Mai Cây Tre mai, mai, mạy puốc, mạy mươi (Thái, Tày, Nùng), lủng chủ (H’mông, Hán – Lào Cai) Công dụng: Thân mai được dùng nhiều để làm cột nhà, dui mè, đòn tay. Cột nhà làm bằng thân mai rất bền nếu được ngâm trong nước một năm. Do lóng có đường kính lớn nên mai còn được dùng làm bè mảng, ống đựng nước và máng nước, dát giường, chế biến hàng mỹ nghệ xuất khẩu. Hàm lượng cellulose trong thân mai chiếm hơn 50%; sợi dài 1,4-1,6mm (trung bình 2,7mm), đường kính 26µm nên mai được dùng trong công nghiệp giấy. Ở độ ẩm 19%, thân có tỷ trọng khoảng 900kg/m 3 . Măng mai là loại thực phẩm quí, đặc biệt chế biến thành loại măng "lưỡi lợn". Đó là loại măng sau khi luộc, được thái thành miếng lớn và phơi hoặc sấy khô. Giá bán của loại măng này vào dịp tết khoảng 1000- 120.000đ/kg. . Theo Nguyễn Danh Minh (2005), măng mai tươi gồm các thành phần: hàm lượng nước 92,4%; protein 1,81; đường tổng 2,14; gluxit 2,71; cellulose 0,51; lipid 0,18. Hình thái: Thân ngầm dạng củ, thân tre mọc cụm thưa, ngọn rủ, cao 15-25cm, đường kính phổ biến 12-15cm, cá biệt có cây 18-22cm. Lóng có đốt không nổi, chiều dài lóng 30-45cm, bề dày vách thân 1-3cm, lúc non bề mặt có phủ lớp sáp trắng; thường chia cành cao ở 1/3-1/2 thân, mỗi đốt chia nhiều cành, cành chính thường không phát triển. Mo thân rụng sớm, bẹ mo to, chất da dày, lúc tươi màu tím, mép nguyên, mặt lưng mọc dầy lông gai màu nâu tồn tại mo liền với gốc phiến mo xệ xuống, ít nhiều lật ra ngoài, về sau dễ rụng; lưỡi mo rõ, cao 6-12mm, mép xẻ dạng răng ngắn; phiến mo lật ra ngoài, hình lưỡi mác dạng trứng, dài 13-38cm, gốc bằng khoảng 4/5 đỉnh bẹ mo. Cành nhỏ mang 5-15 lá, bẹ lá không lông, không có tai lá, lưỡi lá nổi lên, cao 1-3mm, mép xẻ răng không đều; phiến lá hình lưỡi mác dài, biến đổi nhiều, lá dài nhất có thể tới 45cm, rộng 10cm, đầu có mũi nhọn, gốc hình nêm, lúc non mặt dưới có lông nhỏ, gân cấp hai 8-18 đôi, gân ngang nhỏ, rõ, mép lá có răng cưa nhỏ, rất ráp; cuống lá dài 5-10mm. Cụm hoa trên các cành không lá, dạng chuỳ, mỗi đốt có 4-12(25) bông nhỏ mọc cụm, chiều dài lóng cụm hoa cấp cuối 1,2- 1,5cm; phía dưới đốt phủ phấn trắng, phần còn lại có lông mềm màu rỉ sắt; bông nhỏ dài 1- 1,5cm, rộng 3-4mm, lúc khô màu tím, đầu có mũi nhọn, gốc mang 1-2 lá bắc, bông nhỏ chứa 5-8 hoa, hoa trên cùng bất thụ, sau khi chín giữa các hoa không cách rời nhau; lá bắc 2, dài 3-4mm; mày ngoài hình trứng rộng, dài khoảng 1cm, rộng lớn hơn chiều dài, có nhiều gân (khoảng 25 chiếc), mặt lưng và mép đều có lông nhỏ, đầu có mũi nhọn nhỏ; mày trong dài bằng mày ngoài, lông có 2 gờ, khoảng cách giữa 2 gờ 2,5mm, có hai gân; trên gờ mọc dày lông mảnh, đầu tù hay hơi lõm (ở hoa tận cùng không gờ, không lông); không có mày cực nhỏ, chỉ nhị dài khoảng 1cm, bao phấn dài 6,5mm; đầu có trung đới thò ra và có mũi nhọn; nhuỵ dài 1cm, toàn bộ phủ lông mềm ngắn, bầu hình trứng, vòi rất dài, đầu nhuỵ 1, cong, màu tím. Quả hình tròn dài, dài 7-8mm, đâu tù, có lông nhung. Phân bố: - Việt Nam: Mai là loài cây trồng rất phổ biến ở Việt Nam, từ đồng bằng đến trung du và miền núi đều gặp mai, nhưng tập trung nhất là ở các vùng Đông Bắc và Trung Tâm thuộc Bắc Bộ. Các tỉnh trồng nhiều mai cây là: Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Bắc. - Thế giới: Lào, miền Nam Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Băng la desh, Sri Lanka, Malaysia, Myanmar. Mai cũng được nhập trồng trong các vườn thực vật ở: lndonesia, Philippin, Madagasca . . . Đặc điểm sinh học: Mai được trồng ở độ cao từ 50-1.300m trên mặt biển. Đây là loài tre thuộc nhóm mọc cụm có thể trồng ở độ cao lớn nhất. Cây chịu được nhiệt độ thấp trong mùa đông, có khi nhiệt độ xuống đến 0 0 C. Cây ưa đất feralite mùn trên núi hoặc đất feralite phát triển trên các đá sa thạch, phiến thạch hoặc đá vôi. Cây cũng ưa đất bồi tụ ven sông suối, độ mùn từ trung bình đến giầu, kết cấu hạt viên, ít đá lẫn, thành phần cơ giới thịt hoặc thịt nhẹ. Sau khi trồng, cây đẻ măng ngay từ năm thứ nhất. Kích thước và chiều cao của thân tăng dần hàng năm. Năm thứ 7, thân tre định hình, không tăng về kích thước nữa. Giai đoạn cây măng, mai tăng trưởng rất nhanh, có thể đạt trên 20- 30cm/ngày. Sau 3-4 tháng, cây măng đạt chiều cao tối đa. Mức độ tăng trưởng của cây non phụ thuộc vào độ ẩm và độ chiếu sáng. Nếu đất khô, cây tăng trưởng chậm hơn ở đất ẩm. Chưa gặp hiện tượng mai cây khuy hàng loạt. Thường chỉ gặp mai ra hoa ở từng bụi hoặc từng cây. Đã có hiện tượng mai cây tái sinh bằng hạt ở Bảo Lạc (Cao Bằng), năm 1972. Theo tài liệu nước ngoài, chu kỳ khuy khoảng 30-40 năm. Ở lndonesia, mai trồng từ hạt có thể đạt độ cao 6-8m và đường kính 10cm, sau 3 năm. Mai là loài cây dễ bị sâu bệnh. Các loài sâu thường thấy là: sâu vòi voi đục măng và bọ hả (Loryma bambusicola Tanahashi); sâu non sống từng bầy trên cành lá. Nếu bệnh nặng cây sẽ chết. . Mai Cây Tre mai, mai, mạy puốc, mạy mươi (Thái, Tày, Nùng), lủng chủ (H’mông, Hán – Lào Cai) Công dụng: Thân mai được dùng nhiều để làm cột nhà, dui mè, đòn tay. Cột nhà làm bằng thân mai. ngầm dạng củ, thân tre mọc cụm thưa, ngọn rủ, cao 1 5-2 5cm, đường kính phổ biến 1 2-1 5cm, cá biệt có cây 1 8-2 2cm. Lóng có đốt không nổi, chiều dài lóng 3 0-4 5cm, bề dày vách thân 1-3 cm, lúc non bề. Quả hình tròn dài, dài 7-8 mm, đâu tù, có lông nhung. Phân bố: - Việt Nam: Mai là loài cây trồng rất phổ biến ở Việt Nam, từ đồng bằng đến trung du và miền núi đều gặp mai, nhưng tập trung nhất