Công dụng: Công dụng chính là để chế biến thạch đen, một loại nước giải khát khá phổ biến ở Việt Nam.. Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải thử; được
Trang 1Thạch Đen
Trang 2Công dụng:
Công dụng chính là để chế biến thạch đen, một loại nước giải khát khá phổ biến ở Việt Nam Khi ăn, cắt một miếng thạch cho vào cốc, dùng mũi dao cắt thành mảnh nhỏ, đổ nước đường đã đun sôi để nguội; cho thêm
đá bào cho mát Lá thạch còn có tác dụng làm thuốc: Lá vò cho ra chất pectrin màu đen Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải thử; được dùng làm thuốc chữa: Cảm mạo do nắng, cao huyết áp, đau cơ và các khớp xương, đái đường, viêm gan cấp Liều dùng 30-60 g dạng thuốc sắc
Hình thái:
Cây thảo hàng năm, cao 40-60 cm hay hơn, ít phân nhánh, thường
bò lan trên mặt đất Thân 4 cạnh, mỗi cạnh 3-5 mm, có lông thô rậm; khi già màu đỏ - hồng; khi phơi khô có màu xám đen Lá nguyên mọc đối, dày, màu xanh nhạt, hình trứng hoặc hình thuôn dài dạng trứng, thuôn hẹp ở gốc, nhọn
ở đầu, dài 3-4(6) cm, rộng 1,5-3 cm, mép có răng, cuống dài 0,8-2 cm Cụm hoa ở ngọn, khá dày đặc vào lúc hoa nở, dài tới 10(13) cm, có lá bắc màu hồng ở gốc Hoa có cuống dài, có lông, 3 răng ở môi trên, tràng màu trắng
Trang 3hay hồng nhạt, môi trên 3 thuỳ, môi dưới to; nhị 2, thò ra ngoài, chỉ nhị màu tím Quả bế nhọn, thuôn, dài 0,7 mm
Phân bố:
Loài cây của Nam Trung Quốc, nhập vào ta từ rất lâu đời Ở Việt Nam đã trồng tại một số nơi như: Bảo Lộc (Lâm Đồng), Sa Đéc (Đồng Tháp), Châu Đốc (An Giang) (Võ Văn Chi, 2003) Hiện nay được trồng nhiều ở Lạng Sơn và Cao Bằng Đặc biệt, 3 xã: Chi Lăng, Kim Đồng và Tân Tiến của huyện Tràng Định (Lạng Sơn) là trồng nhiều nhất
Đặc điểm sinh học:
Cây ưa sáng và ẩm, nhưng đòi hỏi thoát nước Trồng ven bờ nước, cây phát triển tốt hơn trồng ở nơi khô Đất trồng thích hợp nhất là đất cát pha ven sông suối, đất bồi tụ dưới chân đồi Đất phong hoá từ đá vôi, không thích hợp để trồng thạch đen Cây ra hoa mùa thu, mùa đông
Trang 4Thiên Lý
Công dụng:
Trước đây, khi công dụng của thiên lý chưa được nghiên cứu thì cây
chưa được trồng nhiều Từ sau năm 1999, các nghiên cứu khoa học đã phát hiện ở lá và thân cây có chứa nhiều chất alcaloid, có tác dụng dược lý cao thì cây thiên lý mới bắt đầu được gieo trồng mạnh Cây thiên lý thường được trồng thành giàn trước nhà vừa lấy bóng mát, làm cảnh, vừa lấy lá, hoa để ăn
và làm thuốc Hoa thiên lý có vị ngọt, hơi nhạt, tính bình, có tác dụng thanh can, sáng mắt, giải độc, sinh cơ Theo tài liệu nước ngoài, thiên lý có tác dụng lợi tiểu Ngoài ra, canh hoa thiên lý với rau khủ khởi và lá mướp đắng non còn có tác dụng bổ mát, an thần, làm cho con người khoan khoái, dễ ngủ
và ngủ ngon giấc, bớt đi đái đêm và bớt mệt mỏi căng thẳng sau những ngày làm việc với cường độ cao Tóm lại có thể coi lá và hoa thiên lý là những vị thuốc an thần, bổ tâm thận
Một số bài thuốc dân gian về tác dụng của hoa thiên lý để chữa bệnh: a) Lấy rễ thiên lý (10-20 g) thái nhỏ sắc với 200 ml nước còn 50 ml
Trang 5uống làm một lần trong ngày, chữa đái buốt, đái ra máu hoặc nước tiểu có cặn trắng; b) Lấy lá non hoặc hoa thiên lý (20-30 g) nấu canh, ăn đều đặn hàng ngày đễ chữa bệnh giun kim; c) Lấy lá non hoặc hoa thiên lý (306 g) sắc lấy nước uống để chữa bệnh viêm kết mạc cấp và mãn tính; d) Lấy lá thiên lý, hơ nóng rồi đắp vào chỗ mụn nhọn hoặc lở loét để chống viêm nhiễm Năm 1961, theo kinh nghiệm của Bệnh viện Thái Bình, thiên lý có tác dụng chữa bênh lòi dom và bệnh sa dạ con: Lấy lá non và lá bánh tẻ 100g rửa sạch, giã nát với 5 g muối, thêm chừng 30 ml nước cất lọc qua vải gạc Dùng nước này tẩm vào bông đắp lên chỗ dom hoặc phần tử cung bị sa
đã rửa sạch bằng thuốc tím hoặc nước muối, rồi băng lại như đóng khố, ngày thay một lần, thường khoảng 3-5 lần là khỏi (nên đắp thuốc vào buổi tối trước khi đi ngủ)
Hình thái:
Thiên lý là loài dây leo bằng tua cuốn, đường kính thân trung bình 2-3 cm, thân cây già màu vàng nâu, phần thân non màu xanh và hơi có lông Tua cuốn mọc ở nách lá, dài 15-25 cm Lá mọc đối, mỏng và mềm, phiến hình trứng, gốc hình tim, đầu nhọn, dài 6-11 cm, rộng 4-7,5 cm; hai mặt màu xanh lục, thường nhẵn; mép lá cong lên phía trên; gân cấp hai 4-5 đôi, thường chỉ có lông trên các gân; cuống lá dài 1-2 cm Cụm hoa dạng xim
Trang 6hoặc tán ở kẽ lá, gồm rất nhiều hoa; đài hoa có 5 lá đài, đầu nhọn, mặt ngoài
có lông rải rác; tràng hình ống gồm 5 cánh hoa thuôn dài, màu vàng lục nhạt,
có mùi thơm dễ chịu; cuống hoa mập; cột nhị – nhuỵ rộng, cao bằng nửa ống tràng; nhị có khối phấn hình cầu Quả đại, dài 6-9 cm
Phân bố:
- Việt Nam: Thiên lý là cây trồng từ lâu đời tại nhiều gia đình, làm
giàn cho leo để lấy bóng mát Cây được trồng rải rác khắp các tỉnh thuộc đồng bằng và trung du Bắc Bộ, còn được trồng làm cảnh ở các thành phố cả Miền Nam và Miền Bắc
- Thế giới: Thiên lý phân bố nhiều ở vùng Châu Á nhiệt đới, bao
gồm các tỉnh phía Nam Trung Quốc, kể cả đảo Hải Nam, qua Việt Nam, đến Lào, Campuchia và nhiều nước Đông Nam Á khác
Đặc điểm sinh học:
Thiên lý là cây ưa sáng và ẩm; sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng và ẩm của vùng nhiệt đới; nhiệt độ trung bình từ 21-240C
Do đó, ở các vùng núi cao trên 1500 m như Sa Pa, do có nền nhiệt độ quanh năm thấp nên không trồng được loại cây này Cây thường rụng lá về mùa đông vào khoảng tháng 3-4 hàng năm, từ các phần thân cành đã rụng lá, mọc
Trang 7ra nhiều chồi non Loại chồi này sinh trưởng nhanh, sau 2 tháng đã có chiều dài gần 2 m Hoa thiên lý xuất hiện ngay sau khi cây mọc chồi Hoa nở rộ trong thời gian 20-25 ngày; thụ phấn nhờ côn trùng, thường là loại kiến đen chui vào ăn mật hoa Thiên lý ra hoa nhiều, nhưng ít khi đậu quả; trừ những cây trồng lâu năm ở nơi dãi nắng Hạt có mào lông phát tán nhờ gió Thiên
lý có khả năng tái sinh vô tính rất khoẻ Mùa hoa quả tháng 5-8, quả chín vào tháng 8 -10