Giải pháp quản lý lưu vực sông

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC (Trang 34 - 37)

Quản lý tổng hợp TNN và quản lý lưu vực sông là hướng đi phù hợp với xu thế chung của thế giới hiện nay, bao gồm 3 nội dung chính là phát triển (quy hoạch và xây dựng công trình), quản lý (phân bổ, giải quyết tranh chấp, quản lý ô nhiễm...) và bảo vệ (bảo vệ rừng, quản lý phân bón, thuốc trừ sâu, cơ cấu mùa vụ... trong sản xuất nông nghiệp, bảo vệ dải ven bờ...).

Các nước phát triển, quản lý tổng hợp TNN và quản lý tổng hợp lưu vực sông chủ yếu thực hiện nội dung “quản lý” hơn là “phát triển”, bởi hầu như công trình khai thác và sử dụng nước theo quy hoạch đã được xây dựng, kiểm soát 80-100% nguồn nước trên từng lưu vực sông, trong khi ở nước ta hiện có chỉ mới kiểm soát khoảng 50% dòng chảy trên các dòng sông. Vì thế, để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nội dung “phát triển” xem chừng quan trọng hơn nội dung “quản lý”. Vì thế, học tập những cái hay, cái mới ở các nước phát triển nhưng chúng ta cũng cần có những bước đi phù hợp với thực tế của nền kinh tế và dân trí. Trong khi chuẩn bị cho những sự phân định rạch ròi khi chạm đến ranh giới “phát triển trong bảo vệ”, cần tỉnh táo hơn trong sự cộng tác để thực thi quan điểm “bảo vệ trong phát triển “. Sự phối hợp chặt chẽ, có trách nhiệm giữa các bộ/ngành sử dụng nước sẽ là cách thức hợp lý nhất cho chức năng “quản lý” trong điều kiện hiện nay.

Kinh nghiệm của các nước, công cụ chủ yếu để quản lý tốt lưu vực sông là thực hiện quy hoạch lưu vực sông đáp ứng được mục tiêu phát triển của các ngành. Thực tế ngày càng chứng minh vai trò quan trọng của ngành thuỷ lợi đối với sự phát triển kinh tế của đất nước.

Xét về bản chất vật lý và quá trình vận động của nguồn nước, nước sẽ không trở thành tài nguyên nếu không có những tác động của con người hay nói một cách cụ thể hơn là các công trình để tận dụng những điểm lợi của nguồn nước và hạn chế những mặt hại của nó, như khi mưa nhiều thì sinh lũ, không mưa thì gây hạn

dân cư thưa thớt, các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội chưa nhiều thì nhu cầu sử dụng nguồn nước còn thấp, ngược lại, vùng đồng bằng và đô thị với dân cư đông đúc, các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội cao thì nhu cầu nước lại ngày càng nhiều hơn, sức ép lên nguồn cấp nước cũng vì thế gia tăng.

Các công trình thuỷ lợi là những biện pháp hữu hiệu giúp ta kiểm soát được sự phân bổ không hợp lý một cách tự nhiên của nguồn nước, cả theo thời gian và không gian. (Ở đây, cần hiểu đúng công trình thủy lợi là công trình bao gồm cả phục vụ tưới, tiêu, phát điện, cấp nước sinh họat, công nghiệp, phòng lũ, bảo vệ môi trường..., chứ không phải công trình thủy nông).

Do vậy, để phân bổ, điều hoà nguồn nước giữa các mùa, các vùng miền nhằm đáp ứng được các nhu cầu cần thiết, cũng như các mục tiêu sử dụng khác thì không còn giải pháp nào khác là phải xây dựng và phát triển các công trình kiểm soát dòng chảy trên từng lưu vực sông, cho nên khi nói đến khai thác TNN là cần phải nói đến các công trình thuỷ lợi.

Công trình thủy lợi chính là cầu nối quan trọng nhất, là bản chất thực nhất của quản lý TNN. Mặt khác, cũng cần phải hiểu rằng TNN chỉ là một mảng của lưu vực sông, và như vậy, quản lý TNN cũng chỉ là một trong những hoạt động của quản lý lưu vực sông. TNN gắn liền với lưu vực sông, nhưng TNN sẽ không thể nào quản lý được nếu không gắn liền với các họat động phát triển trên bề mặt lưu vực.

Để có được những tổ chức lưu vực hiệu lực và hiệu quả, trước mắt cần sớm thành lập các tổ chức lưu vực sông lớn và liên tỉnh với đầy đủ chức năng, quyền hạn để có thể điều phối, giám sát 6 nhóm hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ TNN, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông theo quy định tại Khoản 1 Điều 72 của Luật TNN 2012 và Nghị định số 201/2013/NĐ- CP. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định việc thành lập các tổ chức lưu vực sông Hồng-Thái Bình, sông Cửu Long (Mê Công) theo đề nghị của Bộ TN&MT, Bộ TN&MT sẽ thành lập các tổ chức lưu vực sông liên tỉnh (trừ 2 lưu vực sông nói trên) theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan quản lý chuyên ngành về TNN. Các Bộ,

ngành và địa phương liên quan cần tuân thủ và nghiêm chỉnh thực thi các quy định của Luật TNN, các Nghị định về quản lý lưu vực sông liên quan.

Về cơ cấu tổ chức, các thành viên của tổ chức lưu vực sông cần có sự tham gia đầy đủ và thích hợp của cơ quan quản lý, hộ khai thác sử dụng nước, chính quyền địa phương và các bên có liên quan trong lưu vực. Tổ chức lưu vực sông phải tham gia trong quá trình ra quyết định đối với các quy hoạch, kế hoạch, dự án khai thác, sử dụng nước với vai trò tư vấn, tham vấn đầy đủ và kịp thời với các bên liên quan.

Do hiện nay hầu như ngành nào cũng đã có quy hoạch, kế hoạch riêng, Nhà nước cần tận dụng tối đa những thành quả song phải đi kèm với việc rà soát, hài hòa hóa và điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch nếu cần thiết.

Cuối cùng, bộ máy giúp việc các tổ chức lưu vực sông phải là cơ quan chuyên trách, cán bộ nhân viên đảm bảo yêu cầu về năng lực, được trang bị cơ sở vật chất và phân bổ kinh phí hoạt động cần thiết. Hiện nay Cục Quản lý TNN đã thành lập các Chi Cục Quản lý TNN khu vực Bắc Trung Bộ, khu vực miền Trung – Tây Nguyên và khu vực Nam Bộ với nhiều chức năng, trong đó có “thực hiện nhiệm vụ Văn phòng giúp việc các tổ chức lưu vực sông trên địa bàn khu vực”(Cục Quản lý TNN, 2015). Đây cũng là một thách thức trong bố trí bộ máy giúp việc bởi các khu vực nói trên có một số lưu vực sông lớn hoặc liên tỉnh mà việc điều hành, giám sát là vô cùng phức tạp. Nếu bộ máy giúp việc không đáp ứng các yêu cầu quản lý nghiêm ngặt, những bất cập hiện tại có thể sẽ lặp lại.

Chương 4

QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở MỘT SỐ TỈNH, THÀNH PHỐ

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC (Trang 34 - 37)