CIO, chức danh mới trong hệ thống cơ quan quản lý và doanh nghiệp. (HocKynang.com) - Chief Information Officer (CIO) là một chức danh mới có trên thế giới từ năm 1994 trở lại đây. Mỹ, Canada, Australia là những quốc gia sớm có CIO và hệ thống CIO ở những nước này được coi là tương đối chuẩn mực. Một số nước ở châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc,Singapore, Malaysia đều có hệ thống CIO. Mặc dù mới triển khai từ năm 1996-1997 đến nay, nhưng hệ thống này đã phát huy được vai trò định hướng phát triển công nghệ thông tin. Với nhiều nước đã công nghiệp hoá, CIO là một chức danh mới nhất bổ sung vào đội ngũ quản lý cao cấp của doanh nghiệp. Có một thực tế là, thuật ngữ "Chief Information Officer" chưa được dịch và định chuẩn thật đúng nghĩa sang tiếng Việt. Đã từng có những đề xuất đặt tên cho CIO như: giám đốc thông tin, phụ trách thông tin, chủ sự thông tin, đồng sự thông tin Tuy nhiên theo nhiều đại biểu, CIO thực chất là một tên gọi cho một vị trí công tác, một chức danh công chức lĩnh vực công nghệ, có vị trí quan trọng trong bộ máy lãnh đạo các bộ, ngành và doanh nghiệp. Tổ chức ngạch, bậc công chức CIO ở nhiều nước được thực hiện ở cả 3 cấp: cấp trung ương, CIO do một phó thủ tướng phụ trách; cấp bộ, tỉnh, thành phố do một phó thường trực chuyên trách; cấp dưới bộ và các doanh nghiệp lớn do một phó giám đốc thứ nhất phụ trách Mặc dù là một chức danh tương đối mới, nhưng CIO có vai trò rất quan trọng và quyền lực của CIO rất lớn. Ở nhiều nước công nghiệp, số lượng CIO ở các doanh nghiệp đang tăng lên nhanh chóng trong thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, cùng với bước chuyển biến khi quản lý thông tin đã từ tầm các hoạt động tác nghiệp của doanh nghiệp sang tầm quản lý chiến lược sản xuất kinh doanh. Theo mô hình của các tổ chức nước ngoài, CIO là điểm chốt giữa 2 loại quan hệ: đối nội và đối ngoại. Trong mối quan hệ đối nội, CIO được xác định như một người làm trung gian giữa 4 vị trí quan trọng nhất, đó là giám đốc điều hành, giám đốc tài chính, các cổ động và những người sử dụng hệ thống thông tin. Trong mối quan hệ đối ngoại, CIO có trách nhiệm làm thông suốt thông tin với khách hàng, các công ty bạn, với ngân hàng và công ty mẹ. Để đảm đương được những nhiệm vụ quan trọng, CIO cần đáp ứng nhiều tiêu chuẩn. Những tiêu chuẩn quan trọng nhất là, như mọi nhà quản lý CIO phải có đẩy đủ phẩm chất của nhà lãnh đạo: khả năng nhìn xa trông rộng; dũng cảm, tự tin, sáng suốt khi ra quyết định; nắm vững mục tiêu, nguyên tác khi tiến hành công việc. CIO còn phải nắm vững các công nghệ có tác dụng thúc đẩy doanh nghiệp phát triển; hiều biết về công việc kinh doanh; có khả năng giao tiếp tốt; có năng lực quản lý và năng lực thực hiện những đổi thay mang lại lợi ích cho doanh nghiệp; có hiểu biết sâu rộng và kinh nghiệm về ngành công nghiệp đặc thù; có khả năng tập hợp, phát triển và duy trì đội ngũ nhà chuyên môn có trình độ cao. Tại mỗi quốc gia trên thế giới, các ngành hữu quan cần đi đến thống nhất chủ trương xây dựng ngành công chức lãnh đạo quản lý thông tin và công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính và chức danh CIO trong các doanh nghiệp. Cần xác định đây là một trong những điểm quan trọng nhất để phát triển công nghệ thông tin. Đồng thời, về mặt quản lý Nhà nước, Chính phủ cần kiện toàn xây dựng thống nhất hệ thống cơ quan quản lý về công nghệ thông tin. Mỗi bộ, ngành có một đơn vị trực thuộc làm công tác thông tin và quy định một tên đặt chung trong cả nước đối với đơn vị trực thuộc này. Về chế độ đãi ngộ với CIO nên tham khảo kinh nghiệm của nhiều nước có nền kinh tế phát triển, thông thường CIO có mức lương lớn gấp hai hoặc ba lần so với mức lương của người giữ chức vụ tương đương ngang cấp. (HocKynang.com) . CIO, chức danh mới trong hệ thống cơ quan quản lý và doanh nghiệp. (HocKynang.com) - Chief Information Officer (CIO) là một chức danh mới có trên thế giới từ năm. ngành hữu quan cần đi đến thống nhất chủ trương xây dựng ngành công chức lãnh đạo quản lý thông tin và công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính và chức danh CIO trong các doanh nghiệp. . một trong những điểm quan trọng nhất để phát triển công nghệ thông tin. Đồng thời, về mặt quản lý Nhà nước, Chính phủ cần kiện toàn xây dựng thống nhất hệ thống cơ quan quản lý về công nghệ