- Nhà Hậu Lê đã tổ chức được một bộ máy nhà nước quy củ và quản lý đất nước tương đối chặt chẽ.. - Nêu được những nội dung của bộ luật Hồng Đức và hiểu luật là công cụ để quản lý đất nướ
Trang 1LỊCH SỬ ( T 21)
NHÀ HẬU LÊ VÀ VIỆC TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐẤT NƯỚC
I Mục tiêu : Sau bài học, HS biết
- Hoàn cảnh ra đời của nhà Hậu Lê
- Nhà Hậu Lê đã tổ chức được một bộ máy nhà nước quy củ và quản lý đất nước tương đối chặt chẽ
- Nêu được những nội dung của bộ luật Hồng Đức và hiểu luật là công cụ
để quản lý đất nước
II Đồ dùng dạy học :
- Sơ đồ nhà nước thời Hậu Lê
- Phiếu học tập cho HS, các hình minh hoạ trong SGK
III Hoạt động dạy học:
Trang 2Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
* Kiểm tra bài cũ - Giới thiệu bài mới
- GVgọi 3 HS lên bảng, yêu cầu HS trả
lời 3 câu hỏi cuối bài 16
- GV nhận xét việc học bài ở nhà của
HS
- GV giới thiệu, ghi đề lên bảng
* Hoạt động 1
- GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời
các câu hỏi sau :
+ Nhà Hậu Lê ra đời vào thời gian nào
? Ai là người thành lập ? Đặt tên nước là gì ?
Đóng đô ở đâu ?
+ Vì sao triều đại này gọi là triều Hậu
Lê?
+ Việc quản lý đất nước dưới thời Hậu
Lê như thế nào ?
- GV : Vậy, cụ thể việc quản lý đất
nước thời Hậu Lê như thế nào ? Chúng ta
cùng tìm hiểu qua sơ đồ về nhà nước thời Hậu
Lê
- GV treo sơ đồ đã vẽ sẵn và giảng cho
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu
- HS đọc thầm SGK, sau
đó lần lượt trả lời các câu hỏi của GV :
+ Nhà Hậu Lê được Lê Lợi thành lập vào năm 1428, lấy tên nước là Đại Việt như xưa và đóng đô ở Thăng Long
+ Gọi là Hậu Lê để phân biệt với triều Lê do Lê Hoàn lập
ở thế kỉ 10
+ Dưới triều Hậu Lê, việc quản lý đất nước ngày càng được củng cố và đạt tới đỉnh cao vào đời vua Lê Thánh Tông
- HS quan sát sơ đồ, sau
đó nghe giảng và trình bày lại sơ
đồ về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước thời Lê
Trang 3HS
TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC THỜI HẬU LÊ
Vua (Thiên tử)
Viện Các bộ
Đạo
Xã Phủ Huyện
Trang 4- GV : Dựa vào sơ đồ, tranh minh họa
số 1, và nội dung SGK hãy tìm những sự việc
thể hiện dưới triều Hậu Lê, vua là người có uy
quyền tối cao
* Hoạt động 2
- GV yêu cầu đọc SGK và hỏi : Để
quản lý nhà nước, vua Lê Thánh Tông đã làm
gì ?
- GV : Em có biết vì sao bản đồ đầu
tiên và bộ luật đầu tiên đều có tên là Hồng
Đức ?
- GV : Gọi là bản đồ Hồng Đức, bộ luật
Hồng Đức vì chung đều ra đời dưới thời vua
Lê Thánh Tông, lúc ở ngôi, nhà vua đặt niên
hiệu là Hồng Đức (1470 - 1497)
- Nêu những nội dung chính của bộ luật
Hồng Đức
- GV : Theo em, với những nội dung cơ
bản trên, bộ luật Hồng Đức đã có tác dụng như
- HS cùng tìm hiểu, trao đổi với nhau và trả lời: Vua là người đứng đầu nhà nước, có quyền tuyệt đối, mọi quyền lực đều tập trung vào tay vua, vua trực tiếp chỉ huy quân đội
- Để quản lý đất nước, vua
Lê Thánh Tông đã cho vẽ bản đồ đất nước, gọi là bản đồ Hồng Đức
và ban hành bộ luật Hồng Đức, đây là bộ luật hoàn chỉnh của đầu tiên của nước ta
- HS trả lời theo hiểu biết
- HS đọc SGK và nêu
- Bộ luật Hồng Đức là công cụ giúp vua Lê cai quản đất nước Nó củng cố chế độ phong kiến tập quyền, phát triển kinh tế
và ổn định xã hội
- Luật Hồng Đức đề cao ý
Trang 5thế nào trong việc cai quản đất nước ?
- Luật Hồng Đức có điểm nào tiến bộ ?
- GV kết luận: luật Hồng Đức là bộ luật
đầu tiên của nước ta, là công cụ giúp nhà vua
cai quản đất nước Nhờ có bộ luật này và
những chính sách phát triển kinh tế, đối nội,
đối ngoại sáng suốt mà triều Hậu Lê đã đưa
nước ta phát triển lên một tầm cao mới Nhớ
ơn vua nhân dân ta có câu:
Đời vua Thái Tổ, Thái Tông
Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng
buồn ăn
* Củng cố - Dặn dò
- GV cho HS trình bày tư liệu sưu tầm
được về vua Lê Thánh Tông
- GV tổng kết giờ học, yêu cầu HS về
nhà học bài, làm các bài tập kết quả học,
chuẩn bị bài sau
thức bảo vệ độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ và phần nào tôn trọng quyền lợi và địa vị của người phụ nữ
- Một số HS trình bày trước lớp