Thuốc lợi tiểu dùng trong suy tim Gần đây, trên cơ sở những hiểu biết sâu sắc hơn về cơ chế bệnh sinh của suy tim, về tính năng và tác dụng của một số loại thuốc mới trong điều trị suy tim, người ta đã thu được những kết quả khả quan trong điều trị hội chứng này. Và một trong những loại thuốc rất quan trọng dùng trong bệnh suy tim là thuốc lợi tiểu. Thuốc lợi tiểu làm tăng đào thải nước tiểu, qua đó làm giảm khối lượng nước trong cơ thể, giảm khối lượng máu lưu hành, làm bớt lượng máu trở về tim và làm giảm thể tích cũng như áp lực cuối tâm trương của tâm thất, làm giảm tiền gánh, tạo điều kiện cho cơ tim đã bị suy yếu hoạt động được tốt hơn. Biến chứng có thể gặp khi dùng thuốc lợi tiểu là hạ kali máu, hạ natri máu, làm giảm thể tích và kiềm hóa máu. Do đó khi điều trị bằng thuốc lợi tiểu cần phải theo dõi chặt chẽ điện giải đồ. Việc bù muối kali hoặc phối hợp với lợi tiểu giữ kali là vấn đề luôn luôn phải nhớ đến. Nhóm thuốc lợi tiểu thiazide (chlorothiazide, hydrochlothiazide, metolazone, indapamide) Đây là nhóm thường được dùng khá phổ biến trong điều trị suy tim ở những bệnh nhân mà chức năng thận còn bình thường, với cơ chế làm tăng bài tiết muối, do đó sẽ làm tăng thải nước. Hydrochlothiazide còn được dùng nhiều vì giá khá rẻ. Biến chứng có thể gặp khi dùng thiazide là hạ kali, natri, canxi máu. Thuốc cũng có thể làm tăng urê, creatinin máu, có khi gây viêm tụy, viêm mạch. Gần đây, người ta đề cập đến tác dụng phụ làm tăng LDL-cholesterol khi dùng thiazide dài ngày (trong nhóm này có indapamide ít ảnh hưởng đến chuyển hóa lipoprotein). Nhóm thuốc lợi tiểu tác dụng lên quai Henle (burosemid, bumetanide, acid ethacrynic ) Vị trí tác động chủ yếu của thuốc là ở nhánh lên quai Henle. Vì có tác dụng lợi tiểu mạnh và không làm giảm chức năng thận nên lợi tiểu nhóm này được chỉ định ở bệnh nhân suy tim mà đòi hỏi phải giảm thể tích tuần hoàn nhanh hoặc ở bệnh nhân suy thận. Furosemide ngoài khả năng làm giảm tiền gánh nhanh, khi dùng tiêm tĩnh mạch nó còn có tác dụng gây giãn mạch trực tiếp. Vì vậy, furosemide đặc biệt có hiệu quả trong điều trị bệnh nhân suy tim nặng hoặc bị phù phổi cấp. Lợi tiểu nhóm này có thể gây hạ kali, natri, canxi, magie máu. Ngoài ra, một số bệnh nhân đôi khi có thể có biểu hiện nổi ban, viêm mạch Nhóm thuốc lợi tiểu giữ kali (spironolactone, triamterene, amiloride) Tác dụng lợi tiểu của nhóm này yếu nếu chỉ dùng một mình. Nhưng vì lợi ích giữ kali nên chúng thường được phối hợp với lợi tiểu thiazide hoặc lợi tiểu quai Henle. Lợi tiểu giữ kali thường tác dụng chậm và kéo dài. Nói chung với loại lợi tiểu giữ kali này, khi dùng cũng phải theo dõi kali máu, đặc biệt chú ý khi dùng cùng với thuốc ức chế men chuyển, hoặc thuốc giảm viêm không steroide. Ngoài ra, nhóm lợi tiểu giữ kali này đôi khi cũng có thể gây ra tăng urê máu, sỏi thận (với triamterene) hoặc chứng vú to ở nam giới (với spironolactone). BS. Trần Tất Đạt . kết quả khả quan trong điều trị hội chứng này. Và một trong những loại thuốc rất quan trọng dùng trong bệnh suy tim là thuốc lợi tiểu. Thuốc lợi tiểu làm tăng đào thải nước tiểu, qua đó làm. Thuốc lợi tiểu dùng trong suy tim Gần đây, trên cơ sở những hiểu biết sâu sắc hơn về cơ chế bệnh sinh của suy tim, về tính năng và tác dụng của một số loại thuốc mới trong điều trị suy tim, . amiloride) Tác dụng lợi tiểu của nhóm này yếu nếu chỉ dùng một mình. Nhưng vì lợi ích giữ kali nên chúng thường được phối hợp với lợi tiểu thiazide hoặc lợi tiểu quai Henle. Lợi tiểu giữ kali thường