ĐỖ TRỌNG (Kỳ 4) pdf

5 182 0
ĐỖ TRỌNG (Kỳ 4) pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỖ TRỌNG (Kỳ 4) Tác Dụng Dược Lý: + Tác dụng hạ áp: Sắc nước và cồn chiết xuất thuốc đều có tác dụng hạ áp, nước sắc tác dụng mạnh hơn, nước sắc Đỗ trọng sao tốt hơn nước sắc Đỗ trọng sống. Cơ chế tác dụng chủ yếu do thuốc trực tiếp làm thư gĩan cơ trơn của mạch máu (Trung Dược Học) nhưng tác dụng hạ áp thời gian ngắn (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng). + Thuốc có tác dụng hạ Cholesterot huyết thanh, dãn mạch, tăng lưu lượng máu của động mạch vành (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng). + Có tác dụng kháng viêm, tăng cường chức năng vỏ tuyến thượng thận (Trung Dược Học). + Thuốc có tác dụng chống co giật và giảm đau (Trung Dược Học). + Thuốc làm tăng tính miễn dịch của cơ thể. Thực nghiệâm chứng minh thuốc có tác dụng điều chỉnh chức năng của tế bào. Lá, cành, vỏ tái sinh của Đỗ trọng đều có tác dụng như nhau (Trung Dược Học). + Tác dụng đối với tử cung: nước sắc và cồn chiết xuất Đỗ trọng có tác dụng hưng phấn tử cung tử cung cô lập của thỏ và chuột lớn, làm cho tử cung cô lập của mèo thì tác dụng hưng phấn lại rất nhẹ (Trung Dược Học). + Thuốc có tác dụng rút ngắn thời gian chảy máu và tác dụng lợi tiểu (Trung Dược Học). + Thuốc sắc có tác dụng ức chế với mức độ khác nhau đối với tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn lỵ Flexner, trực khuẩn Coli, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn bạch hầu, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn dung huyết B (Trung Dược Học). Tính vị: + Vị cay, tính bình (Bản Kinh). + Vị ngọt, tính ôn, không độc (Biệt Lục). + Vị đắng (Dược Tính Bản Thảo). + Vị ngọt, hơi cay, tính ấm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Quy kinh: + Vào kinh Thận (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải). + Vào kinh thủ Thái âm Phế (Bản Thảo Kinh Giải). + Vào kinh Can và Thận (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Phân biệt: 1- Hiện nay ở Việt Nam có nơi dùng vỏ một cây trong họ Trúc đào, với tên là Đỗ trọng dây hay Đỗ trọng nam hay Nam đỗ trọng [Parameria laevigata (juss.) Moldenke = Parameria glandurifera Benth. Họ Apocynaceae. Đó là dây leo dài 5 - IOm, Lá hình bầu dục, thuôn hay hình trái xoan ngược, có mũi nhọn dài, nhọn hay tù ở chóp, có góc ở gốc, mặt trên sáng bóng, có mép hơi cong về phía dưới, dạng màng, thường mọc đối và có khi mọc vòng 3. Hoa trắng thơm xếp thành xim dạng ngù ở ngọn cây. Quả gồm 2 quả dại, dài 15 - 30cm: rẽ đôi, nhọn nhẵn. Mào lông mềm, trắng, dài 2 - 5cm. Mùa hoa quả từ tháng 8 đến tháng 4 năm sau. Cây mọc hoang trong rừng và lùm bụi. Có thể thu hái vỏ quanh năm, đem về xắt nhỏ, phơi khô hay sao. Cây chứa một chất nhựa như cao su, bẻ ra cũng có nhiều tơ nhưng không dai và kéo dài và óng ánh như tơ của Đỗ trọng bắc. Kinh nghiệm dân gian thường dùng để trị huyết áp cao, gây dãn mạch và thay thế cho vị Bắc đỗ trọng, cần nghiên cứu lại. 2 - Ở miền Trung, còn dùng vỏ một vài cây trong chi Euonymus họ Celastraceae. 3 - Xem thêm: Đỗ trọng đằng. 4 - Phân biệt Đỗ trọng với cây Bạch phụ tử còn gọi là cây San hô (Jatropha multifida Un.) thuộc họ Euphorbiaceae là một cây có nhựa mủ. Khi bẻ gẫy cuống lá nhựa mủ khô lại, thành sợi tơ mành, vì vậy cũng có người gọi là cây Đỗ trọng. Cây này chỉ thường được trồng làm cảnh . ĐỖ TRỌNG (Kỳ 4) Tác Dụng Dược Lý: + Tác dụng hạ áp: Sắc nước và cồn chiết xuất thuốc đều có tác dụng hạ áp, nước sắc tác dụng mạnh hơn, nước sắc Đỗ trọng sao tốt hơn nước sắc Đỗ. 1- Hiện nay ở Việt Nam có nơi dùng vỏ một cây trong họ Trúc đào, với tên là Đỗ trọng dây hay Đỗ trọng nam hay Nam đỗ trọng [Parameria laevigata (juss.) Moldenke = Parameria glandurifera Benth năng của tế bào. Lá, cành, vỏ tái sinh của Đỗ trọng đều có tác dụng như nhau (Trung Dược Học). + Tác dụng đối với tử cung: nước sắc và cồn chiết xuất Đỗ trọng có tác dụng hưng phấn tử cung tử

Ngày đăng: 09/07/2014, 06:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan