Tuổi tác ảnh hưởng đến việc mang thai như thế nào? Mang bầu khi lớn tuổi thường dễ bị ám ảnh bởi khuyến cáo của các bác sĩ, kinh nghiệm truyền lại cũng như việc phải làm nhiều xét nghiệm hơn. Tuy nhiên, ngày nay mọi chuyện đã khác. Thuận lợi của các bà mẹ lớn tuổi Sức khỏe thể chất và tinh thần của các bà mẹ lớn tuổi thường tốt hơn so với thời kỳ trẻ trung. Họ có lối sống khỏe mạnh hơn, hiểu rõ nhu cầu cơ thể, chăm sóc bản thân tốt hơn. Các nghiên cứu cho thấy những phụ nữ lớn tuổi nhận Ảnh minh họa thức tích cực về cơ thể họ hơn và họ cũng bình tĩnh hơn khi gặp các rắc rối trong quá trình mang bầu. Một thuận lợi khác là tài chính, các mối quan hệ, công việc và các mục tiêu học hành đã tương đối đầy đủ, chưa kể vốn sống phong phú. Những bà mẹ lớn tuổi cũng thường có sự chuẩn bị kỹ càng cho quá trình nuôi dạy con cái do họ hoàn toàn chủ động trong vấn đề mang thai. Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản Sau tuổi 30, khả năng sinh nở của người phụ nữ bắt đầu giảm dần và đó là lý do vì sao các cặp vợ chồng khó có con hơn và cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề sinh sản hơn. Các yếu tố khác như các bệnh phụ khoa, sức khỏe chung cũng ảnh hưởng tới khả năng thụ thai. Đó cũng chính là lý do vì sao nhiều bà bầu ở nhóm tuổi này phải trải qua các phương pháp điều trị sinh sản. Ảnh hưởng tới quá trình bầu bí Trước đây, những bà mẹ lớn tuổi cũng thường đã là mẹ của 5, 6 thậm chí là 7 đứa con. Mang thai nhiều lần và liên tục đã dẫn tới nhiều rắc rối. Còn ngày nay, một bà mẹ lớn tuổi thường là do lập gia đình muộn và vì thế họ có điều kiện chăm chút sức khỏe và dinh dưỡng tốt hơn. Tuy nhiên, dù ở tuổi nào thì những người phụ nữ lớn tuổi cũng thường dễ mắc các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, xơ vữa động mạch… mà có thể ảnh hưởng tới quá trình mang thai và sinh nở với tỉ lệ cao gấp đôi so với phụ nữ mang thai trước tuổi 29. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy ảnh hưởng của tuổi tác đối với quá trình sinh nở như tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao, chảy máu trong giai đoạn thứ 3… Các nguy cơ này ở tuổi 20 – 29 là 10,43% nhưng ở tuổi 35 – 39, tỉ lệ này lên tới 19,29%. Tác động tới quá trình sinh nở Sự can thiệp của y học sẽ tăng lên cùng với tuổi tác của người mẹ. Những phụ nữa ngoài 35 thường có nguy cơ phải can thiệp nhiều hơn trong quá trình lâm bồn: như thúc chuyển dạ, gây tê ngoài màng cứng, kẹp phooc-sep hay đẻ chỉ huy. Gần như tất cả các nghiên cứu đều đồng ý rằng tỉ lệ sinh mổ tăng cao khi bà bầu lớn tuổi. Tất nhiên, điều này không đồng nghĩa với sự gia tăng các nguy cơ biến chứng. Ảnh hưởng đối với bé Với thai nhi thì nguy cơ chết lưu lại không hề nhỏ và chưa thể giải thích được. Cứ 440 bà bầu mang thai ở tuổi trên 35 thì có 1 trường hợp bị thai chết lưu trong khi tỉ lệ này ở các bà bầu trẻ hơn là 1/1.000. Thủ phạm có thể là do sự biến đổi gien. Tuy nhiên, nếu được theo dõi chặt chẽ trong những tuần cuối trước khi sinh, nguy cơ này sẽ được giảm thiểu. Một trong những biến chứng thường gặp nhất ở các bà bầu lớn tuổi đó là thai nhi mắc hội chứng Down. Tỉ lệ này là 1/400 đối với độ tuổi trên 35 và sẽ dần tăng lên mức 1/109 ở các bà mẹ sinh con khi ở tuổi 40. Khi ở tuổi 45, nguy cơ này là 1/32 (so với tỉ lệ 1/1.500 ở tuổi 25). Ngoài ra là các nguy cơ khác như các dị tật, bệnh bẩm sinh do sự biến đổi gien. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của y học ngày nay thì mọi bệnh tật, dị tật bẩm sinh đều có thể chẩn đoán từ rất sớm. . Tuổi tác ảnh hưởng đến việc mang thai như thế nào? Mang bầu khi lớn tuổi thường dễ bị ám ảnh bởi khuyến cáo của các bác sĩ, kinh nghiệm truyền lại cũng như việc phải làm. cũng cho thấy ảnh hưởng của tuổi tác đối với quá trình sinh nở như tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao, chảy máu trong giai đoạn thứ 3… Các nguy cơ này ở tuổi 20 – 29 là 10,43% nhưng ở tuổi 35 –. dễ mắc các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, xơ vữa động mạch… mà có thể ảnh hưởng tới quá trình mang thai và sinh nở với tỉ lệ cao gấp đôi so với phụ nữ mang thai trước tuổi 29. Nhiều nghiên