Đăng ký việc nhận cha, mẹ, con có yếu tố nuớc ngoài Thông tin Lĩnh vực thống kê: Hành chính tư pháp Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp tỉnh Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Tư pháp Cách thức thực hiện: Trụ sở cơ quan hành chính Thời hạn giải quyết: 45 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ; nếu cần phải xác minh, thì thời hạn được kéo dài thêm 20 ngày. Đối tượng thực hiện: Cá nhân TTHC yêu cầu trả phí, lệ phí: Tên phí Mức phí Văn bản qui định 1. Lệ phí đăng ký Không quá 1.000.000 đồng Thông tư số 97/2006/TT-BTC n Kết quả của việc thực hiện TTHC: Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Các bước Tên bước Mô tả bước 1. Nộp hồ sơ Nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp 2. Giải quyết việc xin nhận cha, mẹ, con Trong thời hạn 35 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Sở Tư pháp có trách nhiệm: Niêm yết việc xin nhận cha, mẹ, con trong 15 ngày liên tục tại trụ sở Sở Tư pháp và tại UBND cấp xã nơi thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con. Nghiên cứu, thẩm tra, xác minh hồ sơ xin nhận cha, mẹ, con, Tên bước Mô tả bước kể cả phỏng vấn các bên (nếu cần thiết), Sở Tư pháp báo cáo kết quả thẩm tra và đề xuất ý kiến giải quyết việc xin nhận cha, mẹ, con, trình UBND cấp tỉnh quyết định, kèm theo hồ sơ xin nhận cha, mẹ, con. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Sở Tư pháp và hồ sơ xin nhận cha, mẹ, con, nếu xét thấy các bên đương sự đáp ứng đủ điều kiện xin nhận cha, mẹ, con thì Chủ tịch UBNDcấp tỉnh ký Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con và trả lại hồ sơ cho Sở Tư pháp để tiến hành trao Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con cho các bên đương sự, ghi vào sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con và lưu trữ hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp từ chối công nhận việc nhận cha, mẹ, con thì UBND cấp tỉnh có văn bản thông báo cho người gửi đơn yêu cầu. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày ký Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con, trừ trường hợp có lý do chính đáng mà đương sự có yêu cầu khác về thời gian, Sở Tư pháp tiến hành trao Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con cho các bên đương sự và ghi vào sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con. Hồ sơ Thành phần hồ sơ 1. Đơn xin nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định; 2. Bản sao Giấy chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam ở nước ngoài) của người nhận và người được nhận là cha, mẹ, con; 3. Bản sao Giấy khai sinh của người được nhận là con trong trường hợp xin nhận con; của người nhận cha, mẹ trong trường hợp xin nhận cha, mẹ; 4. Giấy tờ, tài liệu hoặc chứng cứ (nếu có) để chứng minh giữa người nhận và người được nhận có quan hệ cha, mẹ, con; 5. Bản sao Sổ hộ khẩu hoặc Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể (đối với công dân Việt Nam thường trú ở trong nước); Thẻ thường trú (đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam) của người được nhận là cha, mẹ, con. Số bộ hồ sơ: 01 Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Văn bản qui định 1. Mẫu TP/HTNNg -2003-CMC.1.a: Đơn xin nhận cha, mẹ con (Dùng cho trường hợp làm đơn thay cho con chưa thành niên); Quyết định số 01/2006/QĐ-BTP 2. Mẫu TP/HTnng-2003-CMC.1.a: Đơn xin nhận cha, mẹ (Dùng cho trường hợp làm đơn thay cho con chưa thành niên). Quyết định số 01/2006/QĐ-BTP Yêu cầu Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không . công nhận việc nhận cha, mẹ, con cho các bên đương sự, ghi vào sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con và lưu trữ hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp từ chối công nhận việc nhận cha,. và hồ sơ xin nhận cha, mẹ, con, nếu xét thấy các bên đương sự đáp ứng đủ điều kiện xin nhận cha, mẹ, con thì Chủ tịch UBNDcấp tỉnh ký Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con và trả lại hồ. đáng mà đương sự có yêu cầu khác về thời gian, Sở Tư pháp tiến hành trao Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con cho các bên đương sự và ghi vào sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con. Hồ sơ