1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BỆNH HỌC THỰC HÀNH - BÀO TRỞ doc

5 330 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 125,61 KB

Nội dung

BỆNH HỌC THỰC HÀNH BÀO TRỞ Đại Cương Có thai mà bụng trên hoăïc bụng dưới đau, có khi vì vậy mà gây nên chứng thai động không yên, được gọi là Bào Trở, Lậu Bào, Nhâm Thần Phúc Thống. Tương đương với chứng Động thai và Những biến chứng lúc có thai. Nguyên Nhân Theo sách ‘Kim Quỹ Yếu Lược’, do hàn ở tử cung gây nên bệnh. Sách ‘Kim Quỹ Yếu Lược’ viết: “Có thai 6-7 tháng, mạch Huyền, sốt, thai căng lớn, bụng đau, sợ lạnh, do tử cung mở ra, nên dùng bài ‘Phụ Tử Thang’ để làm ấm ‘tử tạng’» và “Có thai mà ra máu, có thai mà bụng đau, gọi là chứng Bào Trở, nên dùng bài Giao Ngải Thang làm chủ»… Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ cho rằng: “Chứng Lậu bào là có thai đã 3 tháng mà kinh nguyệt lại xuống, do mạch Xung, Nhâm hư yếu, không ức chế được kinh huyết, Thái dương và Thiếu âm». mạch Xung, Nhâm được coi là biển của huyết, đều bắt đầu từ trong bào cung, liên hệ với kinh Tiểu trường [thủ Thái dương] và kinh Tâm [thủ Thiếu âm] hai đường kinh này quan hệ biểu lý với nhau, trên là sữa dưới là kinh nguyệt. Người có thai kinh nguyệt sở dĩ dứt là dồn lại để dưỡng thai và tích lại thành sữa. Khí của mạch Xung, Nhâm hư thì Tâm bào sẽ tiết lậu, không ngăn được kinh huyết, cho nên tinh thủy thường chảy xuống, gọi là chứng Bào trở. Sách ‘Trung Y Phụ Khoa Giảng Nghĩa’ viết: “Gọi là chứng giảo, nghĩa là trong bụng đau quặn, do huyết không đủ mà thủy lại xâm lấn thì thai không được nuôi dưỡng mà lại sinh hại nữa, làm sao mà không đau quặn bụng. Nguyên nhân có thai mà bụng đau là do huyết hư có nước. Dựa theo bài ‘Đương Quy Thược Dược Tán’, dùng các vị Bạch truật, Trạch tả, Phục linh, câu nói này của Vưu Tài Kinh rất đáng tin. Trần Tự Minh nhận thức về nguyên nhân bệnh này có vẻ tổng quát hơn, ông cho rằng: “Có thai mà bụng, ngực đau có thể vì trước đó có hàn hoặc mới bị cảm phong hàn, đều do tạng hư yếu mà gây nên… đa số do phong hàn, thấp hàn, đờm ẩm, có quan hệ với tạng khí cho nên gây nên bụng đau… Có thai 4-5 tháng trở lên, giữa ngực bụng thường có khí căng đầy, tức, đau hoặc sôi bụng gây nên nôn mửa, kém ăn, đó là do tức giận, lo nghĩ quá độ gây nên». Sách ‘Trung Y Phụ Khoa Học’ nêu lên 3 nguyên nhân chính là: . Huyết Hư: Có thai mà cơ thể vốn bị huyết hư, hoặc thiếu máu quá nhiều hoặc Tỳ [nguồn sinh hóa bất túc nên huyết bị hư]. . Hư Hàn: Phụ nữ cơ thể vốn bị hư hàn, có âm hàn bên trong, không thể sinh ra huyết, không hành được huyết, bào mạch không được sưởi ấm khiến cho hàn bốc lên làm cho khí huyết vận hành không thoải mái, bào mạch bị ngăn trơ, vì vậy gây nên bụng đau. . Khí Uất: Phụ nữ vốn bị uất ức hoặc tình chí bị tổn thương, khí uất thì huyết vận hành không thông, bào mạch bị trở trệ, không thông thì đau, vì vậy gây nên đau bụng. Triệu Chứng + Huyết Hư: Có thai, tự nhiên đau bụng dưới, đầu váng, hồi hộp, mất ngủ, hay mơ, sắc mặt vàng úa, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Tế Hoạt. Điều trị: Bổ huyết, dưỡng huyết, chỉ thống, an thai. Dùng bài Đương Quy Thược Dược Tán [Kim Quỹ Yếu Lược] bỏ Trạch tả, thêm Đảng sâm: Đương quy, Bạch thược, Xuyên khung, Bạch truật, Phục linh, Đảng sâm. [Đương quy, Xuyên khung dưỡng huyết, hoạt huyết, hành huyết cho khỏi trệ; Bạch thược dưỡng huyết, chỉ thống; Đảng sâm, Phục linh kiện Tỳ, ích khí là nguồn của việc sinh hóa]. + Hư Hàn: Có thai bụng đau, thích ấm, thích xoa bóp, tay chân co rút, không có sức, sắc mặt không tươi, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Tế Hoạt. Điều trị: Noãn cung, chỉ thống, dưỡng huyết, an thai. Dùng bài Giao Ngải Thang [Kim Quỹ Yếu Lược]: A giao, Ngải diệp, Đương quy, Xuyên khung, Bạch thược, Can địa hoàng, Cam thảo. [Ngải diệp noãn cung, chỉ thống; Đương quy, Xuyên khung dưỡng huyết, hành trệ; Bạch thược, Cam thảo hoãn cấp chỉ thống; A giao, Địa hoàng dưỡng huyết, an thai]. + Khí Uất: Có thai bụng đau, tinh thần uất ức hoặc phiền muộn, dễ tức giận, hông sườn đầy trướng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi nhạt, mạch Huyền Hoạt. Điều trị: Thư Can, giải uất, chỉ thống, an thai. Dùng bài Tiêu Dao Tán thêm Tô ngạnh, Trần bì Nếu uất hóa nhiệt, thêm Chi tử, Hoàng cầm để thanh nhiệt, lương huyết, hòa doanh, chỉ thống. Y ÁN CÓ THAI BỤNG ĐAU (‘Trích trong ’Y Lược Lục Thư’) Một người có thai bị đau bụng, thai động không yên. Khí từ bên dưới bốc lên mặt phía bên trái, có lúc mặt bị sưng lên, tiểu không thông, mạch Sác, Trầm, Huyền. Đó là chứng Can hỏa uất trệ, Can khí không đưa lên được. Cho uống bài ‘Tiểu Sài Hồ Thang’ thêm Thanh bì, Sơn chi để thanh Can hỏa, hóa Can khí thì bớt bệnh. Sau đó vì tức giận làm cho khí nghịch lên khiến bụng dưới đầy cứng, tiểu không thông, thai động không yên. Đó cũng là do Can mộc thịnh làm cho hỏa của Can bùng lên. Cho uống Long Đởm Tả Can Thang, uống một thang thì bụng hết trướng, bớt đau, tiểu thông. Sau đó cho uống bài Tứ Quân Tử Thang thêm Thăng ma, Sài hồ để bồi thổ, thăng dương thì thai được yên‘’ . BỆNH HỌC THỰC HÀNH BÀO TRỞ Đại Cương Có thai mà bụng trên hoăïc bụng dưới đau, có khi vì vậy mà gây nên chứng thai động không yên, được gọi là Bào Trở, Lậu Bào, Nhâm Thần Phúc. mà ra máu, có thai mà bụng đau, gọi là chứng Bào Trở, nên dùng bài Giao Ngải Thang làm chủ»… Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ cho rằng: “Chứng Lậu bào là có thai đã 3 tháng mà kinh nguyệt lại. dưỡng thai và tích lại thành sữa. Khí của mạch Xung, Nhâm hư thì Tâm bào sẽ tiết lậu, không ngăn được kinh huyết, cho nên tinh thủy thường chảy xuống, gọi là chứng Bào trở. Sách ‘Trung Y Phụ

Ngày đăng: 09/07/2014, 11:20