Kho tàng lục bát dân gian Cánh cò trong tâm cảm Con cò mà đi ăn đêm<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao Ông ơi, ông vớt tôi nao Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng Có xáo thì xáo nước trong Đừng xáo nước đục đau long cò con. (Ca dao Việt <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Nam) Trong kho tàng ca dao Việt Nam, ngoài bài “Thằng Bờm”, bài “Con cò mà đi ăn đêm” là một bài ca lạ và hiếm. Bài ca dao đến với người nghe, người đọc qua nhiều thế hệ với cách nói ẩn dụ như là một phương thức biểu hiện độc đáo của ca dao Việt Nam. Người nghe, người đọc tùy trình độ thưởng ngoạn mà cảm nhận bài ca dao theo cách riêng của mình. Nhưng có một thực tế mà tôi tin ai cũng thấy: Bài ca phản ánh hình tượng con cò lâm nạn, đến phút cuối của đời mình vẫn khẩn cầu được CHẾT THANH CAO, CHẾT TRONG SẠCH. Bài ca vẻn vẹn có sáu dòng, hai dòng đầu mở đầu bi kịch: 'Con cò mà đi ăn đêm Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao' Chưa tìm thấy miếng ăn, con cò đã gặp nạn “lộn cổ xuống ao”, sau khi đã vô ý “đậu phải cành mềm”. Con cò rơi rụng như quả chín trên cây. (Bạn đọc cũng đừng thắc mắc tại sao cò không mở rộng đôi cánh để thoát nạn). Bằng phản ứng sinh tồn, con cò đã kêu cứu: “Ông ơi, ông vớt tôi nao” Đó là tín hiệu S.O.S. của con tàu đang quay cuồng trong cơn bão tố. Nhưng ta sẽ ngạc nhiên vì: “Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng” Hóa ra con cò chỉ kêu cứu con người giải thoát mình ra khỏi ao bùn, vì con cò ghê sợ ao bùn, không muốn chết trong ao bùn. Ta sẽ còn ngạc nhiên hơn khi con cò sẵn sàng chấp nhận cái chết như một số phận đã an bài. Con cò cam phận chịu chết, vui lòng làm món “xáo măng” cho con người. Hai chi tiết “ông vớt tôi nao” và “ông hãy xáo măng” tương phản một cách bất ngờ, thú vị. Hai chi tiết tương phản đó đã làm nổi rõ một ước nguyện: Khi cái chết không thể tránh khỏi, con cò xin được chết theo cách của nó: “Có xáo thì xáo nước trong Đừng xáo nước đục đau long cò con” Cho đến khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời, con cò vẫn thiết tha thỉnht cầu được CHẾT TRONG NƯỚC TRONG, KHÔNG CHẾT NƯỚC ĐỤC. Cái hay, cái độc đáo của bài ca không những chỉ được biểu hiện trong câu chữ mà còn được biểu hiện trong cấu trúc tương phản và cái ẩn ý của người xưa. Và cái ẩn ý đó khi đsược phát hiện hợp lý đã đem đến cho người đọc khoái cảm nghệ thuật.CON CÒ LÀ HIỆN THÂN CỦA BẢN SẮC DÂN TỘC NÓI CHUNG, CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ, NGƯỜI MẸ NÓI RIÊNG. Trong ca dao, ta không chỉ thấy con cò mà còn thấy hình ảnh người vợ, người mẹ đảm đang, tần tảo: “Con cò lặn lội bờ sông Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non” Trong thơ cũng thế: “Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông” (Thương vợ - Trần Tế Xương) Bài ca dao giản dị, mộc mạc mà giàu sức gợi. Bởi vậy nó đòi hỏi người đọc phải vượt qua chữ và nghĩa để bay bổng trong liên tưởng: Liên tưởng xa về con người Việt Nam; liên tưởng gần về người vợ, người mẹ sau lũy tre xanh của một thời đã xa. Riêng tôi, tôi xin giữ lại hình ảnh con cò-người mẹ chỉ vì chúng ta ai cũng yêu quý mẹ, tự hào về mẹ. Trong cái vỏ bọc đơn sơ, bài ca dao ẩn chứa một triết lý sống cao đẹp của con người Việt Nam muôn thuở. Đó là vẻ đẹp kín đáo mà bài ca dao không ngừng dâng tặng cho mỗi một chúng ta ĐOÀN THƯƠNG HẢI (Theo báo Mực Tím) . cò con. (Ca dao Việt <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Nam) Trong kho tàng ca dao Việt Nam, ngoài bài “Thằng Bờm”, bài Con cò. nhận bài ca dao theo cách riêng của mình. Nhưng có một thực tế mà tôi tin ai cũng thấy: Bài ca phản ánh hình tượng con cò lâm nạn, đến phút cuối của đời mình vẫn khẩn cầu được CHẾT THANH CAO,. chết trong ao bùn. Ta sẽ còn ngạc nhiên hơn khi con cò sẵn sàng chấp nhận cái chết như một số phận đã an bài. Con cò cam phận chịu chết, vui lòng làm món “xáo măng” cho con người. Hai chi tiết