Quy hoạch TNN của tỉnh Khánh Hòa

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC (Trang 41 - 47)

Ngày 15/12/2015, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 33/2015/QĐ- UBND quy định về quản lý TNN trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Quyết định này quy định các hoạt động về quản lý, bảo vệ, thăm dò, khai thác, sử dụng TNN (trừ nước khoáng và nước nóng thiên nhiên), xả nước thải vào nguồn nước, hành nghề khoan nước dưới đất (gọi chung là hoạt động TNN) trên địa bàn tỉnh và được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) có hoạt động liên quan đến TNN và các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý về TNN trên địa bàn tỉnh.

KẾT LUẬN

TNN là thiết yếu đối với cuộc sống của con người, là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Lịch sử phát triển cho thấy các nền văn minh của loài người đều gắn liền với các dòng sông và nguồn nước. Từ nền văn minh cổ đại Ai Cập, Asiro-Babilon, La Mã ..gắn với sông Nil, sông Tigris, nền văn minh Ấn Độ với sông Indus, văn minh Trung Quốc với sông Hoàng Hà, nền văn minh Khơ Me một thời gắn với sông Mê Công v..v. Có thể nói nước là nguồn tài nguyên quyết định sự tồn vong và phát triển của bất cứ quốc gia, dân tộc nào trên trái đất.

Bên cạnh đó, việc quy hoạch tài nguyên nước là rất cần thiết ở mỗi khu vực, quốc gia, tỉnh thành để bảo vệ tài nguyên nước và sử dụng tài nguyên nước hợp lý cho các hoạt động sản xuất, sinh hoạt. Việt Nam có Quyết định phê duyệt chiến lược quốc gia về tài nguyên nước (Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg) với các quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo rõ ràng; các mục tiêu cụ thể về bảo vệ tài nguyên nước, khai thác và sử dụng tài nguyên nước, phát triển tài nguyên nước và giảm thiểu tác hại do nước gây ra cũng như nâng cao năng lực quản lý tài nguyên nước. Các nhiệm vụ chủ yếu được đề cập đến là tăng cường bảo vệ nguồn nước và bảo vệ hệ sinh thái thủy sinh; bảo đảm tính bền vững, hiệu quả trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phát triển bền vững tài nguyên nước; giảm thiểu tác hại do nước gây ra; hoàn thiện thể chế tổ chức cũng như tăng cường năng lực điều tra, nghiên cứu, phát triển công nghệ; đề ra các giải pháp cụ thể và tổ chức thực hiện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Chiến lược Quốc gia về TNN đến năm 2020.

Hà Nội, 2006.

2. Nguyễn Thanh Sơn, 2005. Đánh giá tài nguyên nước Việt Nam, Nhà xuất bản giáo dục 2005.

3. Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg về phê duyệt Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020.

4. Luật TNN năm 1998. 5. Luật TNN năm 2012.

6. TS Tô Văn Trường, 2013, quản lý lưu vực sông thách thức và giải pháp Ban chủ nhiệm chương trình nghiên cứu khoa học KC08/11-15 Bộ Khoa học & Công nghệ.

7. ThS. Huỳnh Thị Lan Hương, 2014, quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông lô - chảy. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường.

PHỤ LỤC

Dưới đây là một số hình ảnh tại Hội thảo khoa học “Nước là cốt lõi của phát triển bền vững”:

Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Thái Lai và Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lại Thanh Sơn đồng chủ trì Hội thảo

Hội thảo có sự tham dự của gần 200 đại biểu đại diện cho các cơ quan, ban ngành của trung ương và địa phương

Đ/c Lại Thanh Sơn - Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang phát biểu khai mạc tại Hội thảo

Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước lê Hữu Thuần trình bày tham luận "Quản lý nước để phát triển bền vững"

Ths. Nguyễn Thị Phương Lâm trình bày tham luận "Nước và phát triển bền vững"

Ths. Nguyễn Đức Vinh trình bày tham luận "Liên kết Nước - Năng lượng - Lương thực: Thách thức cho phát triển bền vững ở Việt Nam"

Nhà báo Lê Bích trình bày tham luận " Giếng làng và các giá trị tâm linh"

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w