Trong y dược, tinh dầu sả hoa hồng được dùng tẩm màn chống muỗi sốt rét, vừa không độc hại cho người, vừa xua đuổi ruồi muỗi và côn trùng.. Y học dân tộc cổ truyền Ấn Độ coi tinh dầu sả
Trang 1Sả Hoa Hồng
Trang 2Công dụng:
Tinh dầu chứa hàm lượng geraniol cao (70-80%) nên là nguồn nguyên liệu được dùng để thay thế tinh dầu hoa hồng trong công nghệ hoá
mỹ phẩm (nước hoa, dầu gội đầu, sữa tắm ) Trong y dược, tinh dầu sả hoa hồng được dùng tẩm màn chống muỗi sốt rét, vừa không độc hại cho người, vừa xua đuổi ruồi muỗi và côn trùng Y học dân tộc cổ truyền Ấn Độ coi tinh dầu sả hoa hồng là loại thuốc chữa trị bệnh đau thấp khớp, đau lưng chống co giật gân và bệnh rụng tóc Sả hoa hồng có sức chống chịu khoẻ, nên tại nhiều nơi ở Ấn Độ đã trồng trên quy mô lớn vừa để lấy tinh dầu, vừa làm cây phủ đất, chống xói mòn trên các sườn đồi núi dốc, giữ đất ven bờ mương, bờ ao hồ và ven đường đi
Hình thái:
Cây thảo sống lâu năm, thân mảnh, nhẵn, sinh trưởng khoẻ, phân nhánh nhiều, cao 1,5-2(-3)m; thân cây ở giai đoạn trường thành thường có 10-20 đốt, các đốt ở phía gốc thường hoá gỗ và có rễ Lá có bẹ thường ngắn hơn so với chiều dài của đốt trên thân, nhẵn; phiến lá hình mác dài hay hình thuôn, mảnh, kích thước (25-)40-50(-55)cm, đầu thuôn nhọn, gốc dạng hình tim hay tròn, mép lá thường nhám Cụm hoa dạng bông chuỳ, mọc thẳng, gồm nhiều nhánh; kích thước 30x5cm Hoa nhỏ; hoa lưỡng tính ở phía trên,
Trang 3nhị 3, vòi nhuỵ xẻ 2; hoa phía dưới thoái hoá, là hoa đực hoặc hoa vô tính Quả dĩnh, hình trụ hoặc gần hình cầu, khi chín màu đỏ nhạt
Phân bố:
- Việt Nam: Sả hoa hồng mới được đưa trồng ở một số nơi như: Hải
Phòng, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hà Tây, Quảng Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hoà, Gia Lai, Đắk Lắk và các tỉnh vùng Đông Nam Bộ
- Thế giới: Sả hoa hồng có nguồn gốc ở các khu vực bán lục địa với
khí hậu nóng ẩm thuộc các bang Madhya Pradesh, Maharashatra, Andhra, Pradesh và Kamataka của Ấn Độ Hiện nay, sả hoa hồng đã được trồng ờ nhiều nước Đông Nam Á (lndonesia, Thái Lan, Việt Nam ), châu Mỹ (Brazil, Guatemala, Honduras ) và châu Phi
Đặc điểm sinh học:
Sả hoa hồng mọc tự nhiên ở các khu vực nóng ẩm, nằm trong vùng
từ 12-320 vĩ Bắc thuộc Ấn Độ Nhưng đã được đưa trồng trên diện tích lớn tại các khu vực ở 50 vĩ Nam (thuộc đảo Java) thậm chí tới 200 vĩ Nam (Madagascar) Có thể trồng sả hoa hồng ở các khu vực có độ cao 150-800(-1.200)m so với mặt nước biển Sả hoa hồng ưa điều kiện nóng, ẩm và được chiếu sáng nhiều Nhiệt độ trung bình ngày khoảng 20-250C rất thích hợp
Trang 4cho sinh trưởng, phát triển của sả hoa hồng Ở nhiệt độ cao hơn (25-300C) và kéo dài trong thời kỳ sinh trưởng sẽ cản trở quá trình ra hoa, đồng thời làm giảm năng suất Sả hoa hồng là cây chịu lạnh kém, nhiệt độ không khí quá thấp hoặc có băng tuyết cây dễ bị chết Sinh trưởng trong điều kiện ngày dài
cả hàm lượng tinh dầu trong cây cũng như hàm lượng geraniol trong tinh dầu đều tăng Sả hoa hồng ưa ẩm Ở các khu vực có tổng lượng mưa hàng năm trên 1.500mm và được tưới bổ sung trong các thời kỳ khô hạn thì cây cho thu hoạch 2-3 lứa/năm Trong điều kiện khô hạn, với lượng mưa hàng năm khoảng 750mm, cây sinh trưởng kém và thường chỉ cho thu hoạch 1 lứa/năm
Trong tự nhiên có thể gặp sả hoa hồng mọc trên nhiều loại đất, từ đất cằn cỗi, nghèo dinh dưỡng, đất kiềm nhẹ (pH 7,5-8,5); đất cát pha đến đất phù sa màu mỡ Tại Ấn Độ, sả hoa hồng mọc tự nhiên cả ở vùng đất Onssa nhiễm mặn Trên đất kiềm mạnh (pH >8,5), cây sinh trưởng kém, sinh khối thấp, nhưng chất lượng tinh dầu không bị giảm sút Ở vùng Đồng bằng sông Hồng, các lứa sả hoa hồng được gieo hạt từ tháng 3 đến tháng 6 đều bắt đầu nở hoa vào tháng 9 Những đợt gieo hạt muộn hơn (tháng 7,8,9) sả hoa hồng cũng đồng loạt nở hoa vào tháng 10 Trong điều kiện tối thích, sau khi gieo 3 ngày hạt đã nảy mầm, sau 10 ngày hình thành lá thật, sau chừng 40
Trang 5ngày cây bắt đầu phân nhánh, sau 75 ngày có đồng và sau 95 ngày bắt đầu
nở hoa