng được gọi là vi sinh vật?
A, Kị khí bắt buộc B, Kị khí tùy tiện C, Hiếu khí bắt buộc D, Vi hiếu khí
8 Nếu bắt đầu nuôi 13 tế bào thì sau 3 giờ lượng tế bào đạt được là 208 tế bào Vậy thời gian thế hệ là bao nhiêu?
A, 30 phút B, 45 phút C, 60 phút D, 120 phút
9 Vi sinh vật nào thường sinh sản bằng nảy chồi?
A, Nấm mốc B, Nấm men C, Xạ khuẩn D, Vi khuẩn
10 Nếu dùng muối để ướp thịt cá hoặc dùng đường để làm mứt thì bảo quản được lâu dài mà không sợ bị hư hỏng là do?
A, Nồng độ muối và đường cao tạo môi trường nhược trương B, Tạo môi trường đẳng trương
C, Tạo môi trường ưu trương D, cả 3 đáp án trên
11 Vi sinh vật nào sau đây sinh sản bằng cả bào tử vô tính và bào tử hữu tính?
A Xạ khuẩn B, Nấm mốc C, Vi khuẩn D, Cả 3 loại trên
12 Mối quan hệ giữa virut với tế bào là:
A, Họai sinh B, Cộng sinh C, Kí sinh không bắt buộc D, Kí sinh nội bào bắt buộc
13 Virut nào sau đây có cấu trúc xoắn?
A, Virut hecpet B, virut bại liệt C, virut ađêno D, Virut cúm
14 Bệnh nào đây là bệnh truyền nhiễm ?
A, Tim mạch B, Hen xuyễn C, Tâm thần D, Cúm
15 Virut nào sau đây vừa có cấu trúc khối vừa có cấu trúc xoắn?
A, HIV B, virut cúm C, Thể thực khuẩn D, Virut bại liệt
16 Thuật ngữ Nucleocapsit dùng để chỉ phức hợp giữa:
A, Axit Nuclêic và capsit B, Axit Nuclêic và vỏ ngoài
C, Axit Nuclêic, capsit và vỏ ngoài D, A xít Nuclêic, Capsit và lipit
17 Phagơ là virut kí sinh ở?
A, Vi khuẩn B, Người C, Động vật D, Thực vật
18 Tại sao mỗi loại virut chỉ có thể xâm nhập và lây nhiễm cho một hoặc một vài loại tế bào nhất định ?
A, Do không phù hợp về hệ gen B, Do không phù hợp về enzim
Trang 2C, Do không phù hợp giữa protein bề mặt virut và thụ thể bề mặt tế bào
D, Do tế bào tiết chất ức chế sự xâm nhập của virut
19 Prôtêin bề mặt của virut gắn đặc hiệu vào thụ thể thích hợp của tế bào vào giai đoạn nào ?
A, Hấp phụ B, Xâm nhập C, Sinh tổng hợp D, Lắp dáp
20 Virut thực vật không thể lan truyền theo con đường nào ?
A, Qua côn trùng tiêm chích, ăn lá B, Qua các vết trầy xước hoặc ghép cành
C, Qua phấn hoa hoặc qua hạt từ cây đã nhiễm D, Tự xâm nhập qua thành tế bào
B TỰ LUẬN ( 5 điểm)
Câu 1 ( 2.0 điểm) Miễn dịch là gì ? Có những loại miễn dịch nào? Cho ví dụ về từng loại miễn dịch ? Câu 2 (1.0 điểm) Trong sản xuất tương có các quá trình phân giải nào của vi sinh vật ?
Câu 3 (1.0 điểm) Tại sao trong nuôi cấy không liên tục lại phải trải qua pha tiềm phát còn trong nuôi
cấy liên tục không có pha này ?