7 "đại gia" mua hàng của Việt Nam Xuất khẩu là lối ra, là định hướng của các nước đang phát triển, nhất là của các nước có nền kinh tế chuyển đổi như nước ta trong điều kiện toàn cầu hóa, mở cửa hội nhập ngày một sâu rộng hơn nhằm có ngoại tệ nhập thiết bị để đổi mới kỹ thuật - công nghệ, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh. Xuất khẩu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó thị trường xuất khẩu là yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt. Những thị trường đạt trên 1 tỉ USD có thể được coi là những "đại gia"! Vậy những "đại gia" này là ai? Đứng đầu trong danh sách này là Mỹ. Nếu năm 1995, Mỹ mới nhập khẩu từ Việt Nam 169,5 triệu USD, còn đứng thứ 7; đến năm 2000 đã đạt 732,8 triệu USD, vượt lên đứng thứ 6; đến năm 2004 đã đạt 4.992,3 triệu, vượt lên đứng thứ nhất, cao hơn nhiều so với nước đứng thứ hai. Năm 2004 đã gấp 29,5 lần năm 1995, tăng tới 40,3%/năm, cao gấp gần 2,4 lần tốc độ chung. Mặc dù xuất khẩu vào thị trường này mới chỉ qua có mấy năm đã liên tiếp gặp phải những khó khăn hết kiện bán phá giá cá basa đến tôm, dựng hạn ngạch đối với dệt may, đến tiền đặt cọc , nhưng đây là thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới với 1.526 triệu USD, trong khi ở Mỹ ta có hơn 5 nghìn doanh nghiệp Việt kiều đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực tạo ra lợi thế lớn cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ. Đáng lưu ý, trong quan hệ buôn bán với Mỹ, VN ở vị thế xuất siêu lớn (năm 2004 xuất siêu gần 4 tỉ USD). Nhật Bản sớm là thị trường lớn của Việt Nam. Ngay từ năm 1995, Nhật Bản đã nhập từ Việt Nam tới 1.461 triệu USD, lớn nhất vào lúc đó. Đến năm 2004 đã đạt 3.502,4 triệu USD, lớn thứ hai trong các nước và vùng lãnh thổ, chiếm 13,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Năm tháng đầu năm nay, xuất khẩu vào đây tăng tới 37,5%, cao gấp đôi tốc độ chung. Trong quan hệ buôn bán với Nhật, VN đã từng xuất siêu, nhưng vài năm nay lại nhập siêu, tuy ở mức thấp. Trung Quốc là thị trường lớn thứ ba của Việt Nam. Nếu năm 1995 mới đạt 361,9 triệu USD thì năm ngoái đã đạt 2.735,5 triệu USD. Đây là thị trường có số dân đông nhất thế giới, lại là thị trường gần, hơn nữa có những vùng rộng lớn nhập hàng từ Việt Nam sẽ gần, sẽ tiện và sẽ rẻ hơn từ các vùng khác ở trong nước Trung Quốc bao la. Sau chuyến thăm của Chủ tịch nước Trần Đức Lương, sau khi đồng nhân dân tệ của Trung Quốc lên giá so với USD và càng lên giá so với VND, Việt Nam gia nhập WTO thì xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ còn tăng nhanh hơn nữa. Chẳng thế mà mục tiêu tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đến năm 2010 đã được điều chỉnh từ 10 tỉ USD lên 15 tỉ USD (đến năm 2004 đã đạt xấp xỉ 7,2 tỉ USD). Đáng lưu ý trong quan hệ buôn bán với TQ, VN ở vị thế nhập siêu lớn (năm 2004 lên đến 1.721 triệu USD). Australia là thị trường lớn thứ 4 của Việt Nam. Nếu năm 1995 mới đạt 55,4 triệu USD thì năm 2004 đã đạt 1.821,7 triệu USD. Tuy đứng thứ tư về quy mô nhưng thị trường này lại có tốc độ tăng cao nhất: năm 2004 đã cao gấp 32,9 lần năm 1995, bình quân một năm tăng tới 41,8%; đồng thời tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam đạt khá (2%) trong tổng kim ngạch nhập khẩu của nước này. Năm tháng đầu năm 2005, xuất khẩu của VN sang đây tăng tới 73,7%. Singapore là nước sớm nhập khẩu lớn từ Việt Nam (năm 1995 đã đạt 689,8 triệu USD, đứng thứ 2 sau Nhật Bản) và đến năm 2004 đã đạt 1.370 triệu USD, chiếm 0,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, đứng thứ 5 trong các nước và vùng lãnh thổ. Trong quan hệ buôn bán với Singapore, VN luôn ở vị thế nhập siêu lớn (năm 2004 lên đến 2.248,5 triệu USD, đứng thứ 3 trong các nước và vùng lãnh thổ). Đức cũng là nước sớm nhập khẩu của Việt Nam. Năm 1995 đã đạt 218 triệu USD. Đến năm 2004 đã tăng lên đạt 1.066,2 triệu USD, đứng thứ 6 trong các nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Trong quan hệ buôn bán với Đức, Việt Nam ở vị thế xuất siêu (năm 2004 đạt 371,9 triệu USD). Anh là nước đứng thứ 7 trong các nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu của Việt Nam: năm 1995 mới đạt 74,6 triệu USD, thì đến năm 2004 đã đạt 1.011,4 triệu USD. Trong quan hệ buôn bán giữa Việt Nam và Anh, VN ở vị thế xuất siêu lớn, năm 2004 đã đạt 792,1 triệu USD. Ngoài các "đại gia" nhập khẩu hơn 1 tỉ USD từ Việt Nam, còn có 6 "trung gia" khác đã nhập khẩu hơn 500 triệu USD từ Việt Nam. Đó là Đài Loan 905,9 triệu USD, Hàn Quốc 603,5 triệu USD, Malaysia 601,1 triệu USD, Hà Lan 581,8 triệu USD, Pháp 557 triệu USD, Bỉ 512,8 triệu USD. Một số nước khác đang trên đà trở thành "trung gia", "đại gia", như Philippines 498,6 triệu USD, Thái Lan 491 triệu USD, Indonesia 446,6 triệu USD, Campuchia 384,6 triệu USD Bên cạnh các "đại gia", "trung gia", nước ta vẫn cần đa dạng hóa, đa phương hóa khách hàng, quan tâm nhiều hơn đối với các thị trường lớn khác như Liên bang Nga, Ấn Độ, Ý, Tây Ban Nha, Canada; thị trường đầy tiềm năng là châu Phi như Nam Phi, Xênêgan, Ănggôla ; Trung Á như Iraq, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất Ngọc Minh . 7 "đại gia" mua hàng của Việt Nam Xuất khẩu là lối ra, là định hướng của các nước đang phát triển, nhất là của các nước có nền kinh tế chuyển đổi. khẩu từ Việt Nam đạt khá (2%) trong tổng kim ngạch nhập khẩu của nước này. Năm tháng đầu năm 2005, xuất khẩu của VN sang đây tăng tới 73 ,7% . Singapore là nước sớm nhập khẩu lớn từ Việt Nam (năm. buôn bán với Đức, Việt Nam ở vị thế xuất siêu (năm 2004 đạt 371 ,9 triệu USD). Anh là nước đứng thứ 7 trong các nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu của Việt Nam: năm 1995 mới đạt 74 ,6 triệu USD, thì