THỔ PHỤC LINH Công dụng: Thổ phục linh là cây thuốc được dùng lâu đời trong nhân dân để chữa tê thấp, chống viêm và tiêu độc trong các trường hợp bị bệnh ngoài da, mụn nhọt, dị ứng. . . Thường sử dụng phối hợp với các vị thuốc khác, với liều 15 - 30 g, dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu uống (thấp khớp). Hình thái: Cây leo bằng tua cuốn, sống nhiều năm, dài 2 - 4 m, phân nhiều cành. Cành mảnh, nhẵn, không gai. Lá mọc so le, hình bầu dục hoặc trái xoan, dài 5 - 11 cm, rộng 3 - 5 cm, gốc tròn, đầu nhọn, mặt trên màu lục bóng, mặt dưới nhạt màu như có phấn trắng, khi khô lá có màu nâu rất đặc sắc, gân chính 3 nổi rõ ở mặt dưới; cuống lá dài 1 cm. mang tua cuốn mảnh và dài do lá kèm biến đổi. Cụm hoa mọc ở kẽ lá, cuống rất ngắn, mang một tán đơn gồm nhiều hoa màu vàng nhạt; cuống hoa rất mảnh, dài hơn cuống cụm hoa. Hoa đơn tính khác gốc, hoa đực có lá đài dày hình tim, cánh hoa hơi khum; nhị không cuống, bao phấn thuôn; hoa cái giống hoa đực, bầu hình cầu. Quả mọng, hình cầu, đường kính 6 - 7 mm, gần như 3 cạnh, màu đen khi chín; hạt 3. Phân bố: Việt nam: Phân bố rộng rãi hầu như ở tất cả các tỉnh thuộc vùng núi thấp và trung du. Hiện gặp nhiều ở các tỉnh: Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lắk, Lâm Đồng, Phú Yên, Khánh Hòa. Thế giới: Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Ấn Độ. Đặc điểm sinh học: Thổ phục linh là cây có biên độ sinh thái rộng: cây ưa sáng song cũng có thể hơi chịu bóng, ưa ẩm nhưng có khả năng chịu hạn tốt. Cây thường mọc trong các quần hệ thứ sinh ở đồi cây bụi, đất sau nương rẫy, hay dưới tán rộng thông mới trồng. Độ cao phân bố từ vài chục mét lên tới 1 .000 m so với mặt biển. Sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm, ra hoa quả đầu hàng năm. Mùa hoa quả: tháng 5 - 9. Tuy nhiên, chỉ những cây được chiếu sáng đầy đủ mới có nhiều hoa quả. Tái sinh tự nhiên tốt từ hạt hoặc các phần còn lại sau khi bị chặt phá. THỔ SÂM Công dụng: Y học cổ truyền sử dụng làm thuốc bổ, với các trường hợp bị suy nhược cơ thể, mới ốm dậy, chữa ho, sốt, ra mồ hôi nhiều ở trẻ em . . . Liều dùng 20 - 30 gam một ngày, sắc hoặc ngâm rượu uống và thường phối hợp với các vị thuốc khác. Hình thái: Cây thảo, sống nhiều năm, cao 30 - 50 cm. Rễ củ hình thuôn hay trụ tròn, vỏ màu nâu đen, nạc. Thân hình trụ nhẵn, thường có màu tía, phân cành ngay từ gốc. Lá mọc so le, gần như không cuống hoặc có cuống rất ngắn, phiến dày hình bầu dục hay hình trứng, gốc thuôn, đầu tù hoặc hơi nhọn, mép nguyên, hai mặt nhẵn gần như cùng màu, gân lá mờ. Cụm hoa chùy kép, mọc ở ngọn thân hoặc đầu cành, dài khoảng 30 cm. Hoa nhỏ, nhiều, màu hồng; đài có 2 răng nhỏ sớm rụng, tràng 5 cánh nhọn, rời nhau; nhị 10 - 30 tụ họp ở móng của cánh hoa; bầu thượng, hình cau, 1 ô, noãn nhiều. Quả nang nhỏ, hình cầu, đầu có núm nhọn, màu đỏ nâu khi chín; hạt nhiều dẹt, màu đen nhánh. Phân bố: Việt Nam: Hà Giang (Yên Minh, Quản Bạ), Cao Bằng và Lạng Sơn (ở hầu hết các huyện), Nghệ An (Kỳ Sơn), Hà Tây (Ba Vì) và có thể có ở các tỉnh: Yên Bái, Bắc Kạn, Quảng Ninh. Cây cũng được trồng ở một số địa phương khác. Thế giới: Lào, Trung Quốc. Đặc điểm sinh học: Thổ sâm là cây ưa sáng, ưa khí hậu ẩm mát ở vùng núi, cây thường mọc trên các hốc đá có đất mùn, ở vùng rừng núi đá vôi; độ cao phân bố tới 1.300 m (ở Yên Minh - Hà Giang). Thổ sâm sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm, phần trên mặt đất có thể tàn lụi vào mùa đông và mọc lại vào đầu mùa xuân. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, từ tháng 5 đến tháng 10. Khi quả già tự mở cho hạt rơi vãi ra xung quanh; cây con mọc từ hạt quan sát được vào giữa mùa xuân đến đầu mùa hè. Toàn bộ phần trên mặt đất nếu bị cắt, phần còn lại vẫn có khả năng tái sinh . THỔ PHỤC LINH Công dụng: Thổ phục linh là cây thuốc được dùng lâu đời trong nhân dân để chữa tê thấp, chống. Yên, Khánh Hòa. Thế giới: Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Ấn Độ. Đặc điểm sinh học: Thổ phục linh là cây có biên độ sinh thái rộng: cây ưa sáng song cũng có thể hơi chịu bóng, ưa ẩm nhưng. sinh học: Thổ sâm là cây ưa sáng, ưa khí hậu ẩm mát ở vùng núi, cây thường mọc trên các hốc đá có đất mùn, ở vùng rừng núi đá vôi; độ cao phân bố tới 1.300 m (ở Yên Minh - Hà Giang). Thổ sâm