1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BỆNH HỌC THỰC HÀNH ĐẦU ĐAU docx

12 432 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 140,35 KB

Nội dung

BỆNH HỌC THỰC HÀNH ĐẦU ĐAU Đầu đau là chứng trạng của nhiều bệnh từ ngoại cảm đến nội thương, chấn thương Các cơn đau xẩy ra do các cơ quan nhậy cảm với cảm giác đau ở trong và ngoài sọ não bị kích thích. YHCT cho là do ngoại tà xâm nhập vào kinh lạc, đưa lên đầu, khí thanh dương bị ngăn trở hoặc do công năng của các tạng phủ bị mất điều hòa, khí huyết hư tổn làm cho não bị hư yếu, thường liên quan đến can, thận, tỳ. Cũng có thể do té ngã, chấn thương hoặc bệnh lâu ngày làm cho khí trệ, huyết ứ gây nên. Trên lâm sàng, cần căn cứ vào vị trí đau để liên hệ với các kinh lạc, tạng phủ gây ra đau đầu. Trên lâm sàng thường gặp 2 loại sau: Đau đầu do ngoại cảm và do nội thương. A- ĐAU ĐẦU DO NGOẠI CẢM: Thường gặp các thể bệnh sau: 1- Thể phong hàn: - Triệu chứng: Thường đau sau khi cảm phải gió lạnh, đau cả lưng gáy, không khát nước, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Phù Khẩn. - Phép trị: Sơ phong tán hàn. Dược: dùng bài Xuyên Khung Trà Điều Tán gia giảm. - GT: Trong bài, Xuyên khung Kinh giới, Phòng phong, Khương hoạt, Bạch chỉ, Tế tân lấy vị cay, tính ôn để sơ tán phong hàn; Bạc hà vị cay, tính mát cùng dùng để sơ tán phong tà và điều hoà bớt tính nóng của các vị thuốc trên; Cam thảo hoà trung, ích khí, điều hoà các vị thuốc; Lá Trà vị đắng, tính hàn để điều hoà các thuốc cay nóng. 2. Thể phong nhiệt: Chứng: Đau đầu, đầu căng tức, sốt, sợ gió, mắt đỏ, mặt hồng, khát nước, nước tiểu vàng hoặc táo bón, rìa lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng vàng, mạch Phù Sác hoặc Sác. Phép trị: Khu phong, thanh nhiệt. Dược: Khung Chỉ Thạch Cao Thang gia giảm. Trong bài, Xuyên khung, Bạch chỉ, Cúc hoa, Thạch cao để sơ phong, thanh nhiệt, bỏ Khương hoạt và Cao bản vì 2 vị này vị cay, tính ôn, thêm Bạc hà, Chi tử, Hoàng cầm để sơ phong, thanh nhiệt. Nếu táo bón thêm Đại hoàng để tả nhiệt, thông trường. 3. Thể phong thấp - Chứng: Đau nặng đầu, cơ thể nặng nề, ngực tức, kém ăn, rêu lưỡi trắng dầy, mạch Nhu hoặc Hoạt. - Phép trị: Khu phong trừ tbấp. - Điều trị: Khương Hoạt Thắng Thấp Thang gia giảm. Khương Hoạt Thắng Thấp Thang (Tỳ Vị Luận): Cảo bản 8g, Chích thảo 4g, Độc hoạt 8g, Khương hoạt 8g, Mạn kinh tử 8g, Phòng phong 8g, Xuyên khung 4g. - GT: Trong bài dùng Khương hoạt, Xuyên khung, Phòng pbong, Mạn kinh tử, Cảo bản để khu phong, táo thấp. Nếu thấp tbắng: biẻu hiện bằng ngực tức, chân tay nặng nề, ăn kém: thêm Ý dĩ, Hậu phác, Cbỉ xác, Trần bì, Thương truật để hành khí, táo thấp. B- ĐAU ĐẦU DO NỘI THƯƠNG 1- Thể can dương thịnh: - Chứng: Đau đầu căng kèm chóng mặt, có lúc hoa mắt, bứt rứt hay cáu gắt, khó ngủ, ngủ hay giật mình, mặt đỏ, miệng khô, rêu lưỡivàng, rìa lưỡi đỏ, mạch Huyền Sác. - Phép trị: Bình can, tiềm dương, dưỡng âm. - Điều trị: Tbiên Ma Câu Đằng Ẩm gia giảm. Thiên Ma Câu Đằng Ẩm (Tạp Bệnh Chứng Trị Tân Nghĩa): Câu đằng 12g, Dạ giao đằng 10g, Đỗ trọng 10g, Hoàng cầm 10g, Ích mẫu 12g, Ngưu tất 12g, Phục thần 12g, Sơn chi 12g, Tang ký sinh 12g, Thạch quyết minh 20g, Thiên ma 8g. - GT: Trong bài dùng Thiên ma, Câu đằng, Thạch quyết minh bình can, tiềm dương, tức pbong; Chi tử, Hoàng cầm thanh nhiệt ở can và tâm; Phục thần, Dạ giao đằng an thần; Thêm Sinh địa, Câu kỷ tử, Nữ trinh tử dưỡng âm; Nếu đau đầu nhiều, mắt đỏ, miệng đắng, sườn đau, táo bón, mạch Huyền Sác, thêm Long đởm thảo, Đại hoàng để thanh can, tả hoả. 2. Thể đờm thịnh: - Chứng: Đau đầu, đầu căng tức, buồn nôn, nôn ra đờm, bụng trướng, ngực đầy tức, rêu lưỡi dầy nhớt, mạch Hoạt. - Phép trị: Hoá đờm, giáng nghịch. - Điều trị: dùng bài Bán Hạ Bạch Truật Thiên Ma Thang gia giảm. Bán Hạ Bạch Truật Thiên Ma Thang (Tỳ Vị Luận): Bạch truật 12g, Bán hạ 8g, Cam thảo 4g, Phục linh 12g, Thiên ma 8g, Trần bì 8g. - GT: Trong bài, Bán hạ, Bạch truật. Trần bì, Phục linh Sinh khương ht~á đàm thấp, giáng nghịch chỉ ấu, Thiên ma trỉ đau đầu chóng mặt. 3. Thể huyết ứ: - Triệu chứng: Đau đầu cố định một chỗ, kéo dài không khỏi, đau như dùi đâm, có thể có tiền sử chấn thương ở đầu.Lưỡi tím hoặc có điểm ứ huyết, mạch tế sáp. - Phép trị: Hoạt huyết hoá ứ: - Điều trị: dùng bài Đào Hồng Tứ Vật Thang gia giảm. Đào Hồng Tứ Vật Thang (Y Tông Kim Giám): Đương quy 8g Hồng hoa 2g Sinh địa 8g Táo nhân 12g Xích thược 8g Xuyên khung 8g Sắc uống - GT: Xuyên khung, Đương quy, Thục địa bổ huyết, hoà huyết; Xích thược, Hồng hoa, Đào nhân tiêu ứ, phá kết. Bệnh thường kéo dài, dùng Đương qui, Sinh địa tư bổ âm huyết. Khí hư thêm Nhân sâm, Hoàng kỳ bổ khí; Đau nhiều thêm Ngô công, Toàn Yết Địa long để tăng cương hoạt huyết chỉ thống. Biện chứng luận trị chứng đau đầu ngoài việc phân chia theo các thể bệnh trên còn cần chú ý vị trí đau. Thí dụ: + Đau vùng chẩm gáy liên hệ với kinh thái dương pbần lớn chọn dùng các vị Khương hoạt, Cảo bản. + Đau vùng trán liên hệ với kinh dương minh: thường dùng Cát căn, Bạch chỉ. + Đau 2 bên đầu, vùng tai, liên hệ với kinh thiếu dương: thường chọn dùng Xuyên khung, Sài hồ. + Đau ở đỉnh đầu hay ở mắt liên hệ với kinh quyết âm: thường nên dùng Ngô thù, Địa long để dẫn kinh làm tăng hiệu quả trị bệnh. Ngoài ra có loại đau nửa đầu gọi là thiên đầu th~ng, đau đột ngột và đau dữ dội hoặc bên trái boặc bên phải, hết đau người trở lại bình thường, phần lớn thuộc phong nhiệt ở kinh can, trị dùng các loại thuốc bình can tức phong như Xuyên khung, Bạch chỉ, Cao bản, Địa long, Toàn yết, Thiên ma, Cúc hoa. Nhiệt thịnh thêm Chi tử, Hoàng cầm, Long đởm tbảo, Đơn bì. Đờm nhiều thêm Trần bì, Đởm nam tinh. Bệnh lâu ngày, có triệu chứng huyết ứ nên thêm Đơn sâm, Xích thược để hoạt huyết hoá ứ. CHÂM CỨU TRỊ ĐẦU ĐAU (Theo sách ‘Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn’) 1- Đầu đau do Phong Nhiệt - Phép trị: Sơ phong, thanh nhiệt. Châm tả. - Huyệt dùng: Phong phủ + Phong trì + Ngoại quan + Thái dương. Nếu đau vùng trước đầu, thêm Thượng tinh, Án đường. - GT: Phong phủ là huyệt hội của mạch Đốc với mạch Dương duy và kinh Thái dương, có tác dụng tán phong, thanh nhiệt; Phong trì là huyệt hội của kinh túc Thiếu dươnớiiii mạch Dương duy và mach Dương kiều để khử phong; Ngoại quan tán phong, giải biểu; Thượng tinh sơ thông kinh khí của mạch Đốc; Thái dương, Ấn đường để tuyên tiết khí huyết ủng trệ ở đầu, giảm đau. 2- Đầu đau do Phong Hàn - Phép trị: Sơ tán phong hàn. Châm bình bổ, bình tả hoặc thêm cứu ấm. - Huyệt dùng: Đại chùy + Phong phủ + Liệt khuyết. Thêm Côn lôn. - GT: Đại chùy là huyệt hội của các kinh dương để sơ thông dương khí, tán hàn ở biểu; Phong phủ khứ phong; Liệt khuyết tuyên phế khí, khí được tuyên thông thì phong tà sẽ hết; Côn lôn sơ tiết khí của kinh túc thái dương, tán phong, hoạt lạc, chỉ thống. 3- Đầu đau do Phong Thấp - Phép trị: Sơ tán phong thấp. - Huyệt châm: Phong phủ, Đại chùy, Phong long, Đầu duy. Thêm Âm lăng tuyền, Tam âm giao. Châm tả. - GT: Phong phủ để tán phong; Đại chùy sơ thông khí của các kinh dương, giải phong thấp ở phần biểu; Phong long hóa đờm thấp. Hợp với Âm lăng tuyền, Tam âm giao để làm cho phong thấp được thanh, dương khí được thanh, chỉ thống. 4- Đầu dau do Phong Hỏa - Phép trị: Sơ tán phong hỏa. Châm tả. - Huyệt châm: Phong trì, Hợp cốc, Đại đôn, Hành gian. . Đau nửa đầu: thêm Hiệp khê, Suất cốc. . Đỉnh đầu đau: thêm Thông thiên, Bá hội. - GT: Phong trì, Hợp cốc để tán phong, thanh nhiệt; Đại đon, Hành gian để tiết can hỏa; Hiệp khê để sơ tiết đởm hỏa; Suất cốc để sơ thông kinh khí của kinh Thiếu dương; Thông thiên, Bá hội trị đỉnh đầu đau. 5- Đầu dau do Khí Hư - Phép trị: Bổ trung, ích khí. Châm bổ + cứu. - Huyệt châm: Khí hải, Quan nguyên, Túc tam lý, Bá hội. Phối hợp với Thái bạch. - GT: Khí hải, Quan nguyên để bổ nguyên khí; Túc tam lý, Thái bạch để kiện tỳ vị, bổ trung khí; Bá hội thăng khí lên, thanh dương. 6- Đầu đau do Huyết Hư - Phép trị: Bổ ích tâm tỳ. Châm bổ + cứu. - Huyệt châm: Tâm du, Cách du, Tỳ du, Túc tam lý. Phối hợp với Khí hải. - GT: Tâm du bổ ích tâm khí; Cách du bổ huyết; Tỳ du hợp với Túc tam lý để điều lý tỳ vị; Khí hải để bổ nguyên khí theo ý ‘Khí có thể sinh huyết’. 7- Đầu đau do Can Thận Hư - Phép trị: Tư can, bổ thận. Châm bổ. [...]... kinh, giảm đau 8- Đầu đau do Đờm Quyết - Phép trị: Địch đờm, giáng nghịch Châm tả - Huyệt châm: Trung quản, Phong long, Đầu duy, Thái dương - GT: Trung quản để điều vị, lý khí, giáng nghịch; Phong long giáng vị, hóa đờm trọc; Đầu duy, Thái dương để điều lý huyết tại chỗ, chỉ thống; Bá hội thăng thanh dương, khai khiếu, tỉnh đầu, mắt; Âm lăng tuyền khứ thấp ở tỳ trừ đờm trọc THAM KHẢO + Đầu Thống Tán... (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí):Toàn yết, Ngo công đều 10g, Cương tằm 20g tán bột Mỗi lần uôgs 2 – 3g, ngày 3 lần, với nước ấm Tác dụng: Tức phong, định kinh, tuyên tán, chỉ thống Trị đầu đau lâu ngày . BỆNH HỌC THỰC HÀNH ĐẦU ĐAU Đầu đau là chứng trạng của nhiều bệnh từ ngoại cảm đến nội thương, chấn thương Các cơn đau xẩy ra do các cơ quan nhậy cảm với cảm giác đau ở trong và. long để dẫn kinh làm tăng hiệu quả trị bệnh. Ngoài ra có loại đau nửa đầu gọi là thiên đầu th~ng, đau đột ngột và đau dữ dội hoặc bên trái boặc bên phải, hết đau người trở lại bình thường, phần. dưỡng âm; Nếu đau đầu nhiều, mắt đỏ, miệng đắng, sườn đau, táo bón, mạch Huyền Sác, thêm Long đởm thảo, Đại hoàng để thanh can, tả hoả. 2. Thể đờm thịnh: - Chứng: Đau đầu, đầu căng tức, buồn

Ngày đăng: 09/07/2014, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN