1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BỆNH HỌC THỰC HÀNH - CƠN ĐAU THẮT NGỰC ppsx

20 693 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 192,52 KB

Nội dung

BỆNH HỌC THỰC HÀNH CƠN ĐAU THẮT NGỰC Angor Pectoris - Anginalsyndrome & THIẾU MÁU CƠ TIM Ischaemie Heart disease - Angine de poitrine Đại Cương Bệnh thiếu máu tim cục bộ hay thiếu m

Trang 1

BỆNH HỌC THỰC HÀNH

CƠN ĐAU THẮT NGỰC

(Angor Pectoris - Anginalsyndrome)

& THIẾU MÁU CƠ TIM (Ischaemie Heart disease -

Angine de poitrine)

Đại Cương

Bệnh thiếu máu tim cục bộ hay thiếu máu cơ tim là một trong những biểu hiện thường gặp nhất của bệnh xơ mỡ động mạch Bệnh thiếu máu tim

là bệnh thường gặp ở người lớn tuổi và là nguyên nhân tử vong cao (ở các nước phát triển, 50% các trường hợp tử vong là do thiếu máu tim)

Theo cách phân loại của tổ chức Y Tế Thế giới (OMS) năm 1967, bệnh thiếu máu tim gồm những thể chính sau:

+ Nhồi máu cơ tim cấp dìễn (Acute myocardial infarction)

+ Cơn đau thắt tim, còn gọi là cơn đau thắt ngực (Angor pectoris)

Trang 2

+ Những thể thiếu máu tim cấp và bán cấp khác

+ Thể thiếu máu tim không triệu chứng (hay thể không đau, thể loạn nhịp)

Sau nhiều lần đau thắt tim tái phát, quá trình thiếu máu tim tiến triển kéo dài dẫn đến xơ hóa cơ tim (Cardiosclérose)

Theo nhiều tác giả về tim học thì 90% trường hợp đau thắt tức là hậu quả của bệnh nhiễm mỡ xơ mạch vành, do đó trong điều trị, ngoài việc cắt cơn đau cần chú ý phát hiện và điều trị bệnh nhiễm mỡ xơ mạch (hoặc huyết

áp cao thường đi kèm)

Trong bệnh thiếu máu tim mạn tính, hiện nay tim học phân biệt 2 thể đau thắt tim:

1) Cơn đau thắt tim thể ổn định (Angor stable) có đặc điểm là cơn đau tái phát nhiều lần trong thời gian 3 tháng mà số lần và mức độ không thay đổi đáng kể là thể nhẹ lành tính

2) Cơn đau thắt tim thể bất ổn (Angors instables) có nhiều loại đau thắt tim với những tên gọi khác nhau như: Hội chứng trung gian (Syndronle intermédiate), hội chứng tiền nhồi máu (Syndrome pré-infarct), hội chứng đe

Trang 3

dọa (Synclrome de menace) Đặc điểm cơn đau ở thể này là xuất hiện dễ hơn, nặng hơn, kéo dài hơn, cơn đau không do gắng sức, ban đêm hoặc đau dữ dội

Nguyên Nhân Và Cơ Chế Bệnh Lý Của Bệnh Đau Thắt Ngực Và Thiếu Máu Tim

+ Nhiễm mỡ xơ mạch vành: là nguyên nhân trong 90% trường hợp Cơn đau thắt tim do nhiễm mỡ xơ mạch tiên lượng xấu, dễ chuyển sang nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim, suy tim, chết đột ngột

+ Các nguyên nhân khác (10%)

Tổn thương thực thể ở động mạch vành hoặc suy chức năng mạch vành: Tổn thương thực thể như viêm động mạch vành do giang mai, viêm quanh nút động mạch, tắc mạch vành do máu cục từ xa đưa đến

Suy động mạch vành chủ yếu do hẹp van động mạch chủ, calci hóa hay không, hở van động mạch chủ nặng: hẹp hai lá khít, cơn nhịp nhanh kịch phát, thiếu máu nặng kéo dài

Trang 4

Cơ chế bệnh lý: Do thiếu máu nên thiếu oxy và để có năng lượng sống,

tế bào cơ tim phải cho phân hủy Adenonucleotid để tạo năng lượng Và trong quá trình phóng chất Adenosin gây nên đau

Triệu Chứng Lâm Sàng

A - Cơn điển hình

- Đau sau xương ức đột ngột, thường xảy ra khi đang đi vội, leo dốc, lên cầu thang, khi trời lạnh v.v

- Cảm giác tức ngực như có vật đè lên sau xương ức hoặc bên trái, đau lên hai vai, hai quai hàm dưới, phía trong tay trái lan lên cổ Cũng có khi cảm giác đau nhói hoặc nóng bỏng

- Cảm giác bồn chồn lo sợ, cơn kéo dài vài giây đến vài phút Nếu kéo dài hơn nửa giờ phải nghĩ đến nhồi máu cơ tim

Cơn có thể thưa hay mau Cơn càng mau, càng kéo dài, tiên lượng càng xấu Cơn đau có thể chấm dứt hoặc giảm ngay sau khi hết yếu tố kích thích hoặc 1-5 phút sau khi dùng các Nitrat tác dụng nhanh như ngậm dưới lưỡi viên Nitroglycerin

Trang 5

Trong thời gian cơn đau, bệnh nhân không có triệu chứng gì khác Mạch, huyết áp nghe tim phổi bình thường Mạch Trầm, Tế, Sác

B- Cơn không điển hình

- Vị trí và hướng lan: Có khi chỉ đau ở tay, vùng thượng vị, vùng trên xương ức, vùng cổ Có khi lan ra sau gáy, xuống lưng, ra hai tay ngón út nhưng không bao giờ lan ra ngón cái, và hàm trên

- Cường độ đau : Có khi chỉ có cảm giác tức sau xương ức

- Điều kiện xuất hiện: Cơn đau thắt ngực có khi tự phát, xảy ra lúc ngủ hoặc có cơn xúc động mạnh Có khi xảy ra liên tục, xuất hiện dễ dàng chỉ sau một cử động nhẹ

Triệu chứng lâm sàng còn tùy theo thể loại đau thắt tim mà có khác (đã nêu ở phần đại cương)

C- Chẩn Đoán Xác Định Và Phân Biệt Chẩn Đoán:

1) Chẩn đoán xác định cần chú ý:

Triệu chứng lâm sàng của thể điển hình và không điển hình

Trang 6

Phân biệt 3 thể bệnh: ổn định, không ổn định và thể biến thái Một số điểm chẩn đoán phân biệt:

Các Thể Đau Thắt Ngực

Ổn định mãn

Không

ổn định

Biến thái

Đau

xuất hiện

khi:

+ Gắng sức

+ Xúc động

+ Nghỉ, yên tĩnh

+ +

-

+ + + + (+)

-

- (+)

Nguyên nhân: Chủ yếu do khí trệ, huyết ứ

Điều Trị Bằng Y Học Cổ Truyền

Nguyên tắc chung: Hành khí, hoạt huyết, thông dương, hóa trọc

Trang 7

A- Đang lên cơn :

Chủ yếu là dùng các biện pháp cấp cứu tích cực Cần sử dụng Nitroglycerine (Trinitrine), cho thở oxy Ở Trung Quốc có chế các loại thuốc phun sương như chữa chứng hàn thì dùng thuốc ‘Phun Sương Tâm Thống’ thể hàn (Nhục quế, Hương phụ) Thuốc ‘Phun Sương Tâm Thống’ thể nhiệt (Đơn bì, Xuyên khung ) Các học giả Trung Quốc cho là tác dụng không kém Nitroglycerin

Các y gia Trung Quốc còn dùng thuốc tiêm như dịch tiêm Xuyên khung, mỗi ống 40mg, mỗi lần dùng 40 - 120mg cho vào dung dịch Glucoza 5%, 150ml - 500ml nhỏ giọt tĩnh mạch, hoặc dùng dịch tiêm ‘Phức Phương Đơn sâm’ 2-4ml chích bắp hoặc dùng 10 - 20ml cho vào dung dịch Glucoza 10% - 500ml nhỏ giọt tĩnh mạch, mỗi ngày 1 - 2 lần Hoặc dùng dịch tiêm

‘Sâm Mạch’ (có Nhân sâm, Mạch môn) 20 - 80ml cho vào dịch Glucoza 50% nhỏ giọt tĩnh mạch ngày 2-4 lần hoặc dùng dịch ‘Sâm Mạch’ l00ml cho vào Glucoza 10% - 250ml nhỏ giọt tĩnh mạch, ngày một lần Theo báo cáo của Trịnh Tân (Sở nghiên cứu trung y Trùng Khánh) thì dịch ‘Sâm Mạch’ có kết quả tốt đối với cơn đau thắt ngực, choáng, loạn nhịp và suy tim Trường họp cơn nặng cần sử dụng thuốc Tây và cho bệnh nhân thở oxy Nếu không

có sẵn các loại Đông dược dạng thuốc ngậm, thuốc tiêm và thuốc phun

Trang 8

sương thì lúc đang cơn đau ngực chủ yếu là dùng thuốc Tây kết hợp châm cứu bấm huyệt, xoa bóp

Các huyệt thường dùng: Chiên trung (chủ huyệt), phối hợp Nội quan,

Cự khuyết, Gian sử, Túc tam lý

Bấm huyệt Nội quan dùng lực mạnh và bảo bệnh nhân thở sâu liên tục

3 lần, đau giảm Có kinh nghiệm day bấm huyệt điểm giữa đường nối 2 huyệt Tâm du và Quyết âm du bên trái trong 1-2 phút, đau giảm rõ

+ Châm Nội quan (tổng huyệt trị bệnh lồng ngực, làm cho tim phổi điều hòa thư thái), Tâm du (làm cho huyết lưu thông khỏi ứ trệ gây đau), Chiên trung (huyệt hội của khí, làm cho khí lưu thông, ngực được nhẹ nhàng), Hợp cốc

Có thể châm nhiều lần trong ngày tùy số lượng cơn đau

Khi đang lên cơn đau, châm kích thích mạnh, phải đắc khí để đạt hiệu quả giảm đau, người bệnh thấy dễ chịu vùng ngực Lưu kim 30 phút, cứ 10 phút vê kim một lần

B- Sau Cơn Đau

Trang 9

Ngoài các biện pháp như phần trên đã nêu, dùng thuốc Đông y theo biện chứng có vai trò tích cực Có thể chia mấy thể bệnh dùng thuốc như sau:

+ Tâm khí suy hợp với ứ huyết, đàm tắc: Ngoài cơn đau ngực, tức ngực có triệu chứng mệt mỏi, sắc mặt tái, tự ra mồ hôi, chân tay yếu, lưỡi nhạt, mạch Nhược, hoặc chất lưỡi tím, thân lười bệu, mạch Trầm Hoạt

Điều trị: Bổ tâm khí kèm hoạt huyết, hóa đàm Dùng bài Bảo Nguyên Thang gia vị: Nhân sâm 6-10g, Hoàng kỳ 20-30g, Bạch truật 12g, Bạch linh 12g, Quế chi 8 – l0g, Đương qui 12-16g, Đơn sâm 1-16g, Xích thược 12g, Xuyên khung 8-10g, Quất bì 8-10g, Chỉ xác 8g, Bán hạ chế 8-10g, Chích thảo 4g

-Gia giảm: Tim hồi hộp, mất ngủ thêm Táo nhân (sao) 16-20g, Bá tử nhân 12g Dương hư (chân tay lạnh mạch Trầm Trì) thêm Phụ phiến 6-12g, Can khương 6-10g, ngày một thang sắc uống

+ Âm hư dương thịnh: Đau ngực từng lúc, váng đầu, đau đầu, bứt rứt,

dễ tức giận, sắc mặt đỏ, miệng khô, buồn nôn, lòng bàn tay chân và ngực nóng, mất ngủ, chân tay tê dại, táo bón, mạch Huyền Sác, chất lưỡi và rêu

Trang 10

lưỡi đỏ, hoặc rêu lưỡi vàng nhớt hoặc mỏng (thể này thường kèm huyết áp cao)

Điều trị: Tư âm, tiềm dương Dùng bài ‘Thiên Ma Câu Đằng Ẩm’ hợp với ‘Kỷ Cúc Địa Hoàng Hoàn’ gia giảm: Sinh địa l6-20g, Hoài sơn 12g, Bạch linh 12-16g, Trạch tả 12g, Đơn bì 12g, Đơn sâm 12-16g, Thiên ma 10 12g, Câu đằng 12g, Thạch quyết minh 16-20g, Bá tử nhân 12-16g, Cúc hoa 12g, Câu kỷ tử 12-16g Sắc uống ngày một thang

+ Khí Aâm Lưỡng Hư Hợp Với Ưù Huyết, Đờm Uất: Mệt mỏi, ngực đau lâm râm, ngắn hơi, họng có đờm nhưng miệng khô, ra mồ hôi, ngũ tâm phiền nhiệt, chất lưỡi tím bầm, khô, ít rêu, mạch Hư, Tế, Sác hoặc Kết Đại

Điều trị: Bổ khí âm kiêm hoạt huyết, hóa đờm Dùng bài ‘Chích Cam Thảo Thang’ hợp với ‘Sinh Mạch Tán’ gia giảm: Ngọc trúc 12-16g, chích Cam thảo 6-8g, Nhân sâm 6-10g, Hoàng kỳ 12-20g, Mạch môn 12-16g, Ngũ

vị tử 6-8g, Sinh địa 12-16g, Đơn sâm l2-16g, Qua lâu 12g, A giao (hòa uống) 12g, Quế chi 6g, Gừng tươi 6-12g

Nếu hoa mắt, đau đầu: thêm Cúc hoa, Kỷ tử; Đau lưng, mỏi gối thêm Tang ký sinh, Sơn thù, Xuyên Ngưu tất; Tim hồi hộp, mất ngủ thêm Táo nhân (sao), Long nhãn nhục, Viễn chí

Trang 11

Chứng đau thắt ngực biểu hiện lâm sàng thường là hư thực lẫn lộn, diễn tiến thay đổi nhiều, trên dây chỉ nêu một số thể bệnh thường gặp Hư chứng thường là khí hư hoặc khí âm hư, thực chứng thường là can dương thịnh hoặc kiêm huyết ứ, kiêm thấp đàm, khi điều trị cần chú ý, khi cấp diễn phải kết hợp thuốc Tây, oxy liệu pháp cấp cứu kịp thời

C- MỘT SỐ BÀI THUỐC KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ ĐAU THẮT NGỰC

(Theo sách ‘Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn’):

+ Quan Tâm Đơn sâm Hoàn (Hứa Thiểu Vinh và cộng sự): Sâm tam thất, Đơn sâm, Giáng hương chế thành hoàn, mỗi lần 3 hoàn, ngày 3 lần, 30 ngày là một liệu trình

Tác dụng chủ trị: Hoạt huyết, hóa ứ, lý khí, trị bệnh động mạch vành, đau thắt ngực

+ Kiện Tâm Linh (Khoa Nội Bệnh Viện Trực Thuộc Học Viện Trung

Y Sơn Đông): Hoàng kỳ 45g, Đảng sâm 80g, Đơn sâm 80g, Khương hoàng 9g hoặc Uất kim 9g), Huyền hồ (hoặc Huyền hồ bột hòa uống), Quế chi 9g, chích Cam thảo 6g, sắc uống

Trang 12

Biện chứng gia giảm: Đờm thấp nhiều thêm Qua lâu, Phỉ bạch, Bán hạ, Trần bì, Bạch giới tử, Hoắc hương, Bội lan Âm hư bỏ Quế chi thêm Sa sâm, Mạch môn, Hoàng tinh, Ngọc trúc, Thạch hộc Dương thịnh thêm Cúc hoa, Câu đằng, Trân châu mẫu Huyết ứ nặng thêm Xuyên khung, Hồng hoa, Xích thược, Sinh bồ hoàng

+ Hy Thiêm Kiện Tâm Phương (Bệnh viện giải phóng quân Quảng Châu): Mao đông thanh căn 2,5kg, Hy thiêm thảo, Xuyên Hồng hoa 90g, Đơn sâm 90g: Sâm tam thất 120g, Giáng hương 30g, Băng phiến 6g, tán bột trộn đều, trộn nước làm hoàn Ngày uống 3 lần mỗi lần 6g

Tác dụng chủ trị: Bổ Can Thận, ích nguyên khí, thông hung tý Trị bệnh động mạch vành, đau thắt ngực

Đã dùng trị 10 ca đau thắt ngực sau 3 liệu trình (mỗi liệu trình 30 ngày) kết quả tốt 75,5%, có kết quả 95,9%)

Chế phụ phiến 15g (sắc trước,) Can khương 6g, bột Nhục quế 3g (hòa thuốc uống) Đương qui 12g, Tế tân 6g, Phỉ bạch 80g, Xích thược 10g, Bạch thược 30g), Hoàng kỳ 30g, Nhũ hương 10g, Một dược 10g, Tất bát 10g, Chích thảo 6g sắc uống Ngày một thang, uống liên tục một tháng (trị cơn đau thắt ngực sợ lạnh, chân tay lạnh)

Trang 13

b) Sài hồ 15g, Uất kim 12g, Bạch thược 12g, Diên Hồ sách 10g, Chích thảo 6g, Quế chi 10g, Đơn sâm 30g, Khương hoạt 10g, Tế tân 6g, Chế phụ phiến 10g sắc nước uống Ngày một thang uống 15 - 80 ngày [dùng cho trường hợp đau nhiều ở mạn sườn] (Bách Bệnh Lương Phương)

Sao Bạch thược 50g, Cam thảo 12g, Đơn sâm 30g, Câu đằng 12g, Sơn giáp 12g, Dã Cúc hoa 45g, Phục linh 10g, Mạch đông 30g, Uy linh tiên 10g, Lạc thạch đằng 30g, Kê huyết đằng 80g, Ngô công 2 con, Ô tiêu xà 20g Sắc nước uống [dùng trong trường hợp âm hư dương kháng] (Bách Bệnh Lương Phương)

d) Bạch thược 50g, Cam thảo 10g, Sa sâm 20g, Mạch đông 20g, Sinh địa 30g, Đương quy 80g, Câu kỷ 15g, Xuyên luyện tử 10g, Uất kim 12g, Kê huyết đằng 30g, Toàn yết 10g, Ngô công 2 con Sắc uống [dùng cho cơn đau thắt ngực do tinh thần bị kích động] (Bách Bệnh Lương Phương)

+ Dùng mô ngón tay cái xoa bóp huyệt Linh đạo cho mềm trong 1 phút rưỡi, sau đó đè ép mạnh lên huyệt trong 2 phút, sau cùng lại nắn bóp trong 1 phút rưỡi Mỗi ngày làm một lần, 15 ngày là một liệu trình Mỗi liệu trình cách nhau 3 ngày (Trung Hoa Bí Thuật Châm Cứu Trị Liệu)

Trang 14

+ Châm huyệt Nội quan một bên, sâu 0,5-0,7 thốn Sau đó nối với máy châm, xung điện bổ (Trung Hoa Bí Thuật Châm Cứu Trị Liệu)

+ Châm huyệt Nội quan hai bên Khi đắc khí thì vê kim 120-180 độ, tần suất 80-100 lần/phút., vê kim 2 phút xong, lưu kim 15 phút Cách một ngày làm một lần 12 lần là một lần điều trị (Trung Hoa Bí Thuật Châm Cứu Trị Liệu)

Ghi chú: Trong quá trình mắc bệnh, cơn đau tim có thể đỡ dần trái lại nặng hơn lên Biến chứng thường thấy nhất là chết đột ngột (40-50%), rồi đến tắc động mạch Tim (25%) Do đó, bệnh nhân cần biết giữ gìn, không làm việc gắng sức, tránh tắm lạnh, gió lạnh, tránh xúc động mạnh

Kinh Nghiệm Điều Trị Của Nhật Bản (Theo ‘Chinese Herbal Medicine And The Problem Of Agging’)

+ Chi Tử Xị Thang và Chi Tử Cam Thảo Xị Thang dùng trong trường hợp ngực đau nặng và xung huyết huyết ngực đột ngột xuất hiện

Chi tử giống như Hoàng cầm là chất làm cho mạch máu săn lại và làm giảm đau Đậu xị được chế biến, là một chất có tác dụng hạ sốt, giảm nhẹ xung huyết ở ngực và dạ dày

Trang 15

+ Quế Chi Sinh Khương Chỉ Thực Thang: có tác dụng làm giảm nhẹ cơn đau đột ngột có cảm giác như dao cắt vào tim

+ Qua Lâu Phỉ Bạch Bán Hạ Thang:dùng trong trường hợp đau nthắt ngực do hút thuốc nặng, có cơ thể khoẻ mạnh, đờm đặc và xung huyết ngực

+ Đương Quy Thang dùng trong trường hợp sá mặt xanh xao, ngực đau thể hàn kèm đau lan ra sau lưng

+ Sài Hồ Gia Long Cốt Mẫu Lệ Thang: dùng trong trường hợp bệnh nhân thể tạng bình thường, nặng dưới tim, đau tim, hồi hộp dễ kích động dẫn đến rối loạn thần kinh tim

BỆNH ÁN ĐIỂN HÌNH

Bệnh Án Đau Thắt Ngực Do Xơ Động Mạch Vành

(Trích trong (Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng)

Phan X, nữ, 49 tuổi, nhân viên, khám cấp cứu sáng 17-5-1978 Bệnh nhân sáng sớm dậy đột nhiên thấy vùng trước tim đau nhức, lan ra đau khắp vùng sau vai trái, chân tay lạnh toát, mặt xanh tái, ngậm viên Nitroglycerin 1,6mg thì cảm giác có dễ chịu ít nhiều Bệnh nhân có bệnh sử động mạch vành đã 3 năm Lần sau đến khám có làm xét nghiệm kiểm tra và làm điện

Trang 16

tâm đồ, chẩn đoán là bệnh xơ động mạch vành Đây là khí trệ huyết ứ phải trị bằng phép lý khí đạo trệ, hóa ứ chỉ thống Dùng bài thuốc "Quan Tâm Trục Ứ Thang’ (Sinh bồ hoàng 15g, Ngũ linh chi 15g, Nguyên hồ 15g, Sinh sơn tra 25g, Đan sâm 25g, Qua lâu bì 15g, Cát căn 15g, Chỉ xác 15g, Uất kim 30g, Bạch chỉ 15g, Ngu tất 15g, Thất Ly Tán 1 túi (chia hai lần uống với nước thuốc) Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia 2 lần) Uống 4 thang đã bớt đau hẳn ở vùng trước tim, chân tay ấm, sắc mặt hồng nhuận Cho uống thêm

3 thang nữa đồng thời chú ý điều lý việc ăn uống, yên tâm nghỉ ngơi Ngày

24 tháng 5 đến khám, vùng trước tim cơ bản hết đau nhói, mạch đập 110 lần/phút Xét nghiệm máu và kiểm tra điện tâm đồ đều chứng tỏ tình trạng tim tốt Dặn uống thêm 4 thang bài thuốc đó Ngày 29 tháng 5 khám lại, chứng đau vùng tim hết hẳn, chân tay ấm, sắc mặt bình thường, rìa lưỡi vốn

cơ bản tím đã nhạt đi, mạch Trầm Hoãn, ăn uống tăng, huyết áp 120/80mmHg, mạch đập 105lần/phút Kiểm tra điện tâm đồ như trước Dùng bài thuốc trên bỏ Nguyên hồ, Cát căn, Bạch chỉ thêm Bán hạ 15g, Lục thần khúc 15g, Đảng sâm 15g, Đương qui 15g Dặn uống tiếp 4 thang Ngày 25 tháng 6 bệnh nhân đến làm các xét nghiệm đều thấy gần như bình thường, không cảm thấy có gì khó chịu Do đó cho 1 lọ Quan Tâm Tô Hợp Hoàn, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên Lại dặn chú ý vấn đề sinh hoạt, đi đứng,

Ngày đăng: 09/07/2014, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w