Thời trang Việt không hút khách nội Người tiêu dùng Việt không phải là đối tượng cho các công ty may? Với tỷ lệ dân số trẻ, Việt Nam đang trở thành thị trường tiềm năng tiêu thụ thời trang lớn của châu Á và thế giới. Theo đánh giá của các chuyên gia, người tiêu dùng Việt Nam giờ đây không còn dừng ở ăn ngon mặc đẹp mà họ đang cần yếu tố “sành điệu”. Đây chính là cơ hội để hàng may mặc của các công ty trong nước phát triển. Vậy mà lâu nay, nói đến thời trang Việt Nam người ta nghĩ ngay đến hàng dệt may xuất khẩu, mà chủ yếu là gia công cho các hãng của nước ngoài. Nhiều công ty dệt may trong nước luôn phải loay hoay tìm bạn hàng nước ngoài để tồn tại mà bỏ qua thị trường trong nước, nơi có sức tiêu thụ lớn cho các mặt hàng quần áo ngoại giá rẻ chiếm lĩnh. Nhìn lại thời trang Việt trong những năm qua, lực lượng các nhà thiết kế vẫn chưa thể hợp sức tạo thành phong cách riêng cho thời trang Việt. Mỗi năm có hàng trăm nhà thiết kế thời trang tốt nghiệp, nhưng ai cũng muốn tự do sáng tạo, không muốn làm việc dưới quyền người khác nên muốn mở cửa hiệu riêng hơn là đầu quân cho một công ty, tập đoàn dệt may. Điều này vô hình trung làm cho ngành thời trang cả nước đã chậm phát triển lại ngày càng bị xé nhỏ, manh mún và tự phát, thiếu định hướng. Có thể do thiếu đầu tư về vốn, kỹ thuật, tiếp thị, quản lý chất lượng sản phẩm nên các cửa hiệu này thực chất cũng chỉ như hiệu may, sao chép lại mẫu mã của thời trang ngoại nhập và rất ít khách hàng có dấu ấn về thương hiệu do đội ngũ thiết kế này tạo ra. Dạo quanh các cửa hàng thời trang hay vào các trung tâm thương mại, bảng sale-off (đại hạ giá) tràn lan nhưng mãi lực vẫn rất thấp. Tìm hiểu nguyên nhân, được biết hàng may mặc trong nước đang bị cạnh tranh ngày càng quyết liệt bởi hàng Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan. Thế mạnh của hàng Trung Quốc là giá rẻ, mẫu mã phong phú và nhanh nhạy trong việc nắm bắt xu hướng thị trường. Trong khi với lợi thế "sân nhà", sẵn nguyên liệu và nhân công giá rẻ, các công ty dệt may trong nước gần như không thể làm gì hơn do cứ mãi theo lối mòn: mẫu mã, chất lượng kém, hệ thống phân phối sản phẩm còn quá ít hoặc sơ sài, không đẩy lên được thành xu hướng ăn mặc cho khách hàng, đặc biệt là giới trẻ thị thành Vòng luẩn quẩn cứ lặp đi lặp lại: không có hay không tập trung được đội ngũ thiết kế giỏi dẫn đến sản phẩm làm ra kém, tiêu thụ chậm, không thể tái đầu tư. Thời trang Việt nhiều khi chỉ là những chương trình trên truyền hình giới thiệu lần lượt hết bộ sưu tập này đến bộ sưu tập khác, mà ít để lại dấu ấn gì cho người tiêu dùng. Hoặc thời trang chỉ gắn với những show diễn "xem cho vui". Các nhà thiết kế tham gia để lấy tên tuổi cho riêng mình, mẫu mã, xu hướng lại hoàn toàn xa lạ với khách hàng trong nước. Lâu dần lối mòn ấy tạo cho người Việt ít có xu hướng chọn thời trang Việt. Vẫn là bài toán giá cả Khi cơn bão tài chính xảy ra, nhiều công ty may mất hợp đồng gia công đã phải quay sang sản xuất hàng nội địa. Cũng sau một thời gian dài để mất thị trường trong nước cho hàng Trung Quốc chiếm lĩnh, giờ đây, ngành thời trang non trẻ Việt Nam đang dần định hình nhắm tới đối tượng là khách hàng nước nhà. Hàng thời trang do Việt Nam thiết kế và sản xuất cũng đã dần dần lấy được thị phần trong nước. Có thể kể ra một số hãng thời trang trong nước như Việt Tiến, May 10, An Phước chủ yếu cho thời trang công sở của nam giới, hay NEM, Foci, Chickland là thời trang công sở cho nữ giới. Theo ý kiến của nhiều người tiêu dùng, mẫu mã do Việt Nam thiết kế và sản xuất cũng khá đa dạng và đẹp. Tuy nhiên, giá cả của các mặt hàng này vẫn còn khá đắt so với thu nhập của đa số người dân. Một chiếc áo sơ mi nam thường được bán với giá 300.000- 500.000đ, một chiếc quần nam rẻ nhất cũng phải 250.000đ, trong khi giá thành của một sản phẩm lại khá rẻ. Các nhà thiết kế mở nhà mốt cũng tính luôn công thiết kế vào mỗi sản phẩm, vì vậy giá thành cũng tới vài trăm thậm chí đến cả triệu đồng cho một chiếc áo hay đầm. Vì lợi nhuận mà cả các công ty và nhà thiết kế đẩy giá bán thật cao mà bỏ quên yếu tố tạo niềm tin nơi người tiêu dùng. Khi giá thành cao ngang ngửa với hàng ngoại nhập thì khách hành sẽ đứng giữa hai lựa chọn thà chọn mua đồ ngoại còn được mác hơn là dùng hàng may mặc trong nước. Do vậy các công ty đã tự đánh mất khách hàng của mình. Các công ty may hay các nhà mốt chỉ luôn tính đến đối tượng là khách hàng có thu nhập cao, trong khi đó thu nhập của người dân đa số vẫn ở mức trung bình. Nhất là trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, ai cũng phải cắt giảm chi tiêu nên nhiều người dù muốn nhưng không dám chọn mua các sản phẩm cao cấp. Thử hỏi đã có hãng thời trang nào lấy khách hàng bình dân là đối tượng của mình? Trong khi đó, một con số thống kê cho thấy lượng hàng thời trang tầm trung bình (giá từ 50.000 - 120.000đ/chiếc) có mức tiêu thụ và tăng trưởng hàng năm rất cao (trên 30%). Nhiều khách hàng muốn mua hàng bình dân thường tìm đến các cửa hàng Made in Vietnam, nhưng ở đó là hàng xuất bị lỗi mốt và mẫu mã, kiểu dáng trang phục còn chưa phù hợp với tầm vóc người Việt. Người ta nghĩ nhiều đến chuyện ngành thời trang và người tiêu dùng Việt chưa tìm được tiếng nói chung. Cũng có người có suy nghĩ người tiêu dùng Việt Nam chưa được tôn trọng đúng mức. Khi những mâu thuẫn đó chưa được giải đáp thì sẽ tạo ra vòng luẩn quẩn kìm hãm thời trang chiếm lĩnh thị trường nội địa và người tiêu dùng không có được cảm giác "thượng đế" được dùng sản phẩm của mình, cho mình, giá cả hợp lý. Nhiều nhà thiết kế thời trang Việt, công ty may Việt Nam mơ ước tạo dựng thương hiệu để vươn ra thị trường quốc tế. Nhưng trước mắt, thời trang Việt còn quá nhiều việc phải làm để tạo dựng lòng tin đối với người tiêu dùng trong nước. . Thời trang Việt không hút khách nội Người tiêu dùng Việt không phải là đối tượng cho các công ty may? Với tỷ lệ dân số trẻ, Việt Nam đang trở thành thị trường tiềm năng tiêu thụ thời trang. tầm vóc người Việt. Người ta nghĩ nhiều đến chuyện ngành thời trang và người tiêu dùng Việt chưa tìm được tiếng nói chung. Cũng có người có suy nghĩ người tiêu dùng Việt Nam chưa được tôn. hãm thời trang chiếm lĩnh thị trường nội địa và người tiêu dùng không có được cảm giác "thượng đế" được dùng sản phẩm của mình, cho mình, giá cả hợp lý. Nhiều nhà thiết kế thời trang