Biến chứng đục thủy tinh thể do các thuốc an thần Đục thuỷ tinh thể là tình trạng xuất hiện các đám vẩn đục như mây ở trong thuỷ tinh thể, gây giảm khả năng đâm xuyên của ánh sáng và dẫn đến nhìn mờ, đây là một trong những nguyên nhân gây mù thường gặp nhất. Đục thuỷ tinh thể có thể là bẩm sinh hoặc mắc phải, những trường hợp mắc phải có thể là do hậu quả của tuổi già hoặc do nhiều loại bệnh lí và thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác nhau gây nên. Corticosteroid, một số thuốc an thần, hoá chất chống ung thư và amiodarone là những nguyên nhân thường gặp nhất gây ra đục thuỷ tinh thể do thuốc. Vào khoảng giữa những năm 1960, một thập kỷ sau khi các thuốc an thần nhóm phenothiazine được đưa ra thị trường, các biến chứng ở mắt đã bắt đầu được ghi nhận ở những bệnh nhân phải dùng liều cao các thuốc này trong nhiều năm, trong đó, tác nhân gặp nhiều nhất là chlorpromazine. Các nghiên cứu cũng tìm thấy mối liên quan giữa việc dùng các dẫn xuất khác của nhóm phenothiazine như thioridazine, thiothixene, trifluoperazine, levomepromazine và perphenazine với biến chứng đục thuỷ tinh thể. Các nghiên cứu dịch tễ học trên quy mô lớn cũng nhận thấy có mối liên quan giữa sự xuất hiện của đục thuỷ tinh thể với việc sử dụng các nhóm thuốc hướng thần khác như nhóm benzodiazepine, các thuốc chống trầm cảm 3 vòng và nhóm ức chế men monoamine oxidase. Đục thủy tinh thể là nguyên nhân gây mù lòa thường gặp nhất. Đục thuỷ tinh thể do các thuốc an thần gây ra do sự tích luỹ các chất sắc tố ở trong lớp dưới bao phía trước của thuỷ tinh thể. Các thuốc an thần có tác dụng gây nhạy cảm ánh sáng như chlorpromazine và các chất chuyển hoá của nó có thể làm biến chất các phân tử protein mà chúng gắn vào, khiến các chất này trở nên mờ đục khi tiếp xúc với ánh sáng và bị lắng đọng ở thấu kính, giác mạc và ngoài da. Các gốc tự do được tạo ra bởi chlorpromazine cũng có ái lực mạnh với các phân tử sắc tố melanin, khi gắn vào các phân tử sắc tố này nó sẽ gây biến đổi màu của thuỷ tinh thể. Ngoài ra, khi chlorpromazine tương tác với tia cực tím trong môi trường còn có thể tạo ra các gốc tự do màu tím và xanh, phản ứng này cũng gây biến đổi màu sắc và đục thuỷ tinh thể. Nguy cơ đục thủy tinh thể do thuốc an thần nhóm phenothiazine có mối liên quan rõ rệt với mức độ tiếp xúc ánh sáng mặt trời. Những trường hợp tiếp xúc ánh sáng với cường độ mạnh và trong thời gian kéo dài sẽ có nguy cơ bị đục thủy tinh thể cao hơn. Một số yếu tố khác như tuổi già, tiểu đường, nghiện thuốc lào thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ đục thuỷ tinh thể ở những người sử dụng thuốc an thần. Khả năng hồi phục của các tổn thương này vẫn là vấn đề còn tranh cãi. Khi bệnh nhân không tiếp xúc với ánh sáng, các rối loạn sắc tố có thể dần biến mất nhưng các bất thường về mô bệnh học ở mắt có thể không hồi phục, ngay cả khi bệnh nhân đã ngưng dùng thuốc hoặc chuyển sang dùng các nhóm thuốc an thần khác. Đặc điểm của đục thủy tinh thể do một số thuốc an thần: với các thuốc an thần cổ điển, chlorpromazine là tác nhân điển hình gây ra các tổn thương ở mắt, bao gồm các thay đổi ở cả thủy tinh thể và võng mạc, đặc biệt ở những người sử dụng thuốc với liều cao và kéo dài. Một số nghiên cứu cho thấy, ở liều 800mg/ngày trong 2 năm, chlorpromazine có thể gây lắng đọng sắc tố ở thấu kính và võng mạc trong khoảng 33 - 50% các trường hợp sử dụng thuốc, trong đó, khoảng 10% có giảm thị lực. Mức độ thay đổi ở thủy tinh thể do chlorpromazine có liên quan trực tiếp với liều dùng của thuốc, phần lớn bệnh nhân có thể sử dụng liều 200-400mg mỗi ngày trong 10 năm mà vẫn không có các thay đổi rõ rệt ở mắt. Thioridazine cũng được ghi nhận có thể gây ra các biến đổi ở thủy tinh thể độc lập với các tổn thương võng mạc do sắc tố. Tuy nhiên, thuốc này được chứng minh là an toàn với mắt ở liều dưới 800mg/ngày. Một số thuốc an thần khác như trifluoperazine, levomepromazine, perphenazine cũng được ghi nhận gây đục thủy tinh thể trong một số ít trường hợp. Các thuốc an thần nhóm butyrophenone như haloperidol mặc dù đã được sử dụng trong nhiều năm nhưng được chứng minh là không có nguy cơ gây đục thủy tinh thể, mặc dù nhóm thuốc này có nhiều đặc điểm sinh học tương tự như nhóm phenothiazine. Trong số các thuốc an thần mới được đưa vào sử dụng, quetiapine là tác nhân có liên quan rõ rệt nhất với nguy cơ gây đục thủy tinh thể. Mặc dù nguyên nhân chính xác của mối quan hệ này còn chưa được khẳng định nhưng đây là tác nhân duy nhất trong số các thuốc an thần mới mà người sử dụng được khuyến cáo kiểm tra mắt trước điều trị và định kỳ mỗi 6 tháng trong điều trị thời gian dài để phát hiện đục thủy tinh thể. Olanzapine và ziprasidone cũng được ghi nhận có liên quan với đục thủy tinh thể trong một số ít trường hợp nhưng nguyên nhân gây bệnh chính xác còn chưa được khẳng định. Với clozapine và risperidone, không có bằng chứng cho thấy các thuốc này có liên quan vơi các biến chứng ở mắt. BS. Nguyễn Hữu Trường . có thể không hồi phục, ngay cả khi bệnh nhân đã ngưng dùng thuốc hoặc chuyển sang dùng các nhóm thuốc an thần khác. Đặc điểm của đục thủy tinh thể do một số thuốc an thần: với các thuốc an thần. Biến chứng đục thủy tinh thể do các thuốc an thần Đục thuỷ tinh thể là tình trạng xuất hiện các đám vẩn đục như mây ở trong thuỷ tinh thể, gây giảm khả năng đâm. thể tạo ra các gốc tự do màu tím và xanh, phản ứng này cũng gây biến đổi màu sắc và đục thuỷ tinh thể. Nguy cơ đục thủy tinh thể do thuốc an thần nhóm phenothiazine có mối liên quan rõ rệt với