Làm toán lớp 2 cộng trừ

9 967 0
Làm toán lớp 2 cộng trừ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH YẾU LÀM TÍNH CỘNG, TRỪ CÓ NHỚ Ở LỚP 2 Đạt giải B cấp tỉnh 2006-2007 Người thực hiện: Phạm Thị Thanh Tâm Trường Tiểu học B Tân Trung-Phú Tân I/ĐẶT VẤN ĐỀ: Cùng với dạy đọc, viết … thì dạy học Tốn ở nhà Trường Tiểu học là rất quan trọng, học sinh học tốt tốn sẽ góp phần thực hiện thành cơng mục tiêu giáo dục Tiểu học. Nó góp phần hình thành, phát triển nhân cách, giúp học sinh thuận lợi trong việc học lên các lớp trên và học tốt các mơn khác. Trong thực tế giảng dạy, khơng ít lần chúng ta bắt gặp hiện tượng học sinh làm sai phép tính cộng hoặc trừ, vấn đề này hầu như là xuất hiện ở đều các khối lớp. Nó là bức xúc của giáo viên, nhà trường, ảnh hưởng lớn đến chất lượng. Ngay từ lớp 2, học sinh bắt đầu tiếp cận với các phép tính cộng, trừ có nhớ. Đây là giai đoạn rất quan trọng. Học sinh có nắm chắc và học thuộc các bảng cộng trừ thì các em sẽ học tốt. Thế nhưng vẫn còn một bộ phận học sinh gặp nhiều khó khăn: các em khơng thuộc, hay qn thì khơng thể nào tính đúng hoặc trơng chờ vào bạn. Dẫn đến kết quả học sa sút, buồn chán. Một bài tốn khó đặt ra cho đội ngũ thầy cơ giáo, nhà trường và ngành giáo dục. Vậy có cách nào để giúp các em làm ít sai, làm đúng phép tính cộng, trừ nhất là cộng trừ có nhớ? Để trả lời, tơi đã tìm tòi và thử nghiệm. Sau một thời gian tìm hiểu, tiến hành thử nghiệm các biện pháp, cuối cùng tơi đã tìm ra và kết quả là các em từng bước tiến bộ. Thế là tơi quyết định thực hiện các biện pháp giúp học sinh yếu, hay qn làm được tính cộng, trừ có nhớ. II/THỰC TRẠNG: Năm học 2005 – 2006, lớp 2A có 32 học sinh, trong q trình giảng dạy tơi phát hiện các em học sinh của mình (07/32 em) thường làm tính cộng, trừ có nhớ hay sai, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập và ảnh hưởng đến việc giảng dạy của giáo viên. Đến năm học 2006- 2007, lớp 2A do tơi chủ nhiệm vẫn có tình trạng học sinh thường làm sai hoặc khơng làm được cộng, trừ có nhớ (lớp có 05/30 em). Bản thân tơi rất bâng khng, lo lắng, thơng báo với phụ huynh, Ban giám hiệu, mặt khác tơi thấy mình cần tìm biện pháp khắc phục, giúp đỡ các em này tiến bộ hơn. III/NỘI DUNG, BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT: A/Q trình phát triển kinh nghiệm: a/Sự hình thành kinh nghiệm: 1 Từ lâu, việc học sinh không làm được hoặc làm sai kết quả các bài toán tính và đặt tính, tính giá trị biểu thức có phép cộng, trừ vẫn thường xảy ra, giáo viên kiểm tra, phát hiện và nhắc nhở, yêu cầu học sinh về học thuộc bảng cộng, trừ. Việc nhắc nhở của giáo viên mấy khi có kết quả nhất là đối với học sinh yếu, hay quên. Từ năm học 2005-2006, lớp 2A có 7 em gồm: Lê Vũ Phương, Nguyễn Văn Tuấn, Trần văn Tính, Lê Thanh Long, Võ Ngọc Hùng, Nguyễn Văn Thanh, Lê Thị Diễm; còn năm học 2006-2007 thì có 5 em: Lý Chí Thanh, Nguyễn văn Long, Trần Thanh Hải, Lê Thị Thắm, Võ Thị Ngọc Liên. Số lượng không phải là ít. Nó luôn làm tôi phải trăn trở, tình hình bế tắt, các em học ngày càng sa sút, chán học… Tình cờ trong một lần tôi dạy các em yếu sửa bài cộng: 7 cộng với một số và trong tôi nảy sinh ý định vì sao ta không thực hiện một vài biện pháp hổ trợ cho các em học yếu, chậm, hay quên làm được tính cộng, trừ theo cách khác? Và đề tài “Giúp học sinh yếu làm được tính cộng, trừ có nhớ ở lớp 2 ” đã được hình thành. B/ Biện pháp, cách thức thực hiện: Bắt đầu từ tháng 10/2005 và tháng 10/2006, tôi bắt tay vào thực hiện các biện pháp này. Hàng ngày, tôi dành thời gian để chỉ dạy các em này với các hình thức sau: 1/Cộng có nhớ : a/Biện pháp 1: Học lớp hai, học sinh được học các bài phép cộng: 9 cộng với một số: 9 + 5; 8 cộng với một số: 8 + 5; 7 cộng với một số: 7 + 5; 6 cộng với một số: 6 + 5;… Đối với những học sinh bình thường khác thì sẽ nắm và thực hiện được các phép tính này một cách dễ dàng còn những em yếu, mất căn bản hoặc hay quên thì các em lại không tính được hoặc có kết quả không đúng do không thuộc các bảng cộng. Tôi bắt đầu tiến hành dùng cách khác để giúp các em có thể tính đúng được kết quả. Đó là cách: “trừ bớt đi của số hạng thứ hai một số có giá trị là “a” để khi đem “a” cộng với số hạng thứ nhất thì được 10, số hạng thứ hai còn lại bao nhiêu thì đọc kèm thêm 1 chục ( hoặc cộng thêm 1 vào chữ số ở hàng chục của số hạng thứ nhất) rồi cộng tiếp ở hàng chục ta lập tức có kết quả của phép cộng”. Lúc đầu tôi cho các em thực hiện kết hợp với sử dụng que tính để minh hoạ. Mục đích là từ trực quan bằng que tính giúp các em khắc sâu và tin tưởng, củng cố cho kết quả lý thuyết. Chẳng hạn: • 9 + 5: Tôi cho các em, thực hiện bằng cách lấy 5 trừ(bớt) đi 1còn 4( Nếu không biết trừ 5-1=4 thì thực hiện bằng que tính hoặc bằng các ngón tay: các em xoè 5 ngón tay và co lại 1 ngón thì còn 4 ngón), đọc kết quả là 14 (nếu có học sinh hỏi tại sao là 14 thì lúc này giáo viên giải thích là do 9 + 1 = 10, rồi lấy 10 + 4 =14). Vì là đối tượng yếu, hay quên nên ta chỉ hướng dẫn vắn tắt bằng cách bỏ đi bước 9 + 1= 10 cho gọn, học sinh chỉ cần nhớ 5 bớt 1 còn 4 đọc kết quả là 14 cho dễ nhớ. • 9 + 7: lấy 7 trừ (bớt đi ) 1 còn 6, nên chỉ đọc kết quả là 16. Học sinh sẽ dễ nhớ. • 19 + 7: lấy 7 bớt 1 còn 6, tăng thêm 1 vào hàng chục (1+1=2), kết quả là 26 (Lúc tính, khi có kết quả 9+7=16 các em viết 6, gạch 1 gạch(nhớ 1 hoặc 1 chấm trên đầu chữ số hàng chục của số hạng thứ nhất) để cộng với hàng chục; 1 thêm 1 được 2 viết 2). 2 19 + 7 26 • 8 + 5: lấy 5 bớt đi 2 còn 3, có kết quả là 13. • 18 + 7: lấy 7 bớt 2 còn 5; tăng thêm 1 vào hàng chục(1 + 1=2), có kết quả là 25. 18 + 7 25 • 48 + 26: lấy 6 bớt 2 còn 4; tăng thêm 1 vào hàng chục( 4 thêm 1 được 5 rồi ta lấy 5 + 2= 7), kết quả là 74. 48 + 26 74 Tiến hành tương tự với các phép cộng còn lại.  Học sinh có thể ghi nhớ 9 cộng với một số thì lấy số đó bớt 1; tương tự: 8 cộng với một số thì bớt 2 ở số đó; 7cộng với một số thì bớt 3 ở số đó; 6 cộng với một số thì bớt 4 ở số đó,… Trong quá trình thực hiện, với những em quá yếu tính cộng không có nhớ thì tôi cho các em sử dụng ngón tay như phương tiện bổ trợ trong tính toán. Hai bàn tay các em được xem như 1 dụng cụ trực quan đắc dụng dành cho các em yếu toán, hay quên, các em dùng các ngón tay để phục vụ cho việc tính cộng, trừ mà không cần phải ngồi ngậm ngòi bút hoặc trông chờ vào bạn giúp đỡ, sao chép bài của bạn,… Ví dụ: 28 + 17; với 8 + 7 thì các em xoè 7 ngón tay rồi bớt 2 còn 5, viết 5 nhớ 1 rồi lấy 2 thêm 1 được 3, lấy 3 cộng 1 được 4 viết 4, kết quả là 45. Với cách làm trên, các em này không phải học thuộc lòng bảng cộng với rất nhiều phép tính mà các em phải cố nhớ để rồi quên kết quả và tính sai mà không thể nào tự tìm ra cách xác định được kết quả đúng. Cách trên đây được xem như con đường để các em tự tính được phép cộng, tự kiểm tra được kết quả tính và từng bước củng cố ghi nhớ máy móc từ trực quan, thực hành, luyện tập để tiến đến ghi nhớ có ý thức. Kiểm tra đợt I: Sau 1 tháng thực hiện theo cách làm trên, có kết quả như sau: +Năm học 2005- 2006: Với 7 em của lớp thì có 5 em làm được các phép tính cộng có nhớ đạt trên 5 điểm; còn 1 em đạt điểm 4 và 1 em đạt 2 điểm(kiểm tra 10 bài/10 điểm). +Năm học 2006- 2007: Với 5 em của lớp thì có 4 em làm được các phép tính cộng có nhớ đạt trên 5 điểm và còn lại 1 em đạt điểm 3( kiểm tra 10 bài/10 điểm). b/Biện pháp 2: Qua kết quả trên, ta thấy vẫn còn có học sinh chưa nắm và làm được là do các em này quá yếu, hay quên hơn, cách trên chưa hiệu quả. Buộc tôi suy nghĩ và rồi cũng nảy ra thêm 1 bước nữa và tôi tiến hành vận dụng, đó là tôi cho các em cộng bằng cách: “đếm thêm các ngón tay đến 10”. Chẳng hạn: 37 + 6, thực hiện 7+ 6 bằng cách đếm, xoè 6 ngón tay, tiến hành đếm từ 7 cộng thêm 3 các ngón tay cho đến 10 ( 8; 9 ; 10) như vậy còn lại 3 ngón, viết 3 và nhớ 1, đem 1 cộng với 3 được 4 viết 4; có kết quả 37 + 6= 43. • 28 + 15, lấy 8 + 5 bằng cách xoè 5 ngón tay, đếm từ 8 cộng thêm các ngón tay cho đến 10( 9; 10) như vậy còn lại 3 ngón tay, viết 3 và nhớ 1; 2 thêm 1 được 3, lấy 3 cộng 1 được 4, viết 4; có kết quả 28 + 15= 43. Kiểm tra đợt II: Thêm 2 tuần thực hiện theo cách làm này, có kết quả như sau: +Năm học 2005- 2006: Với 2 em của lớp thì 1 em làm được 6 điểm và còn lại 01 em đạt 4 điểm(kiểm tra 10 bài/10 điểm). +Năm học 2006- 2007: Còn 1 em thì 1 em này làm bài và đạt 7 điểm (kiểm tra 10 bài/10 điểm). Khi tiến hành làm theo cách trên đây, ở năm học 2005- 2006 có 1 học sinh còn dưới trung bình, vì em này quá yếu, mau quên, tôi bèn cho em thực hiện bằng cách: “đếm tiếp đến hết các ngón tay rồi ghi kết quả”. Ví dụ: 27 + 26; lấy 7 + 6 bằng cách xoè 6 ngón tay và đếm tiếp từ 7 cộng thêm các ngón tay cho đến hết 6 ngón tay được 13, viết 3 nhớ 1(chấm trên đầu của chữ số hàng chục hoặc gạch ra giấy nháp 1 gạch), 2 thêm 1 được 3; 3 cộng với 2 được 5, viết 5; có kết quả 27 + 26= 53.  27 + 26 53 Với các cách làm như trên trong việc giúp các em biết cách thực hiện các phép cộng có nhớ, tôi có kết quả rất mỹ mãn, các em này từng bước tiến bộ, các phép tính cộng dần dần ít sai và trở nên chính xác hơn trước nhiều, các em ham thích cộng, hầu như ngày nào, lúc ra chơi, các em này cũng vây quanh đòi tôi ra đề để cho các em làm. Đến kết thúc HKI của cả hai năm học, cả 12 em học sinh đều làm đúng các phép tính cộng có nhớ. 2/Trừ có nhớ: Như vậy, đối với cộng có nhớ, một bài toán khó đã được giải đáp nhưng khi bước sang giai đoạn trừ có nhớ thì các em này lại làm cho tôi phải tiếp tục tìm tòi, tiếp tục trăn trở và rồi một hướng mới lại hé mở sau bao ngày suy tư. Đó là cách “Đếm thêm để thành chục” Ta sử dụng việc đếm thêm để thành chục, lấy số đã đếm thêm cộng với số còn lại ( chữ số ở hàng đơn vị ) được kết quả viết ở hàng đơn vị, nhớ 1 rồi đem 1 cộng với chữ số hàng chục của số trừ, lấy chữ số hàng chục của số bị trừ đem trừ cho kết quả vừa tìm để được kết quả. Chẳng hạn: • 34 –8 lấy 8 đếm thêm cho đến 10( đếm 9 thì xoè 1 ngón tay; đếm 10 thì xoè thêm 1 ngón tay nữa), vậy đã xoè thêm 2 ngón tay, lấy 2 cộng với 4(hàng đơn vị của số bị trừ) bằng 6, viết 6 ở kết quả thẳng cột với hàng đơn vị; nhớ 1(chấm 1 chấm ở hàng chục của số trừ hoặc gạch 1 gạch ở nháp), lấy 3 (hàng chục của số bị trừ) trừ 1 còn 2; viết 2 thẳng cột với hàng chục, vậy 34- 8 = 26. 34  8 26 4 • 52 – 27: lấy 7 đếm thêm cho đến 10, vậy đã xoè 3 ngón tay, lấy 3 cộng với 2 được 5, viết 5 ở kết quả thẳng cột với hàng đơn vị và nhớ 1, đem 1 cộng với 2 được 3, lấy 5 trừ 3 còn 2 viết 2 thẳng cột với hàng chục, có kết quả 52 - 27 = 25. 52 27 25 *Trường hợp học sinh không nhớ thì cho các em đếm luôn cho đến hết. Ví dụ: 43 - 6: Lấy 6 đếm thêm cho đến 13, mỗi lần đếm thêm thì xoè một ngón tay(đếm 7 thì xoè 1, đếm 8 thì xoè thêm 1 nữa là 2; đếm 9 thì thêm 1 ngón nữa,…đếm đến 13 thì đã xoè 7 ngón, viết 7 thẳng cột dưới cột đơn vị, nhớ 1(chấm một chấm ở hàng chục của số trừ) và lấy 4 -1= 3, viết 3, kết quả: 43 – 6 =37. 43  6 37 Qua một thời gian áp dụng, tôi thấy các em thực hiện có kết quả. Các bài trừ có nhớ các em ít sai hơn cũng giống ở phép cộng có nhớ, các em đã biết tính được và kiểm tra được kết quả bài làm mà không phải cố gắng tính cho có kết quả hoặc trông chờ, xem bài của bạn Các em tự tin hơn trong khi tính toán, làm bài. Tự tìm được kết quả bài toán từ chính sức lực của mình. Kiểm tra ở cuối tháng 12: +Năm học 2005- 2006: Với 7 em của lớp thì có 1 em làm được 9 điểm. 2 em làm được 8 và còn lại 04 em đạt 7 điểm(kiểm tra 10 bài/10 điểm). +Năm học 2006- 2007: Với 5 em của lớp thì 3 em làm đạt 8 điểm và 2em đạt 7 điểm(kiểm tra 10 bài/10 điểm). Như vậy với các hình thức hỗ trợ cho các em trong việc tính toán như trên, tôi thấy các em đã từng bước tiến bộ và làm tính chính xác, không còn tính trông chờ hoặc ỉ lại vào bạn kế bên. Các em đã biết cách tự tính được kết quả, biết kiểm tra được kết quả đó đúng hay sai và giúp các em tự tin hơn, ham thích học hơn, gắn bó với lớp hơn. Mặt khác trong quá trình học tập, các em phải liên tục tính toán các bài tập. Chính vì nhờ vào sự luyện tập, thực hành được lặp đi lặp lại thường xuyên đã vô tình củng cố ghi nhớ có ý thức của các em, giúp các em thuộc lòng các bảng cộng, trừ từ lúc nào mà ngay chính bản thân của các em cũng không nhớ. Sau khi kết thúc học kì I, ở cả hai năm học, lớp tôi không còn em nào không thuộc bảng cộng, trừ có nhớ nữa. Một kết quả rất phấn khởi, tôi rất vui và cảm thấy hạnh phúc. Những đối tượng học sinh này đã từng bước tiến bộ. Sau khi kiểm nghiệm và có kết quả khá tốt, tôi nêu ý kiến này trong phiên họp tổ chuyên môn và Ban giám hiệu biết. Các anh em trong tổ và Ban giám hiệu nghiên cứu và khảo nghiệm thử ở một vài lớp có học sinh không làm được tính cộng trừ có nhớ và cho đây là cách khả thi, có thể thực hiện tốt, giúp ích được cho học yếu, chậm, hay quên. Lúc này làm tôi thêm an tâm và cố gắng thực hiện tiếp. Ý kiến này được một đồng nghiệp vận dụng. **Các biện pháp khác: 5 Bên cạnh việc tổ chức dạy như trên, tôi còn tiến hành thêm một vài biện pháp khác như: *Biện pháp: Nhờ sự giúp đỡ của bạn: Để hỗ trợ một cách kịp thời, thường xuyên và có hiệu quả, giúp giáo viên nắm thông tin thì lực lượng học sinh khá giỏi trong lớp đóng vai trò không nhỏ, các em này sẽ theo dõi và giúp đỡ giáo viên được rất nhiều. Chính vì thế, tôi đã tổ chức phân công các em khá giỏi kiểm tra, giúp đỡ các em yếu này. Các em học sinh khá giỏi này phải là những em nhiệt tình được bạn học yếu tín nhiệm, yêu mến, thích. Năm học 2005- 2006, tôi chọn tổng cộng 15 em khá giỏi trong cả quá trình thực hiện. HKI năm học 2006- 2007, tôi chọn cả thảy là 13. Do có em không giúp bạn được nhiều và cũng có khi mỗi em yếu có tới hai em khá giỏi giúp đỡ. Trong giờ học, trong lúc làm bài tập do giáo viên giao hoặc các bài tập do chính các em cho các em học sinh yếu làm thì các em khá giỏi có nhiệm vụ quan sát, nhắc nhở và kiểm tra kết quả. Các “đôi học tập này” lúc nào cũng sôi nổi, đôi khi còn có sự tham gia của các em trong lớp cùng giúp bạn. Vào đầu buổi hoặc giờ chơi, các em thường dành một ít thời gian để hướng dẫn bạn làm bài. Để khuyến khích và động viên các em khá giỏi làm tốt nhiệm vụ, tôi đưa ra chỉ tiêu: Nếu bạn mà em phụ trách sau khi kiểm tra đạt được điểm tiến bộ thì em sẽ được một phần thưởng. Riêng các em học yếu nếu có tiến bộ thì sẽ được thưởng gấp đôi. Tôi thấy các em rất nhiệt tình giúp bạn, có lẽ các em được dịp giúp bạn là niềm vui nên rất thích. Mặt khác khi các em ra đề hoặc kiểm tra bạn học cũng là dịp để các em tự kiểm tra mình, giúp các em củng cố kiến thức. *Biện pháp: Nêu gương, dùng tình cảm Ở lớp, tôi tăng cường gọi các em này trả lời các câu hỏi vừa sức, làm các bài tập phù hợp để động viên, kích thích các em ham học, nếu có dịp là biểu dương em trước lớp. Tôi tổ chức ở lớp phong trào khen thưởng hai tuần/1lần cho những cố gắng của học sinh trong lớp bằng phần thưởng là viết, tập (phần thưởng tôi tham mưu với Ban giám hiệu, Chi hội phụ huynh lớp, Đoàn thể trong trường). Trong giảng dạy, tôi luôn gần gũi, quan tâm các em. Những lúc rảnh hoặc thấy các em có biểu hiện mỏi mệt, lo ra là tôi cho chơi trò chơi, mở máy cho nghe nhạc, lớp hát và múa các bài hát đã học hoặc kể vài mẫu chuyện vui cười để thư giãn. Tôi còn gặp riêng từng em để trao đổi, nói lợi ích của việc học. Nếu có học thì sau này mới đem những điều đã được học ra giúp ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Ngoài ra, tôi cũng thường kể cho các em nghe những gương vượt khó trong học tập hoặc chỉ cho các em thấy điều kiện học của các em hiện giờ là hạnh phúc, sung sướng, tốt hơn các bạn ở những vùng khó khăn, ở những đất nước luôn có chiến tranh, thiên tai… Những lúc như thế tôi thấy các em rất chăm chú lắng nghe từng lời, từng lời và nét thích thú hiện lên trên từng nét mặt, ánh mắt thơ ngây, dễ thương của các em. Những hình ảnh ấy là động lực thôi thúc tôi luôn phấn đấu và cố gắng tìm tòi các biện pháp để giúp các em học tốt. Với cách làm trên, tôi thấy từng em ở lớp thể hiện sự phấn đấu rất rõ nét, không khí học tập vui hẳn… C/Kiểm nghiệm lại kinh nghiệm và kết quả : Trong quá trình giảng dạy, với những em học sinh phát triển bình thường thì việc tiếp thu kiến thức qua mỗi bài học là dễ dàng và sẽ nhớ được bảng cộng, trừ. Còn đối 6 với những em chậm, hay quên thì quả là khó khăn, các em khó mà nhớ, làm đúng kết quả. Vì thế việc áp dụng các biện pháp nêu trên sẽ giúp các em dễ thực hiện. Các em biết cách tính toán, biết kiểm tra được kết quả đúng hay sai trong trước mắt, hiện tại. Việc thực hiện lặp lại nhiều lần các bài tính cộng, trừ trong suốt những ngày tháng học tập cũng sẽ giúp các em nhớ bảng cộng, trừ và rồi sẽ không còn cần phải nhờ đến các biện pháp trên nữa trong khi làm toán. Đến thời điểm này, cả 5 em học sinh yếu toán của lớp tôi ở năm học 2006- 2007 đã biết thực hiện và làm đúng các bài toán về cộng, trừ. Qua quá trình phối hợp thực hiện các biện pháp như trên đã đem lại kết quả rất đáng phấn khởi: *Học lực môn Toán năm học 2005- 2006 Số T T Học và tên HS Điểm k /tra tháng 10 Điểm KTĐK GHKI Điểm KTĐK Cuối KI Điểm HLM HKI Điểm KTĐK GHKII Điểm KTĐK Cuối KII Điểm HLM HKII Điểm HLM CN 01 Lê Vũ Phương 2 3 7 5,0 6 7 6,5 5,7 02 Nguyễn Văn Tuấn 2 4 8 6,0 7 7 7,0 6,5 03 Trần văn Tính 3 2 7 4,5 6 6 6,0 5,7 04 Lê Thanh Long 3 3 7 5,0 7 7 7,0 6,0 05 Võ Ngọc Hùng 2 3 6 4,5 7 6 6,5 5,5 06 Nguyễn Văn Thanh 3 4 5 4,5 6 7 6,5 5,5 07 Lê Thị Diễm 2 2 6 4,0 6 6 6,0 5,0 *Học lực môn Toán HKI năm học 2006 - 2007: Số T T Học và tên HS Điểm kiểm tra tháng 10 Điểm KTĐK GHKI Điểm KTĐK Cuối KI Điểm HLM HKI 01 Lý Chí Thanh 2 4 7 5,5 02 Nguyễn văn Long 2 2 7 4,5 03 Trần Thanh Hải 3 3 6 4,5 04 Lê Thị Thắm 2 4 5 4,5 05 Võ Thị Ngọc Liên 2 3 6 4,5 Với tiến bộ như trên tôi tin tưởng rằng cuối năm học 2006-2007, cả 5 em này sẽ có khả năng đạt kết quả tiến bộ và kết quả môn toán sẽ đạt trên trung bình. Qua hai năm sử dụng các biện pháp này, tôi thấy việc học sinh yếu, mất căn bản, hay quên ở lớp 2A đã tiếp cận và thành công trong việc học toán cộng, trừ có nhớ. D/Nguyên nhân thành công: Với sự kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa giáo viên chủ nhiệm, đội ngũ học sinh khá giỏi của lớp và phụ huynh học sinh đồng tình ủng hộ. Giáo viên chủ nhiệm phải chủ động, phải nhiệt tình, có trách nhiệm, có tính kiên trì, hết lòng yêu thương, giúp đỡ các em và cùng với sự cố gắng, nổ lực của chính bản thân học sinh mới có được tiến bộ, thành công. Bên cạnh đó là sự tiếp tay, giúp đỡ, ủng hộ rất nhiệt tình và hiệu quả từ Ban giám hiệu nhà trường, Tổ chuyên môn,… 7 E/Bài học kinh nghiệm: Giáo viên còn phải kiên trì, nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng giúp đỡ và phải xem các em như là người thân. Mỗi thầy cô không ngừng học tập, trang bị cho mình những kiến thức, những kĩ năng như kể chuyện, hát, đố vui, , đổi mới phương pháp dạy học để tạo không khí sinh động trong giảng dạy. Đây là điều mà các em rất thích, tạo cơ hội để các em tham gia, thể hiện mình. Tự thân các em thấy rằng các kiến thức ấy được bản thân tìm tòi mà ra chớ không phải là ê a cố thuộc rồi quên. Giáo viên chủ nhiệm phải nắm được ưu, khuyết, điểm yếu của mỗi học sinh mình ngay từ đầu năm học, biết nguyên nhân học yếu của học sinh, từ đó tìm ra nhiều biện pháp để giúp đỡ để các em học tốt hơn, phát huy hết năng lực của mỗi em. Đừng tạo cho các em cảm giác mình bị bỏ quên, mình là người thừa, chẳng có vai trò gì trong cái tập thể sôi động kia để rồi chán nản và tụt lùi càng xa hơn. Liên hệ với gia đình học sinh để có được thông tin phản hồi, kể cả với các bạn của các em để có những điều chỉnh và thay đổi các hình thức giảng dạy cho phù hợp. Phải dạy theo đặc thù từng đối tượng học sinh. Được Ban giám hiệu nhà trường hỗ trợ, giúp đỡ trong giảng dạy, kinh phí… Hãy hiểu các em, làm cho các em luôn cảm thấy được đi học là điều thú vị, học được nhiều điều mới qua mỗi bài học. Đến trường, xem lớp học là nhà, là niềm vui; kiến thức là một cây thuốc quý mà tự mỗi bản thân phải chăm sóc, giữ lấy; bạn bè và thầy cô là người thân. IV/KẾT LUẬN: Năm học này, ngành giáo dục chủ trương thực hiện nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục. Vì thế, chất lượng, hiệu quả trong dạy học rất được coi trọng. Việc học tập của học sinh nói chung và học môn toán nói riêng, các em phải học và học có hiệu quả ngay từ các lớp đầu cấp vì như thế các em mới có thể tiếp nhận được lượng thông tin lớn hơn nhiều lần ở các lớp học, bậc học trên. Do đó giáo viên phải cố gắng trang bị cho các em khá đầy đủ các kiến thức ban đầu, không vì những lí do nào đó mà bỏ quên hoặc để các em bị hụt hẫng về kiến thức. Với lòng yêu nghề và trách nhiệm tôi tin rằng tất cả đội ngũ của chúng ta sẽ làm được và hoàn thành nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực. Như thế, chúng ta đã góp phần nâng cao chất lượng dạy - học trong nhà trường phổ thông, đáp ứng được lòng tin yêu của nhân dân của Đảng và Nhà nước ta. Với các biện pháp trình bày như trên, tôi nghĩ chúng ta sẽ giúp cho các em yếu, hay quên tự tin hơn, biết cách để làm bài. Các em sẽ ham học hơn và hạn chế được hiện tượng học sinh thiếu trung thực trong học tập, tránh được việc lên lớp non. Giáo viên, nhà trường và ngành sẽ giải được một bài toán khó về chất lượng dạy học. Trên đây là kinh nghiệm mà bản thân tôi rút ra được qua việc tổ chức thực hiện nội dung đề tài này. Rất mong được đón nhận ý kiến đóng góp của quí thầy cô để tôi được học tập và trau dồi thêm kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả giảng dạy. Tôi chân thành cảm ơn. Người viết 8 Phạm Thị Thanh Tâm 9 . qn làm được tính cộng, trừ có nhớ. II/THỰC TRẠNG: Năm học 20 05 – 20 06, lớp 2A có 32 học sinh, trong q trình giảng dạy tơi phát hiện các em học sinh của mình (07/ 32 em) thường làm tính cộng, trừ. quả thẳng cột với hàng đơn vị và nhớ 1, đem 1 cộng với 2 được 3, lấy 5 trừ 3 còn 2 viết 2 thẳng cột với hàng chục, có kết quả 52 - 27 = 25 . 52 27 25 *Trường hợp học sinh không nhớ thì cho các. chục của số bị trừ) trừ 1 còn 2; viết 2 thẳng cột với hàng chục, vậy 34- 8 = 26 . 34  8 26 4 • 52 – 27 : lấy 7 đếm thêm cho đến 10, vậy đã xoè 3 ngón tay, lấy 3 cộng với 2 được 5, viết

Ngày đăng: 09/07/2014, 03:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan