Đăng ký việc nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài Thông tin Lĩnh vực thống kê: Tư pháp Hành chính tư pháp Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Hộ tịch và Tư pháp khác - Sở Tư pháp Cách thức thực hiện: Trụ sở cơ quan hành chính Thời hạn giải quyết: 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp cần xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm 20 ngày. Trong đó: + UBND tỉnh ký Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con (7 ngày) Đối tượng thực hiện: Cá nhân TTHC yêu cầu trả phí, lệ phí: Tên phí Mức phí Văn bản qui định 1. Lệ phí đăng ký việc nhận cha, mẹ, con 1.000.000 đồng Quyết định số 24/2007/QĐ- UBND Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy xác nhận Các bước Tên bước Mô tả bước 1. Bước 1 Cá nhân đến làm thủ tục tại phòng Hộ tịch và Tư phác khác – Sở Tư pháp Bình Định vào tất cả các ngày trong tuần, trừ thứ bảy và chủ nhật. Khi nộp hồ sơ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con, các bên cha, mẹ, con phải có mặt. 2. Bước 2 Bộ phận tiếp nhận sẽ kiểm tra hồ sơ; nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì tiếp nhận giải quyết; nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc việc kê khai chưa đúng thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn tổ chức bổ sung hồ sơ, kê khai lại. Tên bước Mô tả bước Trong thời hạn 35 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Sở Tư pháp thực hiện niêm yết việc xin nhận cha, mẹ, con trong 15 ngày liên tục tại trụ sở Sở Tư pháp và UBND cấp xã nơi thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con. Trong trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại thì Sở Tư pháp tiến hành xác minh, kể cả phỏng vấn các bên đương sự. 3. Bước 3 Nhận kết quả tại phòng Hộ tịch và Tư phác khác - Sở Tư pháp Bình Định. Hồ sơ Thành phần hồ sơ 1. Đơn xin nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định; 2. Bản sao giấy CMND, Sổ hộ khẩu hoặc Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể (đối với công dân Viêt Nam ở trong nước); Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam ở nước ngoài); Thẻ thường trú (đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam) của Thành phần hồ sơ người nhận và người được nhận là cha, mẹ, con; 3. Bản sao Giấy khai sinh của người được nhận là con trong trường hợp xin nhận con; của người nhận cha, mẹ trong trường hợp xin nhận cha, mẹ; 4. Giấy tờ, tài liệu hoặc chứng cứ (nếu có) để chứng minh giữa người nhận và người được nhận có quan hệ cha, mẹ, con. Số bộ hồ sơ: 01 (bộ) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Văn bản qui định 1. Đơn xin nhận cha, mẹ, con Quyết định số 15/2003/QĐ-BTP Yêu cầu Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Nội dung Văn bản qui định 1. Yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự, chứng thực bản dịch giấy tờ: - Giấy tờ do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc công chứng, chứng thực ở ở nước ngoài để sử dụng cho việc kết hôn phải được Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam hoặc Bộ Ngoại giao hợp pháp hóa . - Giấy tờ bằng tiếng nước ngoài, phải dịch ra tiếng Việt, bản dịch phải được chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam. Nghị định 68/2002/NĐ-CP ngày . Đăng ký việc nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài Thông tin Lĩnh vực thống kê: Tư pháp Hành chính tư pháp Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân. Khi nộp hồ sơ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con, các bên cha, mẹ, con phải có mặt. 2. Bước 2 Bộ phận tiếp nhận sẽ kiểm tra hồ sơ; nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì tiếp nhận giải quyết;. nhận con; của người nhận cha, mẹ trong trường hợp xin nhận cha, mẹ; 4. Giấy tờ, tài liệu hoặc chứng cứ (nếu có) để chứng minh giữa người nhận và người được nhận có quan hệ cha, mẹ, con.