I. PTrào: THIẾU NHI THI ĐUA LÀM THEO 5 ĐIỀU BÁC HỒ DẠY”: 1. Đối với Nhi đồng : * Kính yêu Bác Hồ: - Thuộc “5 điều Bác Hồ dạy”, nhớ một số câu chuyện ngắn, bài hát, bài thơ về Bác. - Nhớ tên các ngày kỷ niệm : Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2), Ngày quốc tế phụ nữ (8/3), ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3), ngày Quốc tế thiếu nhi (1/6), ngày thương binh liệt sĩ (27/7), ngày Quốc khánh Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9), ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12. * Con ngoan : - Kính yêu, lễ phép với ông bà, cha mẹ, anh chị, bà con họ hàng và mọi người. - Biết phụ giúp công việc nhỏ trong gia đình. - Biết tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình. - Biết về bố mẹ và địa chỉ gia đình, nhớ ngày tháng năm sinh của mình. - Biết đi thưa, về trình. * Chăm học : - Biết thực hiện những yêu cầu về học tập như: đi học đúng giờ, đến lớp phải thuộc bài và làm bài đầy đủ, giữ vở sạch, viết chữ đẹp. - Kính yêu, vâng lời thầy cô giáo, anh chị phụ trách. - Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy của trường, lớp. - Kết quả học tập càng ngày càng tiến bộ. * Vệ sinh sạch sẽ : - Giữ gìn vệ sinh thân thể tốt. - Biết giữ gìn vệ sinh công cộng, không vứt rác bừa bãi. - Biết cách đề phòng một số việc thông thường như: đứt tay, đau răng, cảm nắng, cảm lạnh… - Thuộc bài thể dục dành cho nhi đồng, thường xuyên rèn luyện thân thể. * Yêu Sao nhi đồng và Đội TNTP Hồ Chí Minh : - Nhớ tên Sao và ý nghĩa của tên Sao, sinh hoạt Sao đều, vâng lời, yêu quý phụ trách Sao. - Biết một số bài hát múa, trò chơi của nhi đồng. - Biết xếp hàng một, hàng đôi, hàng dọc, hàng ngang, vòng tròn. - Thuộc các động tác nghi thức : nghỉ, nghiêm, chào cờ, quay trái, quay phải, quay đằng sau, biết thắt khăn quàng đỏ… (đối với nhi đồng lớp 3) * Những điều cần biết khi ra đường : - Đi đúng phần đường dành cho người đi bộ, phải đi trên lề phải. - Không chơi ở những nơi nguy hiểm, mất vệ sinh, nơi mọi người cần yên tĩnh… - Phải biết nhường đường đối với cụ già, em bé, người tàn tật… 1 - Biết tên đường phố, ngõ xóm, địa chỉ và số điện thoại của trạm y tế, công an phường. * Noi gương người tốt, làm việc tốt, là người bạn tốt : - Biết một số gương anh hùng nhỏ tuổi. - Biết yêu thương và giúp đỡ bạn bè, nhất là các bạn đau yếu, tàn tật, các bạn có hoàn cảnh khó khăn, bạn học kém, noi gương các bạn chăm ngoan và học giỏi. - Đoàn kết, hòa đồng và vui vẻ với các bạn trong lớp, trong trường. 2. Đối với đội viên khối tiểu học và trung học cơ sở : * Kính yêu Bác Hồ - Thuộc “5 điều Bác Hồ dạy”, nhớ và kể được một số câu chuyện ngắn về tấm gương của Bác, rút ra bài học từ câu chuyện, biết nhiều bài hát, bài thơ về Bác. - Thuộc những nét chính về tiểu sử và cuộc đời của Bác. - Nhớ tên và ý nghĩa của các ngày kỷ niệm: ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2), Ngày quốc tế phụ nữ (8/3), ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3), ngày Quốc tế thiếu nhi (1/6), ngày thương binh liệt sĩ (27/7), ngày Quốc khánh Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9), ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12. * Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào - Học tốt lịch sử nước Việt Nam theo lứa tuổi, tìm hiểu truyền thống đấu tranh cách mạng, dựng nước và giữ nước của các thế hệ cha ông. Xây dựng lý tưởng sống tốt đẹp vì mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp. - Tự hào là Măng non thành phố Hồ Chí Minh, là công dân nhỏ của đất nước Việt Nam tươi đẹp. Tìm hiểu về các địa danh nổi tiếng của đất nước Việt Nam chúng ta qua sách báo, hình ảnh, đài truyền hình như: Vịnh Hạ Long, Hồ Gươm - Hà Nội, Nha Trang, Đà Lạt, Phố Cổ Hội An, Chùa Thiên Mụ… - Biết một số câu ca dao, tục ngữ về lòng yêu thương con người, tình đoàn kết, thương người như thể thương thân. - Đóng góp tiền để dành, vật phẩm cho các bạn, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, gặp tai nạn hay thiên tai lũ lụt tùy theo sức của mình. * Học tập tốt - Thực hiện những yêu cầu về học tập như : đi học đúng giờ, đến lớp phải thuộc bài và làm bài đầy đủ, giữ vở sạch, viết chữ đẹp. - Kính yêu, vâng lời thầy cô giáo, anh chị phụ trách. - Thực hiện nghiêm chỉnh và nội quy của trường, lớp. - Rèn luyện ý thức đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái cùng các bạn để kết quả học tập càng ngày càng tiến bộ như xây dựng đôi bạn học tốt, nhóm học tốt, đôi bạn cùng tiến… - Thi đua học tập tốt, rèn luyện đức tính chuyên cần, siêng năng làm bài, học bài đầy đủ. - Biết sử dụng internet cơ bản để truy cập thông tin. * Lao động tốt - Giúp đỡ cha mẹ các công việc vừa sức như quét nhà, rửa bát, gấp quần áo, tưới cây…, giúp đỡ các em nhỏ, biết sắp xếp đồ dùng học tập ngăn nắp. - Thực hiện việc tiết kiệm từ phong trào kế hoạch nhỏ để cùng tham gia các hoạt động xã hội, giúp các bạn có hoàn cảnh khó khăn. 2 * Đoàn kết - Hòa đồng, vui vẻ và thân thiện với các bạn cùng lớp, cùng trường. - Biết giúp đỡ bạn bè, có tinh thần tương thân tương ái khi bạn gặp hoàn cảnh khó khăn. - Biết chia sẻ, động viên tinh thần cùng các bạn. * Kỷ luật - Biết vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, bà con họ hàng và lễ phép với người lớn tuổi. - Thực hiện nghiêm túc nội quy của trường, lớp. - Giữ gìn kỷ luật Đội TNTP Hồ Chí Minh. - Thực hiện Điều lệ, nghi thức Đội Thiếu niên tiền phong và chương trình rèn luyện đội viên, thực hiện tính kỷ luật của người đội viên đối với tổ chức mình. * Vệ sinh sạch sẽ - Biết ăn ở sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh thân thể, giữ gìn vệ sinh môi trường từ nhà ở, trường lớp, đến đường phố. - Biết giữ gìn vệ sinh công cộng, không vứt rác bừa bãi. - Thuộc bài thể dục dành cho thiếu nhi, thường xuyên rèn luyện thân thể. - Biết cách đề phòng một số việc thông thường như: đứt tay, đau răng, cảm nắng, cảm lạnh… * Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm - Có ý thức tự giác, trách nhiệm với bản thân. - Rèn luyện đức tính khiêm tốn, không tự kiêu căng, không tự cho mình là giỏi. - Rèn luyện đức tính trung thực, không quay cóp khi làm bài kiểm tra, thi cử, luôn luôn nói sự thật, không nói dối với mọi người. - Khi mắc lỗi phải mạnh dạn nhận lỗi và sửa lỗi. 3. Liên đội, chi đội : - Phát động các phong trào học tập, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng như thi đua học tập tốt, thể hiện đức tính chuyên cần, siêng năng trong học tập, tiếp tục thực hiện các chương trình “Học từ thiên nhiên” thông qua các hoạt động ở công viên, hoạt động ngoài trời. Bên cạnh đó, đẩy mạnh thực hiện các phong trào với nhiều nội dung và hình thức phong phú. - Tổ chức và duy trì có hiệu quả những buổi sinh hoạt Đội, sinh hoạt chi đội để triển khai hướng dẫn về lý thuyết và thực hành các nội dung của chương trình rèn luyện đội viên gắn với việc thực hiện chuyên hiệu của Đội. Đồng thời, theo dõi, kiểm tra quá trình rèn luyện của các em. - Phát động phong trào Đội viên, học sinh viết “Nhật ký của em – làm theo lời Bác”, tổ chức giới thiệu và tuyên dương các bạn có viết nhật ký hay và làm được nhiều việc tốt từ việc học tập và làm theo tấm gương của Bác. Bình chọn danh “Cháu ngoan Bác Hồ” vào tháng 4/2010. II. PHONG TRÀO “NGÀN VIỆC TỐT”: 1. Việc tốt trong học tập : - Đẩy mạnh các đợt thi đua học tập thông qua các cuộc thi “Hành quân bằng điểm số”, “Hội vui học tập”, “Vở sạch chữ đẹp” : + Mỗi học sinh phải có thời khóa biểu học tập, có góc học tập riêng. + Phấn đấu mỗi tuần có ít nhất một bông hoa điểm 10. 3 - Định hướng cho thiếu nhi, học sinh ý thức “vượt khó học giỏi”, “học đều, học đủ, học chăm”, “học đi đôi với hành” “học thực chất, thi nghiêm túc”; khuyến khích tinh thần tự học tập để trang bị đủ kiến thức : + Tinh thần tự giác học tập, chú ý nghe giảng, thuộc và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. + Thi đua học tập chuyên cần, có phương pháp, thực hiện tốt giờ tự học ở trường và ở nhà. - Hướng dẫn các em phát huy khả năng sáng tạo, bước đầu tìm hiểu khoa học, làm quen với các môn ngoại ngữ và tin học thông qua hội thi “Sáng tạo thanh thiếu nhi”, “Hội thi tin học trẻ”, “Hành tinh xanh”…: + Mỗi thiếu nhi biết được các chức năng cơ bản của máy vi tính. + Sử dụng thành thạo một số câu giao tiếp cơ bản của ngoại ngữ, trau dồi kỹ năng nghe, nói, viết theo trình độ từng bậc học. 2. Việc tốt trong lao động bảo vệ môi trường : - Đẩy mạnh phong trào “trồng cây nhớ Bác’, “Vì màu xanh quê hương”, “Vì thành phố văn minh – sạch đẹp”, “Sạch nhà, sạch phố, sạch trường”, “Cổng trường em sạch đẹp, an toàn”, “Ngày thứ 7 tình nguyện”, “Chủ nhật xanh”… Mỗi chi đội, Liên đội xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động lao động cụ thể, tạo phong trào thi đua sôi nổi, khích lệ thiếu nhi tham gia với tinh thần “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ” : + Mỗi thiếu nhi đăng ký trồng hoặc chăm sóc ít nhất một cây xanh, một chậu cây kiểng, chậu hoa để bàn… + Mỗi tuần tham gia ít nhất một buổi lao động vệ sinh trường lớp, đừong phố. + Tích cực tham gia diệt trừ các loại côn trùng gây hại đến sức khỏe, tránh tạo môi trường sinh sôi nảy nở (diệt mũi…) - Hướng dẫn thiếu nhi tham gia lao động phụ giúp gia đình theo khả năng của các em như : + Nấu cơm và các món ăn đơn giản. + Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp. + Giặt, ủi đồ cá nhân, sắp xếp đồ dùng cá nhân ngăn nắp, gọn gàng. - Thực hiện công trình măng non trong chi đội và liên đội xây dựng trường lớp sạch đẹp, văn minh. 3. Việc tốt trong rèn luyện đạo đức, giao tiếp ứng xử và ý thức kỷ luật : - Triển khai rộng khắp phong trào “Nói lời hay - làm việc tốt” nhằm giáo dục đạo đức, khả năng giao tiếp, ứng xử và nâng cao ý thức kỷ luật cho thiếu nhi như : + Vâng lời người lớn, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy cô. + Không nói tục, chửi thề, không nói trống không, biết gọi bạn, xưng tôi… + Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường, không nghỉ học tùy tiện, không đi học trễ, không nói chuyện trong giờ học. + Trung thực trong học tập, sinh hoạt và trong đời sống hàng ngày. + Nhặt được của rơi, trả người bị mất. + Biết giúp đỡ mọi người khi ra đường, đặc biệt là người già, trẻ nhỏ hơn mình. + Giữ gìn và thực hiện nếp sống văn minh đô thị. + Không xả rác, khạc nhổ bừa bãi ra đường, trong trường, lớp. - Giáo dục ý thức tiết kiệm trong thiếu nhi : 4 + Thực hiện tốt phong trào kế hoạch nhỏ + Thực hiện công trình măng non cấp chi đội, liên đội… 4. Việc tốt trong hoạt động xã hội : - Triển khai thực hiện cuộc vận động “Giúp bạn đến trường, cùng hướng đến tương lai” : + Thực hiện tiết kiệm từ phong trào kế hoạch nhỏ, nuôi heo đất, hỗ trợ thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn. + Quyên góp quần áo, sách vở, đồ dùng học tập và phương tiện đến trường. + Xây dựng đôi bạn học tập, nhóm bạn cùng tiến để giúp đỡ nhau trong học tập. + Tham gia phong trào xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình bạn… - Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa : + Thăm hỏi, tặng quà và giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình chính sách, các Mẹ Việt Nam anh hùng. + Tham gia tu sửa làm đẹp nghĩa trang liệt sĩ, bia tưởng niệm tại địa phương: trồng cây, trồng hoa, nhặt cỏ, quét vôi, dọn vệ sinh, cỏ lá, thắp hương… + Viết thư thăm hỏi, động viên các chiến sĩ bộ đội làm nhiệm vụ tại biên giới, hải đảo. + Tích cực tham gia “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam” để bảo vệ thiếu nhi và nạn nhân chất độc da cam. 5. Việc tốt trong phòng chống tệ nạn xã hội và giữ gìn trật tự an toàn giao thông : - Thiết lập các nhóm cảnh giác với tệ nạn xã hội, giúp bạn phòng chống các tệ nạn xã hội : + Phát hiện, tố giác các hành vi xâm hại trẻ em, trẻ em có nguy cơ và dấu hiện vướng vào tệ nạn xã hội. + Đăng ký cam kết không hút thuốc lá, không sử dụng ma túy, không tham gia các loại hình giải trí tiêu cực. - Duy trì hoạt động của các đội hình tuyên truyền măng non tình nguyện, các đội sao đỏ trong công tác tuyên truyền giữ gìn trật tự an toàn giao thông : + Mỗi thiếu nhi biết, thực hiện tốt và vận động gia đình, bạn bè cùng thực hiện tốt Luật Giao thông đường bộ. + Giữ gìn trật tự, an toàn giao thông khu vực cổng trường vào giờ tan học. III. CÔNG TÁC TRẦN QUỐC TOẢN: - Tháng 2 năm 1948, Bác Hồ gửi thư cho các cháu thiếu nhi đề nghị các cháu làm công tác Trần Quốc Toản. Ý nghĩa phong trào Trần Quốc Toản: - Góp phần quan trọng giáo duc Đội viên tinh thần yêu nước, nuôi dưỡng truyền thống nhân ái, yêu thương, giúp đỡ mọi người. - Rèn luyện các em trở thành chiến sĩ cách mạng nhỏ tuổi - Giúp các em biết xây dựng và bảo vệ Tổ quốc bằng chính những công việc nhỏ vừa sức của mình. Nội dung công tác Trần Quốc Toản: Có 3 nội dung chính a. Đối với gia đình neo đơn, gia đình có hoàn cảnh khó khăn: 5 - Tìm hiểu hoàn cảnh từng gia đình neo đơn, đặc biệt gia đình của chính các bạn đang học tập tại trường của mình, địa phương mình đang sinh sống. - Tự nguyện giúp đỡ, tổ chức các hoạt động thăm nom, tặng quà, hỗ trợ dụng cụ học tập, tập trắng cho các bạn. b. Đối với gia đình có công với Cách Mạng, gia đình bộ đội, gia đình các bà mẹ Việt Nam anh hùng: - Viết thư báo tin cho các chú biết sự chăm sóc của Đảng, chính quyền, các đoàn thể địa phương và việc làm của các em đối với gia đình, giúp các chú bộ đội an tâm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc. - Thăm và phụng dưỡng thường xuyên bà mẹ Việt Nam anh hùng, thăm và tặng quà gia đình chính sách, gia đình có công cách mạng, gia đình thương binh liệt sĩ. - Hỗ trợ, giúp đỡ các bạn học sinh là con em gia đình chính sách, gia đình có công cách mạng có hoàn cảnh khó khăn. c. Đối với địa phương: - Tìm hiểu tiểu sử và thành tích chiến đấu của các liệt sĩ thuộc các gia đình cần giúp đỡ, tìm hiểu lịch sử địa danh địa phương, các địa chỉ đỏ, các khi di tích, khu tưởng niệm, khu bảo tồn, bảo tàng… Sưu tầm tư liệu để kể chuyện, học tập trong chi đội. - Đăng ký sửa sang nghĩa trang liệt sĩ, trồng cây lưu niệm, tổ chức lao động lao chùi, quét dọn, làm sạch nghĩa trang, khu tưởng niệm liệt sĩ, khu di tích lịch sử địa phương. - Tổ chức lễ viếng tại nghĩa trang, khu tưởng niệm nhân ngày thương binh liệt sĩ. Hình thức thực hiện: công tác Trần Quốc Toản có thể chia thành 3 loại - Việc làm thường xuyên - Việc làm đột xuất - Việc làm định kỳ IV. PHONG TRÀO THỰC HIỆN VĂN HÓA XẾP HÀNG 1. Xây dựng ý thức, tập thói quen: - Xếp hàng được coi là một hành động tôn trọng "quyền đến lượt" của mình và của cả những người khác. Nó được coi là một biểu hiện của một lối sống văn minh. - Xếp hàng còn là biểu tượng của sự công bằng. Không xếp hàng tưởng đâu nhanh được việc nhưng rút cục thì thời gian dành cho việc xô đẩy, chen lấn, tranh giành rồi lại cự nự, cãi cọ nhau có khi lại còn lâu hơn. - Văn hóa xếp hàng được thiết lập khi chúng ta xây dựng ý thức, tập thói quen và hành động 1 cách thường xuyên, thuần thục. Văn hóa xếp hàng thể hiện chúng ta là người văn minh, lịch sự và hiện đại, thể hiện tinh thần nhường nhịn, chia sẻ, biết sống vì cộng đồng. - Việc thực hiện văn hóa xếp hàng là điều cần thiết, cần được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi. - Bất cứ ai cũng phải thực hiện văn hóa xếp hàng, đặc biệt là các em đội viên, thiếu nhi thành phố cần rèn luyện ý thức thực hiện ngay từ khi còn nhỏ để hình thành thói quen, để trở thành những công dân thành phố văn minh và hiện đại. - Bản thân tích cực thực hiện và vận động cha mẹ, người thân, bạn bè, những người xung quanh cùng thực hiện văn hóa xếp hàng. 6 2. Hành động cụ thể: - Rèn luyện nghi thức – nghi lễ Đội TNTP Hồ Chí Minh, rèn luyện kỷ luật đội hình, đội ngũ, sinh hoạt tập thể. - Thực hiện việc xếp hàng trong nhà trường: xếp hàng đầu giờ, xếp hàng trật tự lên lớp, xếp hàng khi tan học, trật tự khi phụ huynh đưa đón, xếp hàng khi ra chơi, mua quà bánh, đi vệ sinh… - Thực hiện xếp hàng đi lên xe buýt, nhường chỗ cho người già, người tàn tật, phụ nữ có thai và em bé nhỏ hơn mình… - Giữ gìn trật tự khi lưu thông trên đường (xe đạp, xe đạp điện), không đi hàng hai, hàng ba, đánh võng, nói chuyện, đùa giỡn trên đường, dừng lại hoặc nhường đường cho người đi bộ. - Xếp hàng khi đi siêu thị, mua sắm, đến các khu vui chơi giải trí, xem phim, khu ăn uống. Xếp hàng khi mua vé… xếp hàng khi đi đến bệnh viện và những chỗ đông người. - Giữ gìn trật tự, tránh cười giỡn, nói chuyện quá ồn ào trong quá trình xếp hàng, chen lấn xô đẩy khi quá đông. - Đặt các bảng nhắc nhở thực hiện văn hóa xếp hàng trong nhà trường, trước cổng trường, thành lập các đội nhóm thực hiện nếp sống văn minh để thường xuyên nhắc nhở đội viên, học sinh, phụ huynh học sinh cùng thực hiện văn hóa xếp hàng. - Cấp Liên đội thường xuyên biểu dương các điển hình tập thể, cá nhân đội viên, học sinh thực hiện tốt văn hóa xếp hàng. V. CÔNG TRÌNH MĂNG NON: “Công trình măng non” là một phương thức là hoạt động của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh mang ý nghĩa giáo dục cao, đạt hiệu quả kinh tế và được triển khai thực hiện trong một thời gian nhất định, có kế hoạch cụ thể và được tổ chức Đội, nhà trường, xã hội công nhận. Mục đích: - Tạo môi trường cho các em Đội viên, học sinh, thiếu nhi tham gia bằng những việc làm thiết thực, mang ý nghĩa giáo dục, đạt hiệu quả kinh tế và được tổ chức Đội, nhà trường và xã hội công nhận. - Định hướng các em tham gia vào hoạt động tập thể, góp phần xây dựng tổ chức Đội ngày càng vững mạnh và tham gia xây dựng đất nước. Yêu cầu: - “Công trình măng non” phải đảm bảo phù hợp, vừa sức và an toàn cho tất cả các em tham gia. - Phát huy tinh thần tự nguyện quản, tính năng động, óc sáng tạo của các em trong quá trình thực hiện công trình măng non. Phân loại “công trình măng non” Theo cấp bộ thực hiện: + “Công trình măng non” cấp chi đội: do tập thể đội viên, thiếu nhi chi đội thực hiện và đăng ký với Ban chỉ huy liên đội. + “Công trình măng non” cấp liên đội: do liên đội phát động thực hiện phải được sự hưởng ứng của tất cả đội viên, thiếu nhi trong liên đội và đăng ký với Hội đồng Đội quận – huyện. + “Công trình măng non” cấp phường – xã: do phường – xã phát động và thực hiện, đăng ký với Hội đồng Đội quận – huyện. 7 Theo tính chất: + “Công trình măng non” xây dựng cơ sở vật chất cho Đội: trang bị trống Đội, đồng phục đội nghi thức, phòng truyền thống… + “Công trình măng non” vì môi trường sư phạm: công trình “Cổng trường em sạch đẹp, an toàn”, xây dựng bồn hoa trong trường, công trình “Trang hoàng lớp học”… + “Công trình măng non” vì sự phát triển của thiếu niên – nhi đồng: tặng học bổng, học cụ, áo trắng, xe đạp, tủ sách thiếu nhi, công trình “Vòng tay bè bạn” (giúp trường bạn dụng cụ hoạt động và tổ chức hoạt động Đội)… Quy trình tổ chức thực hiện: Bước 1: Chọn và xây dựng kế hoạch thực hiện “Công trình măng non”: - Khảo sát tình hình thực tế, nhu cầu của chi đội, liên đội để đề ra “Công trình măng non” phù hợp. - Xin ý kiến Ban Giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, phụ trách chi đội về “Công trình măng non” của cấp mình. - Đặt tên công trình ngắn gọn, nêu bật nội dung, chỉ tiêu chính và ý nghĩa của công trình. - Xây dựng kế hoạch thực hiện “Công trình măng non”: nêu rõ nội dung công trình, các chỉ tiêu, biện pháp, tiến độ thực hiện, phân công cụ thể người phụ trách từng nội dung. Bước 2: Đăng ký thực hiện “Công trình măng non” với cấp trên: (Đây là một yêu cầu bắt buộc; để cấp trên biết công trình chi đội, liên đội…đăng ký thực hiện và có chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra và hướng dẫn giúp đỡ) Bước 3: Tổ chức triển khai thực hiện công trình: - Ban chỉ huy công trình nên chọn ngày thích hợp (sau khi tham khảo ý kiến phụ trách Đội) để phát động, tạo khí thế động viên tất cả đội viên, thiếu nhi tích cực tham gia công trình. - Trong ngày phát động nên gắn việc ra mắt Ban chỉ huy công trình để đội viên, thiếu nhi biết và liên hệ khi có việc cần giải đáp những yêu cầu, thắc mắc liên quan đến công trình. - Biện pháp thực hiện: vận động đội viên học sinh tham gia tiết kiệm quà sáng, làm “Kế hoạch nhỏ”, tham gia lao động tập thể, tham gia các hoạt động gây quỹ…để đóng góp cho công trình. - Ban chỉ huy công trình xây dựng bảng theo dõi, kiểm tra về nội dung, tiến độ thực hiện công trình của các đội viên, thiếu nhi trong chi đội, liên đội để đánh giá, có thể điều chỉnh nội dung, tiến độ để phù hợp với điều kiện thực tiễn, kịp thời động viên tất cả các bạn tích cực tham gia để hoàn thành chỉ tiêu công trình đề ra. - Đối với những công trình dài hạn (kéo dài trên 3 tháng): phải có sơ kết để kiểm tra, đánh giá động viên theo từng đợt. Bước 4: Tổ chức nghiệm thu “Công trình măng non”: 8 - “Công trình măng non” đăng ký với cấp nào thì cấp đó kiểm tra, nghiệm thu và nhận công trình. - Thành phần kiểm tra, nghiệm thu và công nhận công trình gồm: đại diện lãnh đạo đơn vị (nhà trường, phường – xã…), đại diện Hội đồng Đội, đại diện Ban chỉ huy Đội cấp trên. - Sau khi đối chiếu với phiếu đăng ký thực hiện “Công trình măng non” và chỉ tiêu đề ra của công trình; đoàn kiểm tra tiến hành nghiệm thu và thể hiện kết quả đánh giá bằng biên bản nghiệm thu công trình. - Nội dung buổi kiểm tra, nghiệm thu: nghe báo cáo, kiểm tra thực tế sản phẩm, sổ sách và nghe ý kiến đánh giá của các cá nhân, tập thể liên quan. Bước 5: Công nhận, khen thưởng công trình: - Chi đội, liên đội hoàn tất hồ sơ đề nghị khen thưởng cho các cá nhân và tập thể tham gia tích cực trong công trình. - Hội đồng Đội cấp quận – huyện trở lên cấp giấy công nhận hoàn thành công trình, tham mưu Ban Thường vụ Đoàn cấp giấy khen và có thể đề nghị cấp khen thưởng (tuỳ mức độ hiệu quả). - Các “Công trình măng non” đã được công nhận đều phải được ghi vào sổ truyền thống của chi đội, liên đội (hoặc sổ danh dự, báo công của nhà trường). Bước 6: Tổng kết, bàn giao công trình: - Sau khi nghiệm thu và được công nhận hoàn thành chỉ ituê công trình, Ban chỉ huy công trình nên chọn ngày thích hợp để tổng kết công trình; tuyên dương những cá nhân, tập thể Đội đã tham gia xuất sắc; qua đó các em sẽ hiểu rõ hơn ý nghĩa giáo dục của công trình, biết mình đã tham gia vào một việc làm thiết thực, có ích cho xã hội, cộng đồng. - Đối với các công trình mang tính chất giúp bạn, học hổng, trang bị vật dụng…: sau khi được nghiệm thu, công nhận, Ban chỉ huy công trình nên xin ý kiến phụ trách Đội, lãnh đạo đơn vị tổ chức bàn giao công trình. VI. PHONG TRÀO KẾ HOẠCH NHỎ : 1. Hình thức vận động đóng góp “Kế hoạch nhỏ”: - Các quận, huyện, liên đội phát động hình thức thi đua thực hiện phong trào đến từng chi đội, đội viên như : + Vận động giấy vụn, giấy báo, vở, tạp chí, sách, truyện… đã qua sử dụng. + Đóng góp sách giáo khoa, dụng cụ học tập, áo trắng, đồng phục học sinh… + Thực hiện các sản phẩm thủ công lưu niệm để gây quỹ. + Tiết kiệm tiêu dùng, nuôi heo đất. - Lưu ý : Đối với hình thức tiết kiệm tiêu dùng “nuôi heo đất” (nếu có): đề nghị thực hiện bằng việc đặt heo đất tại chi đội; tuyệt đối không phân bổ chỉ tiêu, phải dựa trên tinh thần tự nguyện của đội viên, học sinh. Đến các đợt hội thu trong năm, tập thể chi đội làm lễ đập heo đất, nộp về liên đội để đóng góp vào phong trào kế hoạch nhỏ. 2. Công tác triển khai tại cơ sở : 9 - Hội đồng Đội quận, huyện chủ động xây dựng kế hoạch, tham mưu cho Ban Thường vụ quận huyện Đoàn, phối hợp với Phòng Giáo dục – Đào tạo tổ chức triển khai thực hiện phong trào kế hoạch nhỏ tại đơn vị. - Tổ chức triển lãm hình ảnh, tuyên truyền, giới thiệu kết quả thực hiện các công trình cấp thành, quận - huyện và liên đội thực hiện từ hội thu của phong trào Kế hoạch nhỏ trong những năm qua rộng rãi đến các em đội viên học sinh, nhà trường và phụ huynh. * Lưu ý: Quá trình triển khai phải đảm bảo tính mục đích, hình thức vận động phong trào; tính rõ ràng, minh bạch trong việc công bố kết quả quản lý nguồn kinh phí thu được, sử dụng đúng mục đích. 3. Thực hiện Công trình măng non cấp thành : - Thực hiện công trình Măng non “Sân chơi tặng bạn”, tặng 2 khu sân chơi trong 2 trường tiểu học tại các huyện ngoại thành tổng trị giá hơn 200.000.000 đồng VII. CUỘC VẬN ĐỘNG “GIÚP BẠN ĐẾN TRƯỜNG – CÙNG HƯỚNG ĐẾN TƯƠNG LAI” : 1. Chi đội, liên đội: - Rà soát, phân loại, nắm chắc số lượng, đối tượng học sinh bỏ học và có nguy cơ bỏ học. Từng chi đội xem xét từng trường hợp đội viên khó khăn phải bỏ học, đề xuất cách giúp của chi đội, liên đội, báo cáo cho tổng phụ trách đội để có giải pháp giúp đỡ cụ thể, kịp thời. - Tiếp tục thực hiện tốt các phong trào “Vượt khó học giỏi”, “Đôi bạn cùng tiến”, “Vượt khó – Giúp bạn vượt khó”, tổ chức các nhóm học tốt, các câu lạc bộ học tập, giáo dục ý thức sẵn sàng giúp đỡ mọi người, tổ chức giúp đỡ, cảm hóa học sinh chưa ngoan thông qua tình đoàn kết bè bạn. - Phụ trách chi đội (GVCN) tổ chức các lớp học, buổi học phụ đạo bổ sung kiến thức, lấy căn bản cho học sinh có biểu hiện học kém, chưa ham học, giúp đỡ tận tình tạo điều kiện cho các em bỏ học quay trở lại học tập. - Tổ chức các hình thức tuyên truyền thông qua đội hình tuyên truyền măng non, tuyên truyền miệng, tuyên truyền qua nhật ký điện tử… tạo nên hiệu ứng mạnh mẽ giúp đỡ thiếu nhi vượt khó, vươn lên và tiếp tục học tập tốt. - Tổ chức phong trào “Tấm áo tặng bạn” quyên góp sách vở, quần áo cũ, đồ dùng học tập, phương tiện đến trường … giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại trường, trên địa bàn quận, huyện và các tỉnh lân cận. - Phát huy tinh thần “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”, tổ chức các hình thức gây quỹ, đẩy mạnh phong trào “Kế hoạch nhỏ” thi đua tiết kiệm để hỗ trợ, giúp đỡ các bạn không có điều kiện đến trường, đăng ký và thực hiện các công trình măng non chăm lo cho thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn tại trường. 10 . cấp chi đội: do tập thể đội viên, thiếu nhi chi đội thực hiện và đăng ký với Ban chỉ huy liên đội. + “Công trình măng non” cấp liên đội: do liên đội phát động thực hiện phải được sự hưởng ứng của. đối tượng học sinh bỏ học và có nguy cơ bỏ học. Từng chi đội xem xét từng trường hợp đội viên khó khăn phải bỏ học, đề xuất cách giúp của chi đội, liên đội, báo cáo cho tổng phụ trách đội để có. phong trào học tập, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng như thi đua học tập tốt, thể hiện đức tính chuyên cần, siêng năng trong học tập, tiếp tục thực hiện các chương trình “Học