1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

ĐẠI KẾ (Kỳ 1) docx

5 139 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

ĐẠI KẾ (Kỳ 1) Tên Việt Nam: Vị thuốc Đại kế còn gọi Ô rô, Ô rô cạn,Hổ kế, Miêu kế (Đào hoằng Cảnh), Mã kế (Phạm chú), Thích kế, Sơn ngưu bàng (Nhật hoa bản thảo), Kê hạng thảo, Thiên châm thảo (Đồ kinh bản thảo), Dã hồng hoa, (Bản thảo cương mục), Địa đinh, Địa đinh hương, Địa đinh thảo, Địa hạ thảo, Đại cư hàn, Ngưu nịch thích (Hòa hán dược khảo) Đại kế diệp, Đại kế thán. Chủ trị: Đại kế 1- Dùng trong các trường hợp ho ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, đái ra máu, vết xuất huyết do bị đứt, sưng ứ do tổn thương bởi bổ té. 2- Ung nhọt sưng độc. 3- Viêm gan. Liều dùng: Dùng khô mỗi lần 0,5 -1 lượng sắc uống. Bên ngoài dùng rễ tươi hoặc toàn cây quyết nhuyễn đắp nơi đinh nhọt sưng tấy. Bảo quản: Dễ ẩm mốc, cần để nơi khô ráo. Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn, không có ứ trệ cấm dùng. TÌM HIỂU SÂU VỀ ĐẠI KẾ Tên khoa học: CICUS JAPONICUS MAX (=CIRSIUM JAPONICUM D.C).Họ khoa học: COMPOSITAE. Mô tả: Cây thảo sống lâu năm, rễ hình thoi dài, có nhiều rễ phụ. Thân cao 0,5 - 1m, màu xanh có nhiều rãnh dọc, nhiều lông, rộng 5-10cm, hai lần xẻ lông chim thành thùy, mặt trên nhẵn mép có gai dài. Lá ở thân không cuống và chia thùy, càng lên trên càng nhỏ và chia thùy đơn giản hơn, lá bắc hẹp nhọn, không đều: Lá ngoài ngắn và rất nhọn, lá bắc phía trong dưới có đầu mềm hơn, tất cả đều ít lông, ở gân chính ở giữa nổi rõ. Hoa tự hình đầu, mọc ở kẽ lá hay đầu cành, đường kính chừng 3-5cm, cánh hoa màu tím đỏ. Quả thuôn dài 4mm, nhẵn, hơi dẹt. Mùa hoa tháng 5-7. Phân biệt: 1- Cây Ô rô cạn còn để chỉ một cây khác gọi là Ô rô ven biển (ACANTHUS CLICIFOLIUS L.) (Xem mục: Lão thử cân). 2- Cùng loại Ô rô cạn, người ta còn dùng cây Ô rô cạn nhỏ lá (CNICUS SEGETUM MAX) (Xem mục: Tiểu kế). 3- Có nơi dùng rễ của cây Đại kế thay cho vị Thăng ma và gọi là Thăng ma nam (Xem mục: Thăng ma). Thu hái, sơ chế: Thu hái vào mùa thu mùa hè đang lúc hoa nở thì thu hái toàn cây, rửa sạch đất cát phơi khô cất dùng. Phần dùng làm thuốc: Toàn cây (thân, cành, lá, hoa tự, rễ). Bào chế: Rửa sạch cắt đoạn dùng sống hoặc sao cho cháy đen để dùng. Có người phơi nắng tán bột để dùng hoặc rửa rượu hoặc nước tiểu trẻ con ngâm qua sạch khô để dùng. Tính vị: Vị ngọt. Tính mát. Quy kinh: Nhập kinh Can. Tác dụng sinh lý: Mát huyết, cầm máu. Tán ứ tiêu ung nhọt. . ĐẠI KẾ (Kỳ 1) Tên Việt Nam: Vị thuốc Đại kế còn gọi Ô rô, Ô rô cạn,Hổ kế, Miêu kế (Đào hoằng Cảnh), Mã kế (Phạm chú), Thích kế, Sơn ngưu bàng (Nhật hoa. Địa đinh, Địa đinh hương, Địa đinh thảo, Địa hạ thảo, Đại cư hàn, Ngưu nịch thích (Hòa hán dược khảo) Đại kế diệp, Đại kế thán. Chủ trị: Đại kế 1- Dùng trong các trường hợp ho ra máu, nôn ra. cạn, người ta còn dùng cây Ô rô cạn nhỏ lá (CNICUS SEGETUM MAX) (Xem mục: Tiểu kế) . 3- Có nơi dùng rễ của cây Đại kế thay cho vị Thăng ma và gọi là Thăng ma nam (Xem mục: Thăng ma). Thu hái,

Ngày đăng: 09/07/2014, 06:20