1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Khi nhà lãnh đạo nên đứng ngoài pps

5 279 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 95,7 KB

Nội dung

Khi nhà lãnh đạo nên đứng ngoài Là lãnh đạo, bạn thường dẫn dắt mọi cuộc thảo luận. Nhưng c ũng có lúc bạn sẽ hiệu quả hơn nếu ngồi vào bàn và tham gia vào cu ộc thảo luận hơn là trở thành một ngư ời dẫn dắt cuộc họp. Trong trường hợp đó, bạn cần một người chủ trì cuộc họp và b ạn sẽ có được rất nhiều từ mối quan hệ với người chủ trì này. Tính mục đích. Người chủ trì đóng vai trò bên thứ ba, mang lại giá trị của từng cá nhân cho cuộc thảo luận. Anh ta không đưa ra những chuyện vụn vặt, lịch sử không tốt trước đây, chương trình họp không rõ ràng, hay suy nghĩ chủ quan nào đó có thể đưa cuộc họp vào bế tắc. Anh ta muốn những người tham gia cảm thấy thoải mái và cởi mở khi nói lên suy nghĩ và ý kiến của họ. Thông thường, nếu nhà lãnh đạo dẫn dắt cuộc họp, những người tham gia có thể thấy cứng nhắc vì họ được trông đợi sẽ "đồng ý với ông chủ". Kết quả là: cuộc họp sẽ bị đưa đi sai hướng nếu nhà lãnh đạo là người chủ trì. Một Phó chủ tịch marketing của công ty từng tham gia vào một cuộc họp ban lãnh đạo cấp cao cùng với CEO chủ trì cuộc họp về kế hoạch tiếp theo của công ty. Cuộc họp đó là một thảm họa vì CEO đã lái hướng thảo luận theo cách của ông ta, và chính vị CEO đó không thể thấy rằng kĩ năng chủ trì của mình tệ thế nào. Quá trình. Một người chủ trì giàu kinh nghiệm sẽ giúp hướng dẫn bạn và nhóm của bạn giải quyết một vấn đề thông qua một quá trình. Người chủ trì biết cần phải hỏi câu hỏi nào, hỏi vào lúc nào, hỏi như thế nào, và quan trọng nhất, làm thế nào để khiến mọi người đều tham gia vào cuộc họp. Có một phòng họp đầy người nhưng bạn sẽ thấy có người nói nhiều, người không quan tâm, và người chẳng nói gì. Một người chủ trì tài năng sẽ biết lúc nào thì s ử dụng cá nhân, nhóm nhỏ và nhóm lớn để khiến mọi người tham gia vào cuộc họp hiệu quả. Ngư ời chủ trì cũng biết cách hướng luồng thảo luận để mọi người đều có thể tham gia. Anh ta sẽ nhận ra được những quan điểm cá nhân và phong cách từng người trong phòng họp. Quan sát. Hãy nhìn vào sự quan sát từ cả phía bạn và phía người chủ trì. Đầu tiên, từ phía bạn: nếu bạn chủ trì một cuộc họp, bạn sẽ bỏ lỡ các sắc thái và tính năng động của nhóm. Bằng cách trở thành một phần của nhóm, bạn sẽ có cơ hội tốt để quan sát sự năng động của nhóm của bạn. Điểm mạnh và điểm yếu của con người, cách họ suy nghĩ và phong cách tư duy đều bộc lộ ra với bạn. Bạn tham gia và quan sát nhóm hành động. Từ phía người chủ trì: người chủ trì sẽ quan sát hành động của các nhóm, quan sát thầm lặng ngôn ngữ, cử chỉ, giọng điệu và nội dung lời nói để hiểu mức độ nhậy cảm của vấn đề, chủ đề nào cần thêm thời gian thảo luận, lúc nào thì cần kết thúc để tránh một cuộc xung đột. Tổng hợp. Người chủ trì lấy những thông tin đã được chia sẻ, phản ánh lại cjo nhóm theo cách thích hợp. Nó là một phần của nghệ thuật, một phần của khoa học, và bao gồm rất nhiều trực giác để sắp xếp chúng lại với nhau. Một người chủ trì có tài có thể tập hợp những thông điệp quan trọng nhất của toàn bộ cuộc thảo luận. Thời gian. Dùng một người chủ trì làm bên thứ ba sẽ tiết kiệm được thời gian vì anh ta đã quen với quá trình họp. Nếu cuộc họp được dẫn dắt bởi bạn hay bởi một người khác trong nội bộ, quá trình trao đổi và chia sẻ thông tin sẽ có thể bị đi lạc đề hoặc tranh luận quá sâu không cần thiết. Người chủ trì s ẽ giúp cho cả nhóm đi đúng hướng và tối đa hóa thời gian có được để thảo luận về chủ đề. Thay vì tham gia nhiều cuộc họp vô bổ, những người tham gia có thể đến một cuộc họp có người chủ trì chuyên nghiệp và biết rằng tiếng nói của họ sẽ được mọi người lắng nghe và công việc sẽ được hòan thành, thường là trong thời gian ngắn hơn. Khi nào thì bạn cần một người chủ trì như vậy? Những người chủ trì có thể được sử dụng trong bất kì cuộc họp nhóm nào, như họp ban lãnh đạo, nhân viên, lên kế hoạch chiến lược, diễn đàn mở hay chuyên gia tư vấn cho việc phát triển sản phẩm mới…bất kì lúc nào bạn muốn mọi người đến và thảo luận cởi mở với nhau, tạo ra ý tưởng cho hành động hiệu quả trong tương lai. Một khi bạn đã làm việc với những người chủ trì chuyên nghiệp và thấy được kết quả, bạn sẽ luôn giữ họ bên mình để tham gia vào các cu ộc họp sắp tới của tổ chức. Và bạn sẽ thành công. Hoàng Anh Theo emergingleader . Khi nhà lãnh đạo nên đứng ngoài Là lãnh đạo, bạn thường dẫn dắt mọi cuộc thảo luận. Nhưng c ũng có lúc bạn sẽ hiệu. là: cuộc họp sẽ bị đưa đi sai hướng nếu nhà lãnh đạo là người chủ trì. Một Phó chủ tịch marketing của công ty từng tham gia vào một cuộc họp ban lãnh đạo cấp cao cùng với CEO chủ trì cuộc họp. Anh ta muốn những người tham gia cảm thấy thoải mái và cởi mở khi nói lên suy nghĩ và ý kiến của họ. Thông thường, nếu nhà lãnh đạo dẫn dắt cuộc họp, những người tham gia có thể thấy cứng nhắc

Ngày đăng: 08/07/2014, 21:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w