1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Tài liệu Đặc điểm và phân bố của các loài cây lâm nghiệp- Cây Tre gai doc

6 637 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 329,34 KB

Nội dung

TRE GAI Bambusa blumeana J.A. & J. H.Schult., 1830 Tên đồng nghĩa: Arundo bambos Lour.,1793; Bambusa spinosa Blume ex Nees, 1825; B.pungeng Blanco, 1837; B. arundo Blanco, 1845; B. stenostachya Hack.,1899 Tên khác: Tre hoá, tre nhà, tre đực, mạy hoá, mạy phấy (Tày, Nùng) Họ: Hoà thảo – Poaceae Phân họ: Tre – Bambusoideae Tre gai - Bambusa blumeana J.A. & J. H.Schult 1. Măng; 2. Mo thân; 3. Cành lá; 4. Bẹ lá; 5. Cụm hoa Hình thái Tre mọc cụm, thân ngầm dạng củ, thân khí sinh cao 15-25m, đường kính (5-)8-12(- 14)cm, rất ít khi lên đến 15-16cm ngọn cong. Lóng dài 25-35cm, màu lục, khi non có phủ lông cứng màu nâu, ép sát, khi già nhẵn, vách dày 2-3,5cm; các đốt ở thấp đều có vòng rễ, phía trên dưới vòng mo có một vòng lông tơ màu trắng xám hay vàng nâu. Cây chia cành sớm, các đốt dưới gốc thường 1 cành, các cành nhỏ biến thanh gai cong, cứng, nhọn, chúng đan chéo nhau tạo thành bụi gai dày đặc, cho xuyên qua; các đốt phần giữa thân có 3 cành, cành chính to và dài hơn cành bên. Bẹ mo rụng muộn, hình thang, đầu hình cung rộng hay lõm xuống, 2 vai có mũi nhọn hơi nhô cao; tai mo hình bán nguyệt, gần bằng nhau, lật ra ngoài, mép có lông mi cong; lưỡi mo cao 4- 5mm, xẻ mạnh, mép có lông mi; mặt lưng phủ dày lông gai màu nâu tối, mặt trong nhẵn; lá mo hình trứng hay trứng thuôn, đầu có mũi nhọn, thường lật ra ngoài, hai mặt đều có lông cứng. Lá 5-9, ở đầu cành nhỏ, hình dải, đầu có mũi nhọn, dài 10-20cm, rộng 15-25mm. Cụm hoa dài, mỗi đốt mang hai hay nhiều bông nhỏ màu vàng rơm. pha màu tím nhạt khi non. Mỗi bông nhỏ mang 4-12 hoa, trong đó 2-5 hoa lưỡng tính, mày nhỏ có 2 gờ, có 3 mày cùc nhỏ; nhị 6, rời; bầu hình trứng, vòi ngắn, đầu nhuỵ 3. Các thông tin khác về thực vật Tre gai rất gần thường lẫn lộn với 2 loài tregai khác ở Việt Nam, đó là: tre là ngà bắc (mậy phấy nậm - Bambusa sinospinosa McClure) phân bốcác tỉnh phía Bắc Nam Trung Quốc tre là ngà (Bambusa bambos (L.) Voss) phân bốcác tỉnh phía Nam đặc biệt nhiều ở dọc sông Đồng Nai. Tre gai phân biệt với 2 loài trên: thân tre gai mọc toả ra ngoài, trông xa như mạ, mo thân của tre gai màu vàng xanh, tai mo lật ra ngoài; còn tre là ngà bắc lộc ngộc có thân mọc thẳng đứng trong bụi; mo thân màu vàng nâu hay màu da tai mo đứng thẳng. Phân bố Phân bố của tre gai ở Việt Nam Việt Nam: Tre gai phân bố khắp mọi miền trên đất nước ta, từ Hà Giang đến Kiên Giang, Cà Mau. Hầu như ở xã nào, huyện nào của Việt Nam cũng có loài tre này, nhưng tập trung nhiều nhất là ở vùng Đông Bắc Đồng bằng Bắc Bộ. Thế giới: Gặp tre gai ở Nam Trung Quốc, Lào, Cămpuchia, Malaysia, Thái Lan, Philippin Indonesia. Đặc điểm sinh học Ỏ Việt Nam tre gai được trồng hoặc mọc tự nhiên ở độ cao dưới 700m; từ vùng ven biển, đồng bằng đến trung du và miền núi. Đây là loài tre ưa ẩm ưa sáng, có thể trồng quanh đồng ruộng, xóm làng, ven chân đê, dọc bờ sông, bờ suối… Trồng nơi đất xấu búi tre bị khô cằn, thân cây nhỏ, vách dày. Cây có thể chịu ngập lâu khi nước lũ, nhưng không ưa đất mặn, phèn. Độ pH thích hợp của đất trồng tre gai là 5-6,5. Trồng nơi đất tốt, tầng đất sâu, nhiều mùn, độ ẩm cao, tre gai mọc thành bụi lớn tới 30-40 cây với chiều cao đến 20m, đường kính 15cm. Trồng sau 3 năm thân tre cao khoảng 3m bắt đầu đẻ măng to. Sau 5 năm cây cao trung bình 8-10m, với bụi tre khoảng 10-40 thân mỗi năm cho khoảng 30 măng, nhưng chỉ khoảng 1/3-1/4 số măng phát triển thành cây trưởng thành, số còn lại bị chết vì sâu bệnh, gió hoặc khô hạn. Từ khi măng xuất hiện đến khi đạt chiều cao tối đa của cây trưởng thành khoảng 5 tháng, mỗi ngày cây măng cao thêm khoảng 17cm. Cây măng sinh trưởng mạnh nhất vào cuối mùa mưa. Vào thời kỳ này, cây măng cao thêm khoảng 45 cm/ngày. Nếu không được chăm sóc tốt và bị chặt nhiều lần, tre gai thường có hiện tượng “nâng búi”, khi đó thân ngầm phát triển ngoài không khí, búi tre bị nâng cao các cây sinh sau lại chui vào giữa bụi tre khiến bụi tre thoái hoá, không ra măng hàng năm nữa. Cây có tính chống chịu khoẻ, rất ít sâu bệnh. Mùa măng từ tháng 5,6 đến tháng 10,11; tập trung vào 3 đợt: Đợt 1. Vào tháng 6-7, măng có chất luợng tốt nhất, nhân dân thường nuôi tất cả măng đợt này. Đợt 2. Vào tháng 8-9. Măng ít nhỏ, cây tre mọc lên cũng thấp bé. Đợt 3. Vào tháng 10-11. Phần lớn do những cây măng đợt đầu sinh ra, khi đó chúng đã ổn định cả về chiều cao, về đường kính ra cành lá đày đủ. Măng đợt này thường nhỏ, mọc nông hay bị sâu bệnh, nhưng lại thường cho thân khí sinh có vách dày ít gai. Cây có khả năng sinh măng từ 1-3 tuổi, Cá biệt có cây 4 tuổi còn sinh măng. Khả năng sinh măng mạnh nhất vào năm thứ 2. Khi măng nhú khỏi mặt đất là có xu hướng uốn vào giữa khóm nên bụi tre gai thường dày đặc, dễ có hiện tượng nâng búi nếu không được chăm sóc thường xuyên. Việc chặt tỉa tùy tiện cũng tạo điều kiện để các khóm tre sớm nâng búi. Khi đó cây trở nên cằn cỗi, tỷ lệ sinh măng thấp, kích thước thân cây khí sinh rất nhỏ. Mới gặp tre gai ra hoa từng khóm, chưa gặp hiện tượng tre gai bị khuy. Theo các cụ già, chu kỳ khuy của tre gai khoảng 100 năm. Sau khi khuy cả khóm bị chết. Chưa thấy hạt của loài này. Công dụng Các bụi tre được trồng để làm hàng rào bảo vệ: chống gia súc, chống gió bão đặc biệt được trồng nhiều ven bờ nước để chống sóng, chống xói lở. Thân tre gai rất đặc cứng nên được dùng nhiều để đóng cọc móng trong xây dựng nhà cửa, cầu cống; nó cũng được dùng nhiều trong xây dựng, làm dui mè, đòn tay, cốt bê tông…Thân cũng được dùng để đan rổ, rá, bàn ghế, hàng mỹ nghệ. Gần đây thân tre gai được dùng làm bột giấy. Sợi tre gai có chiều dài 1,95-2,56mm, đường kính 15-20µm, vách sợi dày 5- 7µ.m. Chiều dài của sợi tăng lên từ đốt thứ 2 đến đốt thứ 18; sau đó chúng lại giảm xuống. Ở các lóng phía đốt, đường kính độ dày của vách sợi hơi lớn hơn so với các sợi ở lóng trên. Trung bình thân tre gai nặng 32kg; cành của cây nặng 7kg; lá 1,5kg; một thân có tới 65 lóng 30 cành. Ở độ ẩm 94,5%, thân tre có tỷ trọng 1.000kg/m 3 ; còn ở độ ẩm 15%, tỷ trọng là 500kg/m 3 . Thành phần hóa học của thân tre trưởng thành, khô bình thường: holocellulose 67,4%, pentosan 19%, lignin 20,4%, tro 4,8%, silic 3,4%,chất hòa tan trong nước nóng 4,3%, trong dung dịch cồn-benzen 3,1% trong NaOH nồng độ 1% là 39,5%. Trọng lượng thân cây tươi: Phổ biến: đường kính 8-10cm, trọng lượng 20-30kg/cây Ở nơi đất tốt: đường kính 10-12cm; trọng lượng 30-45kg/cây Ở nơi đất xấu: đường kính 5-8cm; trọng lượng 10-15kg Cá biệt: đường kính 14-16cm; trọng lượng 60-70kg/cây Về thành phần của măng, trong 100g phần ăn được (7-15 ngày tuổi) chứa khoảng 89g nước, protein 4g, chất béo 0,5g, hydrate carbon 4g, xơ 1g, tro 1g, Ca 37mg, P49mg, sắt 1,5mg, vitamin B1- 0,1mg, vitamin C-10mg. Giá trị năng lượng khoảng 120 kj/100g. Nhiều bộ phận của cây được dùng làm thuốc như: tinh tre (trúc nhự), nước tre non (trúc lịch), lá tre (trúc diệp). Để lấy tinh tre, người ta cạo bỏ lớp vỏ xanh của lóng, sau đó chẻ lóng thành từng phoi mỏng, còn phơn phớt xanh, rồi phơi khô. Khi dùng tẩm nước gừng, sắc lấy nước uống. Nước tre non: dùng thân tre non tươi, vắt lấy nước. Lá tre thường được dùng tươi. Lá tre dùng chữa cảm sốt, ra nhiều mồ hôi, ho, suyễn, thổ huyết, tre con kinh phong. Ngày dùng 20g dưới dạng nước sắc. Trúc nhự chữa cảm sốt, buồn phiền. Liều dùng 10-20g mỗi ngày, sắc uống. Măng tre giã nát ép lấy nước uống, cùng với nước gừng chữa sốt cao. Kỹ thuật nhân giống, gây trồng Nhân giống: Tre gai có thể trồng bằng hom gốc, hom thân, hom cành nuôi cấy mô. Ở Việt Nam, chủ yếu vẫn là trồng bằng gốc một đoạn thân khí sinh dài khoảng 40-60cm (với 3-5 lóng). Ở nhiều nước Đông Nam Á, tre gai được trồng bằng hom thân: Cắt đoạn thân dài khoảng 50cm, từ phần giữa của thân bánh tẻ (1-2 tuổi) có đường kính tương đối lớn. Đặt nằm ngang dưới mặt đất khoảng 10cm; nếu xử lý bằng kích thích tố sinh trưởng loại naphtalen acetic acid (NAA) nồng độ 200-600ppm rễ sẽ mau xuất hiện cho rễ dài hơn so với trường hợp không xử lý. Ở Philiipine đã dùng hom cành (với cành có 3 đốt, đường kính dưới 1,5cm, lấy từ thân tre 1-2 tuổi). Hom cành được xử lý bằng dung dịch IAA nồng độ 100ppm, ươm trên luống cát, sau khi rễ xuất hiện (khoảng 20 ngày) sẽ đóng vào bầu, sau đó khoảng 2-3 tháng mang đi trồng. Vùng trồng: Tre gai có thể trồng ở rất nhiều vùng khác nhau, nhưng không nên trồng ở độ cao trên 800m so với mặt biển có mùa đông quá lạnh. Vùng trồng tre thích hợp nhất là ven sông suối, quanh bản làng, trên đất phù sa hoặc ở chân sườn đồi có đất bồi tụ. Kỹ thuật trồng: Trồng với cự ly cây 10m (khoảng 100-150 búi/ha). Thời vụ trồng tốt nhất vào đầu mùa xuân (tháng 2-3); cũng có thể trồng vào vụ thu (tháng 8-10). Trồng xong phải ủ gốc. Kinh nghiệm trồng tre gai ở vùng Lạng Sơn rất đơn giản: vào cuối mùa xuân, đầu mùa hè, đào gốc cây tre bánh tẻ, cả củ một đoạn thân tre khí sinh dài 1-1,5m đem trồng. Giống lấy về có thể trồng ngay, hoặc ngâm nước 1-2 đêm mới trồng. Để giữ độ ẩm cho giống cần đục thủng màng ngăn 2-3 lóng thân, đổ đầy nước rồi lấy rơm có trộn bùn ao đắp lên trên ống tre. Trước khi trồng phải đào hố sâu 40-50cm, miệng rộng 30-40cm. Đặt giống xuống hố nghiêng một góc góc 40-60 0 , lấp đất mặt. Dùng chân dận chặt gốc. Sau đó dùng đất mùn lấp đầy hố gốc cây trồng. Muốn cây chóng bén rễ cần trộn đất phù sa, mùn hoặc phân chuồng hoai với đất mặt trong hố. Trồng theo kinh nghiệm này, tỷ lệ sống gần 100%. Cũng có nơi dùng giống chân kiềng, đào 3 thân ngầm 3 thân khí sinh nối với nhau để làm giống. Dùng giống loại này bảo đảm sống 100%, nhưng rất mất công đào, vận chuyển trồng; vì vậy nên chỉ áp dụng trong phạm vi gia đình để trồng vài búi tre. Chăm sóc: Cần chăm sóc cây trong 2 năm đầu, nếu có nhiều cỏ phải làm cỏ. Giai đoạn vừa trồng, nếu thời tiết quá khô hạn, phải tưới. Nếu đất xấu phải bón phân NPK, tốt nhất là theo tỷ lệ: 20-30kg N, 10-15kg P, 10-15kg K 20-30kg Silic, bón 2 lần: 1 tháng 4 tháng sau khi trồng. Tỉa bớt các cành có gai ở gốc chặt bỏ các thân già để bụi tre tăng trưởng tốt hơn. Sâu bệnh: Tre gai thường ít sâu bệnh. Ở Việt Nam thường xuất hiện nạn châu chấu ăn lá tre sâu cuốn màng làm hại các lá non. Cũng cần chú ý các loài thú đến ăn măng non. Thân tre khi thu hoạch chú ý các loại côn trùng cánh cứng, mối. Khai thác, chế biến bảo quản Khai thác thân tre: Sau khi trồng được 4 năm ở nơi đất tốt, bụi tre có thể bắt đầu cho khai thác. Nhân dân ta thường khai thác theo 2 cách: + Chặt thường xuyên không theo định kỳ. Cách này phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng hoặc chặt bán với số lượng ít + Chặt theo luân kỳ 4-5 năm hoặc 5-10 năm, khi búi tre lớn có trên 50 cây. Cách này gần như chặt trắng, chỉ chừa lại các thân non dưới 3 tuổi. Cần chặt thấp gốc sau đó đổ bùn để sau 5-10 năm có thể tiếp tục khai thác. Thường chặt tre vào mùa khô để hàm lượng nước thấp, đỡ mối mọt. Nếu dùng làm hàng thủ công cần khai thác cắt các cây tre 1 tuổi. Nếu dùng trong xây dựng, nên chặt các thân tre 3 tuổi. Thường chặt ở độ cao sát mặt đất. Để bảo đảm thu hoạch lâu dài, số thân chặt không vượt 60% số cây trưởng thành còn lại trong búi. Để thuận tiện cho thu hoạch có thể phạt hết các cành gai mọc thấp trước khi chặt các cây trong bụi. Đối với tre gai mọc thành rừng: Nếu được chăm sóc tốt, mỗi bụi có thể lấy được 8 thân tre trong một năm, khoảng 1.200 thân/ha. Nếu không được chăm sóc, mỗi bụi chỉ có thể lấy được 5 thân (khoảng 500-700 thân/ha). Kích thước trung bình của cây tre được chặt cao khoảng 7- 5m; lóng có đường kính 7-12cm dài 35cm. Hàm lượng chất khô của thân, cành lá lần lượt là: 83,5; 12,8 3,7%. Năng suất thu khoảng 143 tấn/ha (theo trọng lượng khô) (120 tấn thân, 18 tấn cành 5 tấn lá). Mỗi hecta thu khoảng 9 tấn bột giấy trong một năm. Khai thác măng tre: Măng được thu vào mùa mưa, 7-15 ngày sau khi nhú khỏi mặt đất là có thể thu hoạch. Mỗi năm có thể thu 6-7 măng trong một bụi. Thường cuối tháng 5 đầu tháng 6 cây bắt đầu ra măng đầu mùa, mùa măng kéo dài đến tháng 10-11. Sơ chế, bảo quản: Măng thu về có thể dùng ăn tươi hay đem ra chợ bán cả cái hoặc bóc vỏ, rửa cận thận, thái thành lát dày 2-3cm, đem ngâm nước lã 2-3 ngày, đến phiên chợ mang ra bán ở trạng thái tươi. Muốn làm măng chua để ăn hay bán phải chọn loại măng màu trắng, chưa chuyển mầu, dùng dao bài thật sắc thái thành lát mỏng 2-3mm; lát măng càng to, khi xếp vào lọ càng đẹp. Dùng nước sạch, tốt nhất là nước sôi để nguội ngâm các lát măng trong 2-3 ngày (tuyệt đối không dùng nước mưa). Vớt các lát măng ra rổ; để ráo nước, dùng nước lã đun sôi rửa sạch các lát măng. Xếp các lát măng cùng với các quả ớt chỉ thiên mắc mật đã muối vào lọ. Dùng muôi múc dấm chua (acid acetic) pha loãng với nước lã đun sôi để nguội để có độ chua vừa phải vào đáy lọ. Cho thêm vào mỗi lọ 5-6 nhánh tỏi giã nhỏ rồi đổ nứơc pha dấm lên đến cổ lọ. Dùng nắp có lót polyethylen đậy kín lọ. Măng chua trong lọ có thể để hàng năm mà không giảm phẩm chất. Riêng tại thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn hiện có khoảng 20 gia đình sản xuất măng chua đóng lọ. Mỗi gia đình dùng khoảng 8-10 tấn măng tươi một năm. Sản phẩm được sử dụng trong tỉnh hoặc bán sang các tỉnh lân cận. Thân tre sau khi chặt xuống trước tiên phải hong khô. Thường để khô ngoài không khí, dưới bóng râm, khoảng 2-4 tháng, sấy khô 1-2 tuần tuỳ theo yêu cầu tỉ lệ độ ẩm điều kiện sấy khô. Độ bền tự nhiên của các thân không được xử lý thường kém, chỉ sử dụng được ngoài trời khoảng 1-3 năm ở ngoài trời hoặc 2-5 năm ở trong phòng 6 tháng trong nước biển. Muốn kéo dài thời gian sử dụng cần phải xử lý các thân tre sau khi chặt. Theo kinh nghiệm cổ truyền ở các nước ở vùng Đông Nam Á, các thân tre cắt xuống được ngâm khoảng 2 tháng trong dòng nước chảy hoặc nước lợ trước khi phơi khô, hun khói hoặc hơ nóng. Các thân tre dùng đan lát, có thể phơi khô trong bóng râm, khoảng 3-5 ngày, chặt bỏ các đốt, rồi chẻ các lóng thành các thanh tre. Những lóng ở đoạn giữa thân được ưa chuộng hơn cả. Loại bỏ phần vỏ ruột của các thanh tre. Phần còn lại được chẻ thành 4-10 lớp, các lớp ngoài cùng, gần vỏ có chất lượng tốt nhất. Thân tre gai được sử dụng nhiều trong xây dựng, đóng cọc móng, đan lát, đồ dùng nhà bếp, đũa, tăm, củi đun. Gần đây thân tre gai được sử dụng làm bột giấy. Măng tre gai ăn ngon, dùng luộc rồi ăn ngay hay để muối chua. Giá trị kinh tế, khoa học bảo tồn Tre gailoài tre phổ biến quen thuộc nhất ở vùng Đồng bằng Trung du Bắc Bộ. Nó được sử dụng từ rất lâu đời trong xây dựng nhà cửa làm các đồ gia dụng. Thân tre gai làm cọc móng nhà. Măng của tre gai cũng thường được bán ở ngoài chợ từ thành thị đến nông thôn. Gần đây, măng tre ngâm ớt với quả mắc mật là mặt hàng đặc sản của 2 tỉnh Lạng Sơn Cao Bằng. Lá tre là một trong các vị thuốc xông khi cảm cúm không khi nào thiếu trong gánh hàng thuốc của các bà hàng lá ngoài chợ. Một số năm gần đây, thân tre gai được dùng làm nguyên liệu giấy, chẻ đũa làm tăm xỉa răng. Đặc biệt tre gailoài chịu ngập lâu bộ rễ khoẻ, rất phát triển; nên gần đây tre gai được trồng nhiều để chắn gió bão cho đồng ruộng chống sụt lở cho các đê ngăn nước ngọt. Tre gai còn có giá trị văn hoá. Hàng tre, bến nước, cây đa… là những hình ảnh quen thuộc và đặc trưng nhất cho làng quê Việt Nam. Tuy không phải là loài bị đe doạ, nhưng với các giá trị kinh tế, môi trường văn hoá nêu trên, tre gai xứng đáng được bảo vệ phát triển. Tài liệu tham khảo 1. Nhiều tác giả (2004). Cây thuốc động vật làm thuốc ở Việt Nam. Viện Dược liệu; II: 1010-1014. Nxb Khoa học Kỹ thuật - Hà Nội; 2. Nguyễn văn Liên (1981). báo cáo khả năng phát triển tre trúc trong nhân dân. Viện Điều Tra Qui hoạch rừng. Liên Đoàn IV. (Tài liệu đán máy); 3. Vũ Văn Dũng (1994). Tre gai. Kỹ thuật trồng một số loại cây rừng (Hoàng Hòe chủ biên) Trang 221-225. Nxb Nông Nghiệp - Hà Nội; 4. Academia Sinica (1996). Poales Flora Reipublicae Popularis Sinicae. Tomus (1). Science Press (Trung văn); 5. Dransfield S. and Widjaja E.A. (1995). Plant Resources of South –East Asia – Bamboo. 7: 60-64. Bogor Indonesia. . sinospinosa McClure) phân bố ở các tỉnh phía Bắc và Nam Trung Quốc và tre là ngà (Bambusa bambos (L.) Voss) phân bố ở các tỉnh phía Nam và đặc biệt nhiều. Nai. Tre gai phân biệt với 2 loài trên: thân tre gai mọc toả ra ngoài, trông xa như bó mạ, mo thân của tre gai màu vàng xanh, tai mo lật ra ngoài; còn tre

Ngày đăng: 21/01/2014, 06:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w