Vitamin D và việc phòng chống cúm Chức năng sinh học chính của viamin D là duy trì nồng độ calci và phospho bình thường trong huyết tương bằng tăng hiệu quả hấp thu các chất khoáng từ khẩu phần ăn, ở ruột non và tăng huy động calci và phospho từ xương vào máu Gần đây, một số nước còn bổ sung vitamin D nhằm đảm bảo sự phát triển cho trẻ và khuyến khích dùng vitamin D phòng chống cúm, nhiễm khuẩn hô hấp. Từ các nhận xét… Từ thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 có nhiều nhận xét cho rằng: phơi nắng, dùng dầu gan cá không chỉ chữa khỏi còi xương mà còn giảm nguy cơ nhiễm khuẩn hô hấp. Đại dịch cúm (1918 - 1919) làm chết 50 triệu người, các thành phố ở vùng vĩ độ cao (cũng là nơi tỷ lệ thiếu vitamin D cao) có tỷ lệ tử vong cao. Hơn 40 năm trước, Hope Simpson nhận xét: Dịch cúm thường xảy ra vào mùa đông là mùa thiếu ánh sáng. Dịch cúm Hồng Kông (1968) cũng vậy: Virut có từ tháng 8 nhưng vào mùa đông mới gây ra dịch. Thời Hope Simpson chưa hiểu, nhưng nay các nhà khoa học cho rằng, vitamin D là yếu tố sinh học trong mối liên quan giữa dịch cúm và ánh sáng. Khoảng 10 năm trước, BS. Cannel (Mỹ) nhận xét: Ở các khu trong nhà tù Los Angeles (Mỹ), tù nhân đều bị cúm, chỉ có 2 khu tù nhân không bị bệnh này, khi kiểm tra mới biết là vì lý do riêng, đó là tù nhân ở hai khu này vài tháng trước có uống mỗi ngày 2.000 IU vitamin D. Tại Phần Lan, theo dõi 800 binh sĩ mới nhập ngũ trong 3 tháng, các thầy thuốc có nhận xét: Nhóm có nồng độ vitamin D máu thấp thì có tỷ lệ viêm phổi và cảm cúm tăng. Tạp Đầu năm nay Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và Bệnh viện Nhân dân 115 nghiên cứu trên 205 nam (tuổi trung bình 44) và 432 nữ (tuổi trung bình 48) ở TP. Hồ Chí Minh cho biết: Nếu lấy mức chuẩn thiếu 25(OH)D3 là < 75nmol/L( 30ng/ml) thì tỷ lệ thiếu vitaminD ở nam là 20% và ở nữ là 46%. Như vậy, tỷ lệ thiếu vitamin D nước ta cũng khá cao. Việc dùng vitamin D cho trẻ em hay phòng chống cúm ở các nước là đáng tham khảo. Tuy nhiên, để làm việc này cần có nghiên cứu hệ thống việc thiếu vitamin D và bệnh tật. chí Am J Cardiol (2007:99 và 2007:100) nhận xét: Thuốc chữa rối loạn lipid máu statin có khả năng làm tăng vitamin D, đây là lý do làm chúng có tính chống viêm. Tổng kết dịch cúm A/H1N1 tại Mỹ năm 2009 cho thấy: Nguy cơ cao ở các nhóm dân cư: nữ mang thai, béo phì, tiểu đường, bệnh thần kinh, trẻ em. Những nhóm dân cư này cũng là nhóm thiếu vitamin D (mức thiếu gấp 2 lần so với mức vitamin D trung bình). Nghiên cứu NHANES III (Mỹ - 2009) trên 19.000 người thấy: Nhóm có vitamin D thấp (nồng độ 25 (OH) D < 30ng/mL) nguy cơ cảm cúm tăng 30 - 50%. Từ thực tế và kết luận trên cho thấy có mối liên quan giữa vitamin D và bệnh nhiễm khuẩn. Thực phẩm giàu vitamin D. Đến nghiên cứu lâm sàng Một nghiên cứu lâm sàng trên 67 người bị lao phổi (2007) thấy, nhóm có dùng mỗi ngày 10.000 IU vitamin D3 sau 6 tuần không còn có triệu chứng ứ đàm ở phổi, trong khi nhóm chứng không dùng vitamin D thì lại vẫn còn 77% bị triệu chứng này (J steroid Biochem Mol Biol 103: 793-798). Một nghiên cứu tại Anh (2007) cũng kết luận bổ sung vitamin D có lợi ích trong điều trị lao phổi. Trong nghiên cứu về phòng chống loãng xương trên 208 người trong 3 năm thấy: Nhóm không dùng có 25% trong khi nhóm dùng vitamin D 800 - 1.000IU /ngày chỉ có xấp xỉ 8% bị cảm cúm (Aloia JF. Lig-Ng-M- 2007). Nghiên cứu của Rehman PK (J trop Petiatre 1994, 40:58) cũng chỉ ra rằng: Dùng vitamin D 600 -700IU/ngày làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn hô hấp, giảm nguy cơ bị cúm. Công trình nghiên cứu RECORD với 2.649 người dùng và 2.643 người không dùng vitamin D, sau 18 tháng theo dõi thấy, nhóm dùng có tần suất mắc bệnh cảm cúm thấp hơn nhóm không dùng vitamin D là 10% ( Avenell A-Cook JA, Maclennan GS- Macpherson GC, 2007). Như vậy, can thiệp bằng vitamin D là có ích với bệnh cúm và nhiễm khuẩn hô hấp. Dùng như thế nào? Cơ thể có 90 - 95% vitamin D là nhờ ánh sáng mặt trời ( tia UVB) tác động lên da, chỉ còn 5 - 10% do thức ăn. Theo đó, sống trong môi trường dồi dào ánh sáng, ăn đúng chế độ dinh dưỡng sẽ không thiếu vitamin D. Tuy nhiên, nghiên cứu từ nhiều vùng lại cho kết quả ngược lại: Các nước vùng xích đạo có tỷ lệ người lớn, trẻ em thiếu vitamin D tới 30 - 50%. Tại các vùng xa xích đạo cũng có tỷ lệ thiếu vitamin D tương tự: nữ ở Thái Lan 30%, nữ ở Malaysia 28%. Ở Mỹ, châu Âu: người già 40 - 100%, nữ mãn kinh 50%, thiếu nữ da trắng Bắc Mỹ 48%, nữ 15 - 49 tuổi (Mỹ, mùa đông) 42%. Thiếu vitamin D hầu như không lệ thuộc vào vĩ độ mà có thể do các yếu tố tổng hợp: chế độ ăn uống ít sữa (trẻ em), ít có cơ hội phơi ánh nắng, thiếu vận động (trẻ xem tivi, dùng vi tính quá nhiều, người già không ra khỏi nhà). Ước tính, hiện nay thế giới có một tỷ người thiếu vitamin D. Năm 2008, Học viện Nhi khoa Mỹ khuyên trẻ ít nhất mỗi ngày dùng 400IU vitamin D, sau đó do tỷ lệ trẻ em có vitamin D dưới mức tối ưu vẫn còn cao nên còn nhấn mạnh đến việc ăn uống đầy đủ sữa, dùng các chất bổ sung, tăng tiếp xúc với ánh nắng, giảm xem tivi, dùng vi tính. Như vậy, Mỹ đã coi bổ sung vitamin D là cách chống lại bệnh tật bảo đảm cho sự phát triển của trẻ. Canada khuyến cáo bổ sung mỗi ngày 1.000IU vitamin D và khuyên dùng vitamin D trong phòng chống cúm. DS. Bùi Hải . bổ sung vitamin D là cách chống lại bệnh tật bảo đảm cho sự phát triển của trẻ. Canada khuyến cáo bổ sung mỗi ngày 1.000IU vitamin D và khuyên d ng vitamin D trong phòng chống cúm. DS. Bùi. 25(OH )D3 là < 75nmol/L( 30ng/ml) thì tỷ lệ thiếu vitaminD ở nam là 20% và ở nữ là 46%. Như vậy, tỷ lệ thiếu vitamin D nước ta cũng khá cao. Việc d ng vitamin D cho trẻ em hay phòng chống cúm. bị cúm. Công trình nghiên cứu RECORD với 2.649 người d ng và 2.643 người không d ng vitamin D, sau 18 tháng theo d i thấy, nhóm d ng có tần suất mắc bệnh cảm cúm thấp hơn nhóm không d ng vitamin