bệnh lùn sọc đen phương nam hại lúa

10 2.9K 12
bệnh lùn sọc đen phương nam hại lúa

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cây lúa ( Oryza sativa L.) là cây lương thực lâu đời nhất và cũng là một trong những cây ngũ cốc quan trọng cung cấp nguồn lương thực cho khoảng 23 dân số thế giới với sản lượng hàng năm xấp xỉ 540 triệu tấn đứng thứ 2 sau lúa mì và ngô. Vì là một viurs mới hầu hết các đặc điểm, kể cả dịch tễ học, sinh học của virus cũng như biện pháp phòng chống nghiên cứu còn hạn chế. Nên sau đây là một số nghiên cứu về bệnh “ lùn sọc đen phương Nam hại lúa”.

I. Đặt vấn đề. Cây lúa ( Oryza sativa L.) là cây lương thực lâu đời nhất và cũng là một trong những cây ngũ cốc quan trọng cung cấp nguồn lương thực cho khoảng 2/3 dân số thế giới với sản lượng hàng năm xấp xỉ 540 triệu tấn đứng thứ 2 sau lúa mì và ngô. Trong hơn 20 năm qua, năng suất và sản lượng lúa Việt Nam đã tăng gặp khoảng 2 lần, hiện nay năng suất bình quân đạt 5,3 tấn/ha một vụ, sản lượng cả năm đạt gần 39 triệu tấn. Sản xuất lúa gạo phát triển đã đưa Việt Nam từ 1 nước nhiều năm triền miên thiếu lương thực trở thành một nước không những có đủ lương thực cho nhân dân, mà còn xuất khẩu với số lượng trên 70 triệu tấn gạo mang về cho đất nước gần 20 tỉ USD, trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới. Cây lúa đã trở thành cây lương thực chủ lực, liên quan đến việc làm và thu nhập của khoảng 80 % số hộ nông dân Việt Nam. Bên cạnh những thành công thì còn không ít những bất cập yếu kém, hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao, phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, nhất là thiên tai, biến đổi khí hậu, đặc biệt là dịch bệnh xảy ra thường xuyên đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất lúa gạo. Vụ mùa 2009 hiện tượng lúa “lùn lụi”đã xuất hiện trên lúa mùa ở Nghệ An trên diện rộng với tổng diện tích nhiễm bệnh lên tới 5.560ha, trong đó gần 3.510 ha bị mất trắng. Cây bị bệnh lùn mạnh, lá xanh đậm, nhiều lá bị xoăn vặn, trỗ không thoát. Triệu chứng cây bệnh giống với bệnh lùn xoắn lá (LXL) tại miền Nam. Tất cả các giống gieo trồng tại Nghê An (TH3-3,Nhị ưu ,bio404,bắc thơm số 7….) đều bị nhiễm bệnh. Cho tới giữa tháng 9 năm 2009, một số địa phương tại miền Bắc như Nam Định,Thái Bình, Sơn La cũng thông báo dịch bệnh tương tự . Dựa trên đánh giá tác nhân triệu chứng cũng như phân tích phân tử, tác nhân gây bệnh lùn lụi đã được xác định là do virus lùn sọc đen phương nam (LSĐPN) với tên tiếng Anh là Southern rice black streaked dwart virus, SRBSDV) và bệnh đã được thống nhất gọi là bệnh lùn sọc đen (LSĐ) (Hà Viết Cường et al 2009). LSĐPN là một virus mới được phát hiện lần đầu năm 2008 tại phía Nam Trung Quốc .Virus thuộc chi Fifivirus (họ Reoviridae) và lan truyền bằng rầy lưng trắng và rầy nâu nhỏ . Vì là một viurs mới hầu hết các đặc điểm, kể cả dịch tễ học, sinh học của virus cũng như biện pháp phòng chống nghiên cứu còn hạn chế. Nên sau đây là một số nghiên cứu về bệnh “ lùn sọc đen phương Nam hại lúa”. 1 II. Nội dung 1. Lich sử nghiên cứu a) Nước ngoài. Gần đây một dịch bệnh virus với triệu chứng tương tự gây bệnh lùn sọc đen gây hại trên lúa, đặc biệt là lúa lai và ngô tại một số tỉnh phía nam trung quốc như Quảng Đông, Hải Nam. Theo báo cáo của Viện Bảo vệ thực vật, thuộc học Viện Khoa học nông nghiệp Hải Nam tháng 8-2009. Bệnh đã gây hại nặng ở nhiều tỉnh phía Nam Trung Quốc với tổng diện tích bị gây hại khoảng 17.000 ha. Những khu vực này bị thiệt hại năng suất đến 70%. Thiệt hại về kinh tế dự tính khoảng 30 triệu tấn. Tại một số vùng của tỉnh Quảng Đông và tỉnh Hải Nam hơn 80% cây trồng bi nhiễm bệnh, gây thiệt nghiêm trọng đến năng suất (Zhang et al.,2008) Tuy nhiên các kết quả phân tích trình tự gen cho thấy virus gây bệnh không phải Rice black _streaked dwarf virus mà là một virus mới. Zhou et al ,2008, dựa trên giải trình tự toàn bộ các đoạn S9 và S10 của một mẫu virus thu tại đảo Hải Nam cũng như phân tích hiển vi điện tử đã xác định đây là một fijivirus mới trong họ Reoviridae. Các tác giả đã đặt tên cho virus này là virus Lùn Sọc Đen phương Nam( Southern Rice black _streaked dwarf virus, SRBSDV) với ám chỉ rằng virus này chỉ xuất hiện phía Nam Trung Quốc. b) Trong nước. Vụ lúa mùa năm 2009 ở các tỉnh phía bắc xuất hiện hiện tượng lúa bị “lùn lụi” về sau này gọi là “vàng lùn, lùn xoắn lá” gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất lúa gạo. Triệu chứng gây hại được ghi nhận đầu tiên ở Nghệ An vào tháng 8/2009. Theo Hà Viết Cường và cộng sự (2009), ngày 27/9/2009, trung tâm Bệnh cây nhiệt đới (ĐHNN Hà Nội) đã nhận được yêu cầu của trung tâm kiểm dịch sau nhập khẩu 1 (thuộc Cục BVTV) yêu cầu thử các mẫu lúa thu thập tại Nghệ An (60 mẫu). Các thử nghiệm ELISA với kháng huyết thanh do TT sản xuất cũng như RT-PCR với mồi đặc hiệu do TT thiết kế đã cho thấy các mẫu lúa bệnh thu tại Nghệ An không bị nhiễm 2 virus gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá như ở miền Nam. Nhóm nghiên cứu đã quan sát thấy 2 đặc điểm không bình thường: • Cây bệnh không biểu hiện triệu chứng táp và biến vàng tại một bên của mép lá ở các lá bị xoắn vặn. Đây là một triệu chứng luôn được quan sát thấy trên cây bị bệnh lùn xoắn lá bị nhiễm bởi virus RRSV. • Có nhiều nốt phồng nhỏ màu trắng tới nâu chạy dọc gân của thân cây lúa sau khi bóc lớp bẹ bên ngoài. Các nốt phồng này đặc biệt nhiều ở phần sát gốc. http://vndocs.org/docs/index-1087.html?page=27 2 Các mẫu được thu thập tiếp theo tại Nam Định, Thanh Hóa, Sơn La cũng đều có triệu chứng tương tự mẫu Nghệ An. Dựa trên 2 triệu chứng trên, tác nhân gây bệnh được dự đoán là do một reovirus (họ Reoviridae) gây ra. Kết hợp với kết quả kiểm tra RT-PCR của 4 sản phẩm cho Nghệ An, Thanh Hóa, Nam Định, Sơn La đều là virus lùn sọc đen phương Nam (SRBSDV). Trung tâm đã bước đầu kết luận bệnh lùn lụi tại miền Bắc là do SRBSDV gây ra. Trong cùng thời gian, các nghiên cứu tương tự cũng được tích cực thực hiện tại Viện Bảo vệ thực vật. Nhóm nghiên cứu của Viện Bảo vệ thực vật cùng hợp tác chặt chẽ với chuyên gia Trung Quốc và Pháp để xác định tác nhân gây bệnh dựa trên RT-PCR, giải trình tự và hiển vi điện tử (Ngô Vĩnh Viễn và cộng sự., 2009). Nhóm nghiên cứu Viện BVTV cũng xác định tác nhân gây bệnh là Virus lùn sọc đen phương Nam (SRBSDV). 2. Triệu chứng gây bệnh. Bệnh lùn sọc đen phương Nam là một bệnh mới, nên việc nhận biết bệnh thông qua triệu chứng trên đồng ruộng là một việc không hề dễ dàng đối với cán bộ bảo vệ thực vật và người dân. Mặt khác ở đầu vụ người dân dùng thuốc trừ cỏ không đúng liều lượng, cây cũng bị ngộ với triệu chứng gần giống với bệnh lùn sọc đen nên việc điều tra phát hiện bệnh là hết sức khó khăn. Bệnh lùn sọc đen phương nam gây nên triệu chứng ở các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa như sau. http://exinbiotech.com/benh-lun-soc-den-2018826.html Hình : Lá bị xoắn vặn(bên trái), Bụi lúa bị bệnh có mầu xanh đậm(bên phải). Ở giai đoạn lúa bắt đầu đẻ nhánh, cây có biểu hiện triệu chứng của bệnh LSĐ như: Cây thấp lùn, lá xanh đậm, các lá cứng lại, gân lá bị sưng phồng, lá có thể bị sưng phồng, lá có thể xoắn vặn hoặc không xoắn, mép lá có thể trắng và rách chữ V hoặc không. Lúc này cây hầu như không phát triển, đẻ nhánh kém hoặc không đẻ. Sau 20 ngày theo dõi cây tiếp tục lùn mạnh, các đốm lá gốc và dảnh con bắt đầu úa vàng và chết. Sau 30 ngày theo dõi cây ở các giai đoạn lúa làm đòng khi phát hiện khóm lúa có dảnh cao, dảnh thấp. Bệnh LSĐ làm cây lùn hơn, lá xanh đậm và cứng, lóng thân bắt đầu xuất hiện u sáp trắng, lá đòng ngắng lại, có thể xoắn vặn hoặc không xoắn, gân lá sưng phồng. Sau 30 ngày theo dõi cây bắt đầu trỗ bông, triệu chứng bệnh có thể xuất hiện ở tất cả các dảnh trên cùng một khóm, hoặc chỉ ở một số dảnh, các dảnh khác vẫn phát triển bình thường, cây bị bệnh vẫn có thế trỗ bông song cổ bông thường không thoát, bị nghẹn trong bẹ lá đòng, hạt trỗ lên tỷ lệ hạt bị đen hơn. Lúc này u sáp chuyển màu nâu đen. 3 http://minhtuanbvtv.blogspot.com/2010/07/benh-lun-soc-en-hai-lua.html. Hình : Vết bệnh ở đòng (bên trái); Lớp u sáp, sọc đen dọc theo lóng thân (bên phải) Như vậy qua virus Lùn sọc đen phương Nam gây bệnh ở các giai đoạn sớm lúa bắt đầu đẻ nhánh thường cậy bị chết, hoặc kém phát triển không cho thu hoạch. Còn khi cây bị bệnh ở giai đoạn lúa làm đòng thì vẫn có thế cho thu hoạch xong năng suất và chất lượng cũng bị ảnh hưởng. Ngoài cây lúa, bệnh lùn sọc đen còn gây hại trên ngô, lúa mì, cỏ lồng vực, cỏ chát, cỏ đuôi phụng, vì các cây này cũng là ký chủ của rầy lưng trắng và cũng là nguồn chứa vi rút để rầy lưng trắng truyền sang cây lúa. Bệnh cũng có thể lưu tồn trên lúa chét của cây lúa bị bệnh trước đó. 3. Tác nhân gây bệnh và môi giới truyền bệnh. Do vi rút lùn sọc đen phương Nam (Southern Rice Black Streaked Dwarf Virus - SRBSDV) thuộc nhóm Fijivirus-2, họ Reoviridae và rầy lưng trắng (Sogatella furcifera) là môi giới lây truyền vi rút này. Bệnh không truyền qua hạt giống, không truyền qua đất, nước, không truyền qua vết thương cơ giới, không truyền theo gió và nước mưa, không truyền qua trứng rầy, bệnh chỉ lây lan qua môi giới là rầy lưng trắng. Rầy lưng trắng mang virus có thể sống qua Đông, virus vẫn tồn tại trong cơ thể rầy và di chuyển rất xa theo gió, bão để gây bệnh cho lúa và một số loài cây khác ở các vùng khác hoặc vụ lúa tiếp theo. • Zhou et al (2008) cũng đã thực hiện một thí nghiệm nhằm đánh giá khả năng lan truyền virus qua 3 vetor 3 loài là rầy lưng trắng (Sogatella furxifera), rầy nâu (Nilaparavata lugens) và rầy nâu nhỏ ( Laodelphax striatellus) kết quả cho thấy cả rầy lưng trắng và rầy nâu nhỏ đều có khả năng truyền bệnh SRBSDV từ lúa với hiệu suất rất cao (100% cây nhiễm bệnh với chỉ 3-4 rầy/cây) tuy nhiên chỉ có rầy lưng trắng mới có khả năng truyền SRBSDV. Ngoài ra tác giả cũng phát hiện thấy Virus SRBSDV có thể lây nhiễm tự nhiên trên 2 loài cỏ dại cỏ lồng vực, cỏ đuôi voi, và Juncellus serotinus. • Rầy lưng trắng có phổ kí chủ rộng bao gồm hầu hết cây trồng nông nghiệp quan trọng thuộc họ hòa thảo. Miền Nam Trung Quốc không chỉ là vùng cư trú của rầy lưng trắng mà còn là khu vực chúng qua đông. 4 http://www.jppn.ne.jp/miyazaki/10/tokusyu/22nen/h22tokusyu02.htm Hình : Rầy lưng trắng. • Viện BVTV đã tiến hành các thí nghiệm lây bệnh nhân tạo (LBNT) đối với rầy nâu, rầy lưng trắng và rầy nâu nhỏ tại 3 nhóm nghiên cứu khác nhau. Các kết quả đều ghi nhận rầy lưng trắng là môi giới truyền bệnh. Sau khi LBNT khoảng 10 ngày, một số cây lúa đã biểu hiện các triệu chứng như thấp lùn, lá xanh đậm, xoắn lá, ở mặt sau lá và bẹ lá có các u trắng chạy dọc gân. Kết quả LBNT bằng rầy nâu nhỏ và rầy nâu chưa ghi nhận trên cây lúa nào biểu hiện triệu chứng. Kết quả giám định bằng RT- PCR với rầy lưng trắng thu thập trên ruộng bệnh, rầy lưng trắng sử dụng trong các thí nghiệm LBNT đều cho kết quả dương tính với cặp mồi RBSDV –S10F2/R2. Kết quả này chứng minh có đủ cơ sở để kết luận bệnh virus lúa lùn sọc đen phương Nam dang gây hại ở Trung Quốc đã phát sinh và gây hại trên lúa và ngô ở các tỉnh phía Bắc nước ta trong vụ mùa và vụ đông vừa qua. Rầy lưng trắng là một loại môi giới chính truyền và lây lan bệnh trên đồng ruộng. • Đặc điểm rầy lưng trắng: http://baohatinh.vn/news/kinh-te/chu-dong-phong-tru-ray-lung-trang-gay-hai-tren-lua-he- thu/56876 Rầy non mới nở có màu trắng đục, đến tuổi 3 xuất hiện các vệt vằn trên lưng. Rầy trưởng thành có màu đen nâu với một dải trắng trên mảnh lưng giữa. Cơ thể màu trắng kem, bụng màu đen. Con cái có hai dạng: cánh dài và cánh ngắn; con đực chỉ có một dạng hình cánh dài. Rầy trưởng thành và rầy non đều hút nhựa cây từ dảnh và lá lúa. Nếu rầy gây hại vào giai đoạn lúa trỗ bông làm cho số lượng bông và chiều dài bông giảm, hạt lúa bị lép, lửng và làm 5 chậm quá trình chín của hạt rầy lưng trắng là môi giới chính truyền bệnh vi rút lùn sọc đen cho 4. Biện pháp phòng bệnh. 4.1. Vệ sinh đồng ruộng Vệ sinh đồng ruộng bằng cách cày vùi gốc rạ ngay sau khi thu hoạch để ngăn ngừa lúa chét, lúa tái sinh phát triển; dọn sạch cỏ bờ ruộng, mương dẫn nước, tàn dư từ cây ngô (các kí chủ trên đồng ruộng). Hạn chế lúa tái sinh để tận thu thóc, đặc biệt là tại các vùng đã có dịch. 4 .2. Phòng trừ rầy môi giới a) Né rầy. http://m.btv.org.vn/vi/c1546i29810/Ung-dung-tien-bo-ky-thuat-de-phong-tru-sau-benh-trong-san-xuat-lua.html Theo dõi bẫy đèn để xác định đỉnh cao của các đợt rầy lưng trắng và các loại rầy hại lúa khác, kết hợp với phân tích mẫu rầy để xác định mức độ nguồn rầy mang vi rút. Thời điểm gieo mạ, cấy lúa hoặc gieo thẳng có thể né rầy là khoảng 4 đến 6 ngày sau đỉnh cao của rầy vào đèn, nếu thời vụ cho phép. b) Bảo vệ mạ. Thực hiện gieo mạ tập trung theo vùng, có che phủ ny lon để kết hợp với chống rét cho mạ trong vụ Đông Xuân và có thể che chắn rầy bằng lưới mắt dày hoặc các vật liệu khác trong vụ Hè, Thu, Mùa. Không gieo mạ ở gần những ruộng đang có nguồn bệnh, ven đường giao thông, những nơi có nguồn ánh sáng thu hút rầy vào ban đêm. Ở những địa bàn vụ trước lúa bị bệnh lùn sọc đen, xử lý hạt giống bằng thuốc hóa học hoặc sinh học để tạo sức đề kháng của cây mạ đối với rầy và tiến hành phun thuốc trừ rầy nội hấp cho mạ trước cấy 2 đến 3 ngày, khi phát hiện có rầy lưng trắng. Thường xuyên thăm đồng, kết hợp theo dõi bẫy đèn để dự báo mật độ rầy trên đồng ruộng, xét nghiệm mẫu rầy để phát hiện nguồn rầy mang vi rút. 6 Khi bệnh xuất hiện trên mạ, tùy theo mức độ nhiễm bệnh, tiến hành tiêu hủy cả luống hoặc cả ruộng sau khi đã phun bằng thuốc trừ rầy tiếp xúc; gieo bổ sung mạ nếu thời vụ cho phép. c) Các biện pháp canh tác Hạn chế sử dụng những giống lúa đã xác định nhiễm bệnh lùn sọc đen nặng, sử dụng các giống kháng (chống chịu) rầy hoặc ít nhiễm rầy lưng trắng. Bón phân cân đối, đặc biệt không bón thừa phân đạm, áp dụng kỹ thuật “3 giảm 3 tăng” hoặc “ hệ thống thâm canh lúa cải tiến” (SRI) ở nơi có điều kiện để tăng tính chống chịu của lúa đối với dịch hại; Bố trí cơ cấu mùa vụ lúa hợp lý theo hướng giảm tỷ lệ trà lúa Đông Xuân sớm, Xuân trung. Bố trí có thời gian cách ly giữa vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu - Mùa tiếp theo trong khung thời vụ cho phép và không làm ảnh hưởng đến thời vụ của vụ Đông để cắt cầu nối truyền bệnh và có đủ thời gian để vệ sinh đồng ruộng. 5. Các biện pháp trừ bệnh. 5.1. Trừ bệnh khi lúa xuất hiện bệnh a) Giai đoạn lúa từ gieo cấy - đứng cái. Nhổ, vùi những cây lúa bị bệnh, cấy dặm bằng cây lúa khỏe. Căn cứ vào tuổi, pha phát dục, mật độ rầy và điều kiện cụ thể, do cơ quan bảo vệ thực vật (BVTV) địa phương xác định để chỉ đạo phun thuốc chống lột xác đối với rầy tuổi 1, tuổi 2 hoặc nội hấp trên ruộng bị bệnh và phun thuốc các ruộng xung quanh. Chăm sóc để cây lúa mau chóng phục hồi cần bón cân đối phân N-P-K, khi lúa chưa phục hồi ra lá mới, chỉ nên bón phân lân và phân kali; b) Giai đoạn lúa từ phân hóa đòng trở đi Thường xuyên quan sát kỹ ruộng bị bệnh lùn sọc đen để phát hiện rầy lưng trắng. Khi phát hiện rầy lưng trắng mật độ từ 3 con/dảnh trở lên, tiến hành phun ngay bằng thuốc chống lột xác đối với rầy tuổi 1, tuổi 2, hoặc các loại thuốc trừ rầy phù hợp với tuổi rầy, thời kỳ sinh trưởng của cây lúa, do cơ quan bảo vệ thực vật địa phương xác định. 7 5.2. Tiêu hủy cả ruộng lúa bị bệnh. a) Tiêu hủy cả ruộng lúa bị bệnh chỉ thực hiện khi ruộng lúa bị bệnh nặng, khó có khả năng phục hồi và không còn khả năng cho năng suất. Trước khi tiêu hủy phun thuốc trừ rầy bằng loại thuốc tiếp xúc. b) Tiêu hủy và tiến hành cấy, gieo thẳng lại nếu còn thời vụ. Trường hợp hết thời vụ gieo cấy, chuyển sang trồng cây khác (ngoại trừ ngô) nếu điều kiện cho phép. c) Tiêu hủy bằng cày vùi phải thực hiện ngay dù không cấy, gieo lại hoặc chuyển sang trồng cây trồng khác. 6. Các hóa chất trừ rầy 6.1. Hoạt chất Dinotefuran - Nhóm thuốc Neonicotinoid. - Nhóm độc III (WHO). - Thuốc có tác dụng tiếp xúc và nội hấp. - Thuốc có hiệu quả cao khi phòng trừ rầy non và rầy trưởng thành và có thể bảo vệ cây lúa non 5 ngày sau khi phun thuốc. Hiệu lực của thuốc thể hiện rõ ngay sau vài giờ phun thuốc. - Lượng dùng: Thuốc dạng 20WP dùng 50 - 100 g/ha. Lượng nước phun là 400 lít/ha. Phun thuốc khi rầy non mới nở, tuổi còn nhỏ. 6.2. Hoạt chất Clothanindin - Nhóm thuốc Neonicotinoid. - Nhóm độc III (WHO). - Thuốc có tác dụng nội hấp. - Thuốc có hiệu quả cao khi phòng trừ rầy non và rầy trưởng thành và có thể bảo vệ cây lúa non 5 ngày sau khi phun thuốc. - Lượng dùng: Thuốc dạng 16WGS dùng 140 g/ha. Lượng nước phun là 400 lít/ha. Phun thuốc khi rầy non mới nở, tuổi còn nhỏ. 6.3. Hoạt chất Thiamethoxam - Nhóm thuốc Neonicotinoid. - Nhóm độc III (WHO). - Thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc và lưu dẫn. Khi phun vào cây thuốc được hấp thu nhanh vào cây và có tính hướng ngọn. - Thuốc diệt trừ nhanh rầy non và rầy trưởng thành. - Liều lượng sử dụng: Dạng 25 WG dùng 25 - 80 g/ha. Lượng nước phun là 400 lít/ha. Phun thuốc khi rầy non mới nở, tuổi còn nhỏ. 6.4. Hoạt chất Pymetrozine - Nhóm thuốc Pyridine azomethine. - Nhóm độc III (WHO). - Thuốc có tác dụng nội hấp, làm ngưng hoạt động của hệ tiêu hoá. - Lượng dùng: Thuốc dạng 50WG dùng 300 g/ha. Lượng nước phun là 400 lít/ha. Phun thuốc khi rầy non mới nở, tuổi còn nhỏ. III. Kết Luận. • Từ những nghiên cứu trên cho ta thấy rằng rầy lưng trắng là một loại dịch hại nghiêm trong nó không chỉ ảnh hưởng đến năng suất lúa mà còn làm lây lan dịch bệnh đi xa và có nguy cơ làm mất mùa quy mô rộng rãi. 8 • Ngay từ khi trồng lúa cần có phương án phòng trừ ngay từ đầu vụ, hướng dẫn địa phương chấp hành đúng lịch thời vụ và cơ cấu giống của tỉnh, tiến hành cày đất phơi ải hoặc làm dầm sau khi đã thu hoạch lúa, phải đảm bảo thời gian cách ly giữa hai vụ ít nhất 20-30 ngày; không để lúa chét tồn tại trên ruộng; vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ (dọn sạch cỏ trong ruộng và quanh bờ ruộng, bờ mương dẫn nước trước khi gieo sạ ); bón vôi, bón phân hữu cơ để cải tạo đồng ruộng; sử dụng giống tốt, giống kháng rầy hoặc ít nhiễm rầy; không làm thóc thịt làm giống; áp dụng chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM); triển khai nhân rộng mô hình ICM “3 giảm, 3 tăng” (giảm: giống, phân đạm, thuốc bảo vệ thực vật; tăng: năng suất, chất lượng, hiệu quả) trên các cánh đồng này; tập huấn về nhận biết, phòng trừ bệnh lùn sọc đen trên toàn huyện, hướng dẫn nông dân xử lý rầy và bệnh kịp thời để không lây lan ra diện rộng và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho Nhà nước và nông dân. • Luôn tích cực nghiên cứu mở rộng điều tra trên các khu vực khác nhau để có được bức tranh tổng quát nhất về bệnh virus lùn sọc đen phương Nam. Giúp người dân có được phương pháp phòng trù bệnh hiệu quả nhất. • Các ban thể ngành địa phương luôn kết hợp cùng các người nông dân quan sát chặt chẽ diễn biến dịch bệnh tránh hiện tượng bùng pháp bệnh trên diện rộng làm ảnh hưởng đến các khu vực lân cận. Tài liệu tham khảo 1. http://dienban.gov.vn/Default.aspx?tabid=107&NewsViews=2016. 9 2. Nguyễn Thị Nhung, Luận văn thạc sĩ Những điều tra và nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa mùa năm 2010 tại Ninh Bình. 3. Nguyễn Phương Nha, Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu khả năng truyền bệnh virus lùn sọc đen phương Nam áp dụng phong trống tại Tiền Hải Thái Bình năm 2012. 10 . cứu về bệnh “ lùn sọc đen phương Nam hại lúa . 1 II. Nội dung 1. Lich sử nghiên cứu a) Nước ngoài. Gần đây một dịch bệnh virus với triệu chứng tương tự gây bệnh lùn sọc đen gây hại trên lúa, . biện pháp phòng trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa mùa năm 2010 tại Ninh Bình. 3. Nguyễn Phương Nha, Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu khả năng truyền bệnh virus lùn sọc đen phương Nam áp dụng phong trống. trắng truyền sang cây lúa. Bệnh cũng có thể lưu tồn trên lúa chét của cây lúa bị bệnh trước đó. 3. Tác nhân gây bệnh và môi giới truyền bệnh. Do vi rút lùn sọc đen phương Nam (Southern Rice Black

Ngày đăng: 08/07/2014, 21:02

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 4. Biện pháp phòng bệnh.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan