BỆNH HỌC THỰC HÀNH CHIẾN CHẤN Còn gọi là Chiến Chấn, Chấn Điệu. Chỉ tình trạng đầu hoặc tay lắc, rung. Nhẹ thì đầu hoặc tay hơi rung, còn có thể tự lo liệu được các công việc sinh hoạt thường ngày. Bệnh nặng, đầu và tay rung mạnh, hai tay rung liên tục hoặc kèm cứng cổ, tay chân bị co rút. Bệnh phát triển chậm nhưng dần dần nặng hơn. Thường gặp nơi người lớn tuổi, nam nhiều hơn nữ. Sách Nội Kinh không có tên bệnh Chiến Lật nhưng có mô tả loại gần giống. Thiên ‘Chí Chân Yếu Đại Luận’ (Tố Vấn) viết: “Chư phong trạo huyễn giai thuộc ư Can”, chứng ‘Trạo’ ở đây có ý nghĩa gần giống với chứng run trên. Thiên ‘Mạch Yếu Tinh Vi Luận’ (Tố Vấn) viết: “Cốt là phủ của tuỷ, nếu không bình thường sẽ gây nên chứng Chấn Điệu”. Thiên ‘Ngũ Thường Chính Đại Luận’ có nhắc đến kỳ bệnh (bệnh lạ) là chứng ‘Dao động’ (lắc qua lại), chứng ‘Điệu Huyễn Điên Bệnh’ và ‘Điệu Chấn Cổ Lật’. Các thầy thuốc sau này mới đề cập đến rõ hơn. Sách ‘Chứng Trị Chuẩn Thằng – Tạp Bệnh’ viết: “Chứng chiến (run) là dao (lắc), chấn là động. Gân mạch co lại mà không cầm nắm được, đó là tượng của phong… Cũng có thể thấy đầu lắc mà tay chân không run… tay chân động mà đầu không động. Đó là mộc khí thái quá mà kèm hoả hoá ra”. Sách ‘Y Học Cương Mục – Chiến Chấn’ viết: “Chiến là lắc, chấn là động. Phong hoả tương thừa, là tượng của động và lắc… Sách ‘Nội Kinh’ viết “Chư phong trạo huyễn, giai thuộc ư Can”, Trạo là chỉ chiến chấn vậy”. Nguyên Nhân + Phong Dương Nội Động: Thường do Thận suy lâu ngày, phòng dục quá sức, uống rượu nhiều hoặc ngộ độc thuốc khiến cho Thận khí bị bất túc, thận tinh suy hao, tinh khí suy giảm, hư dương nội động, não tuỷ không được nuôi dưỡng, thần cơ không đều, huyết mạch không thông, tâm thần bị xáo trộn gây nên. Cũng có thể do thận thuỷ bất túc thì can mộc không được nuôi dưỡng, hoặc do tức giận làm cho Can bị tổn thương, khí không thông, dương khí uất ở bên trong hoá thành nhiệt, sinh ra phong gây nên bệnh. + Tuỷ Hải Bất Túc: Bệnh lâu ngày làm cho thận suy, tinh thiếu hoặc do thất tình gây xáo trộn. Khi ưu tư quá thì làm tổn thương thần. Tinh sinh khí, khí sinh thần, thần bị tổn thương thì tinh bị tổn, khí bị hao, não tuỷ bất túc, thần không được nuôi dưỡng, gân mạch, cơ thể bị xáo trộn gây nên bệnh. + Khí Huyết Đều Hư: Tỳ là nguồn của khí, nếu Tỳ bị tổn thương thì trung khí sẽ bất túc, trung tiêu mất chức năng vận hoá, không sinh ra được tinh huyết, cho nên khí bị hư, huyết bị thiếu. Âm suy thì dương mạnh lên, dồn vào Can, Can dương tích độc hoặc tâm khí suy thiếu, tâm hoả không thông, âm khí bốc lên thần cơ bị tổn thương, gân mạch, cơ thể bị rối loạn gây nên bệnh. + Đờm Nhiệt Động Phong: Đa số do Phế, Tỳ và Thận hư yếu. Phế hư thì thuỷ dịch không thông điều được, đờm ẩm sẽ sinh ra bên trong. Tỳ hư thì trung châu không kiện vận được, tân dịch bị đình kết lại thành đờm, ẩm, thấp. Thận khí bất túc không ức chế được thuỷ, đờm thấp sẽ theo đó mà sinh ra. Đờm tích lâu ngày hoá thành nhiệt, nhiệt cực sinh phong, đờm nhiệt làm cho phong động khiến cho khí mất quân bình, công lên não gây nên bệnh. Tóm lại bệnh có liên hệ đến não và các tạng Can, Tỳ, Thận. Do Thận hư, tinh suy, gân mạch không được nuôi dưỡng; Tỳ hư, chức năng sinh hoá bị giảm, não tuỷ không được phấn chấn. Hoặc do đờm nhiệt động phong khiến cho tâm thần rối loạn, gân mạch bị rỗng… gây nên bệnh. Triệu Chứng + Phong Dương Nội Động: Chóng mặt, đầu căng, mặt đỏ, miệng lưỡi khô, dễ tức giận, lưng đau, chân yếu, đầu lắc, tay run, không thể tự làm được việc gì, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhạt, mạch Huyền Sác. Điều trị: Tư âm, tiềm dương. Dùng bài Tư Sinh Thanh Dương Thang. (Sinh địa, Thạch quyết minh (sống), tư âm, tiềm trấn, liễm dương làm quân; Từ thạch dẫn Phế khí xuống Thận để bổ Thận, ích tinh, liễm dương, trừ phiền, trấn nghịch; Thạch hộc, Mạch môn dục âm, sinh tân; Đơn bì thanh hư hoả, đều là thần; Bạch thược bổ Tỳ âm, tả Can hoả, hoà huyết mạch, trợ âm khí, liễm nghịch khí; Cam cúc bình Can, làm nhẹ đầu, sáng mắt, hạ hư phong; Bạc hà sơ phong giải uất, thanh hoả, minh mục; Sài hồ sơ Can, thăng thanh, tán kết, hoà lý, thoái nhiệt, điều sướng khí, làm cho khí hoá có nơi ở, âm tinh được hỗ trợ, phong dương tự yên, làm tá; Thiên ma và Tang diệp vào kinh Can, thông huyết mạch, khứ phong đờm, tư táo, lương huyết, làm cho khí huyết bình hoà, làm tá). + Tuỷ Hải Bất Túc: Đầu váng, hoa mắt, tai ù, hay quên, đầu lắc, tay run, đi tiểu khó, nằm xuống là ngã lăn ra, nặng hơn thì dại khờ, khóc cười thất thường, nói năng lộn xộn, lưỡi đỏ nhạt kèm nhờn nhiều, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch thường Trầm Huyền không lực hoặc Huyền Tế mà Sác. Điều trị: Chấn tinh, ích tuỷ. Dùng bài Quy Bản Nhị Tiên Cao. (Lộc giác thông mạch Đốc; Quy bản thông mạch Nhâm, một vị thông dương, một vị thông âm, đều là loại thuốc huyết nhục có tinh, làm cho âm dương điều hoà, bổ cho chân khí; Nhân sâm đại bổ trung khí, trợ cho nguồn khí hoá, làm cho điều hoà khí huyết; Câu kỷ tử tư bổ Can Thận). Có thể dùng bài Ích Tuỷ Cường Thân Hoàn (Trung Y Thượng Hải): Lộc giác giao, Ô mai, Quy bản giao, Yến thái, Tây hồng hoa, Thạch xương bồ, Ngũ vị tử đều 50g, Xạ hương 4g, Đại mạo, Câu kỷ tử, Hà thủ ô, Hoàng tinh, Hy thiêm thảo, Hoè mễ (sống) đều 100g, Sơn thù nhục, Thục địa đều 75g, Đào nhân 25g. Tán nhuyễn, trộn với mật làm thành viên 10g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 hoàn, uống với nước muối pha loãng. + Khí Huyết Hư Suy: Chóng mặt, hồi hộp, phiền muộn, hễ cử động thì mệt, ngại nói, đầu lắc, tay run, uể oải, sợ lạnh, tay chân lạnh, ra mồ hôi, tiêu tiểu thất thường, gốc lưỡi to, mầu hồng nhạt, rêu lưỡi trắng, nhờn, mạch Trầm Nhu không lực hoặc Trầm Tế. Điều trị: Bổ trung ích khí. Dùng bài Bổ Trung Ích Khí Thang hoặc Tứ Quân Tử Thang uống chung với Thiên Vương Bổ Tâm Đơn. (Bổ Trung Ích Khí Thang điều bổ Tỳ Vị, ích khí, thăng thanh. Tứ Quân Tử Thang kiện Tỳ, ích khí. Thiên Vương Bổ Tâm Đơn tư âm, dưỡng huyết, ninh tâm, an thần). Có thể dùng bài Tâm Tỳ Lưỡng Bổ Hoàn (Nhân sâm, Huyền sâm, Ngũ vị tử, Viễn chí nhục, Mạch môn, Thần khúc, Toan táo nhân, Bá tử nhân, Bối mẫu, Cam thảo, Đan sâm, Cát cánh, Sinh địa, Hoàng liên, Hương phụ, Chu sa. Tán nhuyễn, lấy Long nhãn nhục chưng nhừ thành cao, trộn với thuốc bột làm thành hoàn 10g, ngày uống 3 hoàn. + Đờm Nhiệt Động Phong: đầu váng, hoa mắt, đầu lắc, tay run, tay mất cảm giác, không cầm được vật gì, có khi không còn cảm giác đau, ngứa gì nữa, ngực đầy, khó chịu, nôn mửa đờm dãi, ho suyễn, đờm dính như sợi, khạc nhổ liên tục, lưỡi sưng to, có ngấn, mầu đỏ sẫm, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch Trầm Hoạt hoặc Trầm Nhu. Điều trị: Cổn đờm, tức phong. Dùng bài Đạo Đờm Thang. (Bán hạ táo thấp, giáng nghịch; Phục linh kiện Tỳ, thấm thấp, thấp hết thì đờm không sinh ra nữa; Trần bì lợi khí; Cam thảo ích Tỳ, Tỳ năng thắng thấp, lợi khí thì đờm không ứ lại được, đó là ý của bài Nhị Trần Thang. Thêm Nam tinh để trị phong đờm; Tăng Chỉ xác để lý khí, thuận giáng, khoan trung; Thêm Tạo giác để tuyên ủng, đạo trệ, thông khiếu, lợi khí, khai Vị; Bằng sa trừ nhiệt đờm, tán kết). Hoặc dùng bài Hoá Đờm Thấu Não Hoàn (Trung Y Thượng Hải): Nam tinh (chế) 25g, Thiên trúc hoàng, Viễn chí nhục, Thạch hoa thái đều 100g, Tạo giác (nướng), Uất kim, Bán hạ, Xà đởm trần bì, Trầm hương, Hải đởm đều 50g. Tán nhuyễn, trộn với mật làm thành hoàn 10g. Ngày uống 3 hoàn. Tóm lại: Do nội thương, bệnh mạn tính làm tổn thương não tuỷ, Thận, Tỳ, Can bị bệnh gây nên đầu lắc, tay run. Người lớn tuổi thường khó trị. Điều trị, chủ yếu là chấn tinh, bổ tuỷ, ích khí, hoá đờm là chính. Nếu phong dương nội động, dùng phép tư âm, tiềm dương. Do tuỷ hải bất túc, nên chấn tinh, ích tuỷ. Khí huyết suy hư, nên bổ trung, ích khí. Đờm nhiệt phong động nên khoát đờm, tức phong. . BỆNH HỌC THỰC HÀNH CHIẾN CHẤN Còn gọi là Chiến Chấn, Chấn Điệu. Chỉ tình trạng đầu hoặc tay lắc, rung. Nhẹ thì đầu hoặc. ‘Y Học Cương Mục – Chiến Chấn viết: Chiến là lắc, chấn là động. Phong hoả tương thừa, là tượng của động và lắc… Sách ‘Nội Kinh’ viết “Chư phong trạo huyễn, giai thuộc ư Can”, Trạo là chỉ chiến. thường sẽ gây nên chứng Chấn Điệu”. Thiên ‘Ngũ Thường Chính Đại Luận’ có nhắc đến kỳ bệnh (bệnh lạ) là chứng ‘Dao động’ (lắc qua lại), chứng ‘Điệu Huyễn Điên Bệnh và ‘Điệu Chấn Cổ Lật’. Các thầy