1. Trang chủ
  2. » Biểu Mẫu - Văn Bản

Đăng ký việc nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới pps

5 444 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 87,26 KB

Nội dung

Đăng ký việc nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới Thông tin Lĩnh vực thống kê: Hành chính tư pháp Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp xã Cách thức thực hiện: Trụ sở cơ quan hành chính Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, UBND cấp xã có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ và tiến hành niêm yết việc nhận cha, mẹ, con trong 07 ngày liên tục tại trụ sở ủy ban. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được công văn xin ý kiến của ủy ban nhân dân cấp xã, Sở Tư pháp xem xét hồ sơ xin nhận cha, mẹ, con và có ý kiến trả lời bằng văn bản cho ủy ban nhân dân cấp xã. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến của Sở Tư pháp, UBND cấp xã ký và trao Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Đối tượng thực hiện: Tất cả TTHC yêu cầu trả phí, lệ phí: Tên phí Mức phí Văn bản qui định 1. Lệ phí Không quá 10.000 đồng Thông tư 97/2006/TT-BTC ngày Kết quả của việc thực hiện TTHC: Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Các bước Tên bước Mô tả bước 1. Nộp hồ sơ Nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi thường trú ở khu vực biên giới của công dân Việt Nam được nhận là cha, mẹ, con. Tên bước Mô tả bước 2. Giải quyết việc đăng ký nhận cha, mẹ, con UBND cấp xã có trách nhiệm nhận hồ sơ hợp lệ và lệ phí, thẩm tra hồ sơ ; niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở ủy ban; gửi hồ sơ xin ý kiến Sở Tư pháp,. Sở Tư pháp xem xét hồ sơ và trả lời bằng văn bản cho UBND cấp xã. Trên cơ sở ý kiến của Sở Tư pháp, UBND cấp xã quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con và trao Quyết định cho các bên đương sự như đối với trường hợp nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với nhau ở trong nước theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch. Hồ sơ Thành phần hồ sơ 1. Đơn xin nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định; 2. Giấy tờ, tài liệu hoặc chứng cứ (nếu có) để chứng minh giữa người nhận và người được nhận có quan hệ cha, mẹ, con. (Khi đi nộp hồ sơ: Công dân Việt Nam phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân biên giới; trong trường hợp không có giấy chứng minh nhân dân biên Thành phần hồ sơ giới thì phải xuất trình giấy tờ chứng minh việc thường trú ở khu vực biên giới kèm theo giấy tờ tuỳ thân khác của đương sự để kiểm tra. Công dân nước láng giềng phải xuất trình giấy tờ tuỳ thân do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước láng giềng cấp cho công dân nước đó thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam; trong trường hợp không có giấy tờ tuỳ thân này thì phải xuất trình giấy tờ chứng minh việc thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam kèm theo giấy tờ tuỳ thân khác của đương sự để kiểm tra). Số bộ hồ sơ: 02 Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Văn bản qui định 1. Mẫu STP/HT-2006-CMC.1 Quyết định số 01/2006/QĐ-BTP 2. Mẫu STP/HT-2006-CMC.2 Quyết định số 01/2006/QĐ-BTP 3. Mẫu STP/HT-2006-CMC.3 Quyết định số 01/2006/QĐ-BTP Yêu cầu Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không . Đăng ký việc nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới Thông tin Lĩnh vực thống kê: Hành chính tư pháp Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND. quyết việc đăng ký nhận cha, mẹ, con UBND cấp xã có trách nhiệm nhận hồ sơ hợp lệ và lệ phí, thẩm tra hồ sơ ; niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở ủy ban; gửi hồ sơ xin ý kiến Sở Tư. công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Các bước Tên bước Mô tả bước 1. Nộp hồ sơ Nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi thường trú ở khu vực biên giới của công dân Việt Nam được nhận là cha, mẹ, con.

Ngày đăng: 09/07/2014, 10:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN