THĂNG MA (Kỳ 2) Mô tả dược liệu: Củ hình dài, phân nhiều nhánh thành đốt, dài 20-30cm, đường kính 1,6- 3,3cm. Mặt ngoài mầu nâu đen, nhám, không phẳng, trên mặt có mấy vân hoa như màng võng, chung quanh còn để lại rễ nhỏ, chất cứng. Cạnh dưới lồi lõm, có vết của rễ tơ. Rễ nhẹ nhưng cứng chắc, khó bẻ, vết bẻ không thẳng, có tính chất sợi, mầu trắng vàng nhạt hoặc mầu xanh vàng. Không mùi, vị hơi đắng nhưng chát (Dược Tài Học). Bào chế: Ngâm nước khoảng 1 giờ, bỏ vào nồi, đậy kín, ủ 1 đêm, thái thành phiến, phơi khô dùng hoặc tẩm mật sao qua rồi dùng (Lôi Công Bào Chích Luận). Bảo quản: Để nơi khô ráo, thoáng mát. Thành phần hóa học: + Isoferulic acid, Caffeic acid (Takao Inoue và cộng sự, Chem Pharm Bull 1978, 26: 2279). + Cimifugin (Kiyoshi Hata và cộng sự, Chem Pharm Bull 1978, 26: 2279). + Norvi Snagin (Kimiyue Bab và cộng sự, Chem Pharm Bull 1981, 29: 2182). + Visnagin, Norvi snagin, Visammiol (Mokoto Ito và cộng sự, Chem Pharm Bull 1976, 24: 580). + Cimicilen (Murav’ev I A và cộng sự, C A 1985, 103: 206007m). + Cimigenol, Cimigenyl xyloside, Dahurinol (Nokuko Sakurai và cộng sự, Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản] 1972, 92: 724). + Cimicifugoside (Hemmi H và cộng sự, J Pharmacobio – Dyn 1979, 2: 339). Tác dụng dược lý: - Nước chiết xuất Thăng ma có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau, chống viêm, chống co giật, giải độc (Trung Dược Học). - Dịch chiết thăng ma có tác dụng ức chế tim, làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp, ức chế ruột và tử cung cô lập có thai nhưng lại gây hưng phấn bàng quang và tử cung không có thai (Trung Dược Học). - Nước sắc Thăng ma có tác dụng ức chế vi khuẩn lao và một số nấm ngoài da (Trung Dược Học). Tính vị: + Vị đắng, hơi hàn, không độc (Biệt Lục). + Khí bình, vị hơi đắng (Y Học Khải Nguyên). + Vị hơi đắng, tính hơi hàn (Thang Dịch Bản Thảo). + Vị đắng, ngọt, kiêm cay, khí thăng (Dược Tính Luận). Quy kinh: + Vào kinh túc Dương minh Vị, túc Thái âm Tỳ (Y học Khải Nguyên). + Vào kinh thủ Dương minh Đại trường, thủ Thái âm Phế (Thang Dịch Bản Thảo). + Vào kinh Phế, Vị (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Tham khảo: + Thăng ma dùng chung với Thông bạch, Bạch chỉ, Thạch cao trị phong tà ở kính thủ, túc Dương minh; Dùng chung với Sâm, Truật, Thược trị nhiệt ở bì phu của thủ túc Thái dương (Dược Phẩm Vậng Yếu). + Thăng ma bẩm thụ khí rất thanh sạch, đưa lên 9 tầng trời, cho nên, người nguyên khí kém thì dùng vị này (là thuốc dương dược trong âm dược) vì nguyên khí của người hư nhược thì thăng lên nhiều mà giáng xuống ít. Kinh nói: Âm tinh đi lên để nuôi dưỡng thì con người sống lâu, dương tinh giáng xuống thì con người chết yểu. Lý Đông Viên dùng Thăng ma trong bài Bổ Trung Thang là ông đã nhìn thấy riêng về ý nghĩa tinh vi đó: dùng Thăng ma để dẫn thanh khí của túc Dương minh xoáy vòng đi lên theo hướng bên phải, dùng Sài hồ để dẫn thanh khí của túc Thiếu dương đi xoáy vòng lên theo hướng bên trái, giúp cho Sâm, Kỳ, Quy, Truật để bổ nguyên khí trong Tỳ Vị (Dược Phẩm Vậng Yếu). + Không nên dùng lượng nhiều vì thuốc kích thích dễ gây ra nôn mửa, liều cao gây nên đầu đau, chóng mặt (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). Phân biệt: Ở Trung Quốc còn có loại Thăng ma thuộc họ Cúc (Serratura chinensis): Cây thảo sống lâu năm, lá mọc so le, nguyên, mép có răng cưa, lá ở phía dưới có cuống dài, lá ở phía trên có cuống ngắn hơn. Hoa hình đầu, lưỡng tính, màu trắng. Quả bế hình thoi, một đầu nhọn. Mọc ở miền rừng núi các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Phúc Kiến (Dược Liệu Việt Nam). . Pharmacobio – Dyn 1979, 2: 339). Tác dụng dược lý: - Nước chiết xuất Thăng ma có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau, chống viêm, chống co giật, giải độc (Trung Dược Học). - Dịch chiết thăng ma có. THĂNG MA (Kỳ 2) Mô tả dược liệu: Củ hình dài, phân nhiều nhánh thành đốt, dài 20-30cm, đường. xuống thì con người chết yểu. Lý Đông Viên dùng Thăng ma trong bài Bổ Trung Thang là ông đã nhìn thấy riêng về ý nghĩa tinh vi đó: dùng Thăng ma để dẫn thanh khí của túc Dương minh xoáy vòng