1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Kinh nghiem day toan

14 264 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 4,52 MB

Nội dung

A/ ĐẶT VẤN ĐỀ Giải toán qua Internet (ViOLympic toán học) là một sân chơi trí tuệ thu hút đông đảo học sinh, phụ huynh và giáo viên bậc Tiểu học và Trung học cơ sở trong suốt hai năm qua. Mặc dù sân chơi này đã được các sở GD&ĐT triển khai xuống tận các nhà trường thông qua Phòng Giáo dục, nhưng do điều kiện khó khăn về cơ sở vật chất nên không phải nhà trường nào cũng khai thác được nguồn tri thức này làm cơ hội nâng cao năng lực học Toán cho học sinh. Tuy nhiên, nếu biết rõ ích lợi của giải toán qua Internet đối với việc nâng cao năng lực học Toán cho học sinh đến mức độ nào chắc hẳn các nhà trường sẽ tìm cách khắc phục khó khăn để khai thác triệt để sân chơi @ này. Với thành tích đạt được từ việc khai thác tốt sân chơi trí tuệ này để nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán trong năm học vừa qua, tôi mong muốn thông qua bài viết này giới thiệu sơ lược về sân chơi giải toán @ và phân tích một vài cơ hội để phát triển năng lực học Toán cho học sinh Tiểu học đến các đồng nghiệp. Chưa phải là một đề tài nghiên cứu khoa học hay một sáng kiến Giáo dục được đúc rút từ nhiều năm học nên tôi xin phép không trình bày theo khuôn mẫu của một SKKN mà xin trình bày như bài viết về một phát hiện có ý nghĩa giáo dục thông thường, rất mong được đồng nghiệp đón nhận và góp ý xây dựng thêm. B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ SÂN CHƠI GIẢI TOÁN QUA INTERNET. Về mục đích, nội dung và thể lệ của sân chơi này trên mạng Internet, các nhà trường đã nắm bắt qua văn bản hướng dẫn của Phòng và Sở GD&ĐT hoặc tham khảo Quyết định số 8377/QĐ-BDGĐT ngày 16/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Phụ lục 2). Qua kinh nghiệm theo đuổi mảng hoạt động này trong hai năm qua, tôi xin đề cập đến tính hệ thống của sân chơi này trong mối quan hệ với việc dạy học môn Toán ở trường Tiểu học. Có thể nói, toàn bộ kiến thức được đề cập đến trong sân chơi này được ban tổ chức sắp xếp một cách hệ thống theo phân phối chương trình môn Toán từng khối lớp ở trường Tiểu học. Kể từ năm học 2009-2010, tổng số vòng thi của ViOLympic là 35 vòng, tương ứng với 35 tuần thực học ở Tiểu học. Trừ các vòng thi cận kề với các vòng thi cấp tỉnh, cấp Quốc gia được ban tổ chức tung ra khá gần nhau nhằm tạo điều kiện để học sinh chủ động luyện tập chuẩn bị cho các kì thi tương ứng, các vòng thi còn lại được ban tổ chức tung ra ở cuối mỗi tuần học, bắt đầu từ tuần 1. Mỗi vòng thi gồm ba bài thi với thời gian làm bài tổng cộng là 60 phút (mỗi bài 15-20 phút). Mỗi bài thi hoàn thành sẽ có tổng số điểm từ 80 -> 100 điểm, tổng số điểm tối đa của mỗi vòng thi là 280->300 điểm. Nội dung các bài thi trong mỗi vòng thi chủ yếu là kiến thức tổng hợp mà học sinh đã được tiếp cận trong chương trình toán của tuần đó hoặc kiến thức nâng cao của các tuần trước. Nội dung này được sắp xếp từ dễ đến khó trong từng bài thi. Vượt qua cả ba bài thi với số điểm ≥ 75% tổng số điểm là hoàn thành vòng thi. Nếu đạt số điểm dưới 75% tổng số điểm của vòng thi đó thì thí sinh phải thi lại (trừ các vòng thi cấp huyện, tỉnh, quốc gia). Hình thức các bài thi cũng khá đa dạng. Có thể là sắp xếp các số theo thứ tự, điền số vào chỗ chấm, điền số vào ô trống, tìm các cặp số hoặc biểu thức có giá trị bằng nhau, giải các bài toán để vượt qua các chướng ngại vật… Điều đáng nói là dù dưới hình thức nào thì nội dung các bài thi cũng hướng về việc ôn luyện hoặc khai thác sâu các kiến thức đã học trong thời gian trước đó, đây chính là cơ hội tốt nhất để học sinh luyện tập, ôn tập, củng cố kiến thức đã học và rèn luyện kĩ năng giải các bài tập nâng cao. Chính vì vậy, có thể nói một cách lạc quan rằng: “ViOLympic toán học” là cơ hội để phát triển năng lực học toán cho học sinh Tiểu học. II. GIẢI TOÁN QUA INTERNET - CƠ HỘI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC TOÁN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC. 1. Giải toán qua Internet tạo cho học sinh niềm vui và hứng thú học Toán Chúng ta đều biết, với đặc điểm tâm lý lứa tuổi, việc phát triển năng lực học tập của học sinh tiểu học phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó “hứng thú học tập” là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của các em. Hình thức học tập “học mà chơi, chơi mà học” trên ViOLympic quả là một sân chơi hấp dẫn, thu hút mọi học sinh tham gia. Ở đó, các em được ôn luyện kiến thức một cách thoải mái, không bị gò bó bởi những lời nhắc nhở, thúc giục của thầy cô. Ở đó, các em được nhận những lời khen mà đôi khi một số thầy cô giáo đã “quên” hoặc quá tiết kiệm đối với các em trong khi chú thỏ xinh xắn của ViOLympic luôn hoan hô khích lệ: “Chúc mừng bạn đã hoàn thành xuất sắc bài thi”…(dù bài thi đó có thể em chỉ đạt 75/100 điểm). Bên cạnh sự cổ vũ khích lệ rất kịp thời đó, học sinh Tiểu học cũng rất cần sự chỉ dẫn hoặc kết luận để khẳng định ngay kết quả làm bài của mình. Điều này không phải lúc nào cô giáo cũng đáp ứng ngay bằng câu trả lời “đúng” hay “sai” vì còn phụ thuộc vào tiến độ của giáo án hoặc số lượng học sinh cần giúp đỡ riêng… (thông thường phải chờ đến khi cô giáo chữa bài mới biết). Nhưng ViOLympic thì ngược lại, đúng hay sai chỉ cẩn “Enter” là biết ngay, đây là điểm đặc biệt tạo nên niềm vui và hứng thú học toán cho học sinh tiểu học: 2. Giải toán qua Internet tạo cơ hội cho học sinh rèn luyện kiến thức cơ bản Ở mỗi vòng thi, bao giờ ViOLympic cũng bắt đầu từ những bài tập cơ bản thuộc phạm vi chương trình vừa học trong tuần. Trong đó, bài tập rèn kĩ năng so sánh, cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên, số thập phân, phân số…xuất hiện thường xuyên. Đây là cơ hội để các em được luyện tập, chiếm lĩnh kiến thức cơ bản trong chương trình - điều bố mẹ và cô giáo luôn lo lắng đã được giải quyết. Bài tập chọn các ô có giá trị tăng dần (Luyện tập so sánh số TP, thực hiện phép tính trên số TP) Hệ thống bài tập luyện kĩ năng giải các dạng toán điển hình, bài tập luyện kĩ năng đổi các số đo thời gian, độ dài, khối lượng diện tích…. cũng được ViOLympic quan tâm với tần suất khá lớn. (Minh họa một số bài thi lớp 5, năm học 2009-2010) Bài tập chọn các ô có giá trị bằng nhau hoặc đồng nhất (Luyện tập tính nhẩm trên số TP) Bài tập vượt chướng ngại vật (Luyện tập các dạng toán điển hình) Bài tập chọn các ô có giá trị bằng nhau hoặc đồng nhất (Luyện tập đổi đơn vị đo độ dài) Bài tập vượt chướng ngại vật (Luyện tập đổi đơn vị đo diện tích) 3. Giải toán qua Internet tạo cơ hội cho học sinh luyện kiến thức nâng cao Không dừng lại ở kiến thức cơ bản, ViOLympic luôn tạo cơ hội cho học sinh phát triển tư duy toán học bằng hệ thống bài tập nâng cao từ đơn giản đến phức tạp. Mỗi dạng bài tập như thế được đưa ra một cách có hệ thống, được thay đổi dần để định hướng giải cho học sinh. Điều này không phải giáo viên nào cũng làm được khi tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi. Tham khảo một số bài thi về tỉ số phần trăm trong một vòng thi của ViOLympic chúng ta sẽ thấy rõ hơn điều này: [...]... giá, khen ngợi, động viên các em tiếp tục tham gia thi - Tổ chức nghiêm túc kì thi giải toán qua Internet cấp trường (Thuê địa điểm Internet gần trường nhất để tổ chức thi) Trên đây là một vài ý kiến và kinh nghiệm của cá nhân và nhà trường trong việc khai thác sân chơi giải toán qua mạng Internet phục vụ dạy học Có thể những suy nghĩ và việc làm của bản thân tôi chưa thể bao quát được toàn diện vấn đề, . Quyết định số 8377/QĐ-BDGĐT ngày 16/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Phụ lục 2). Qua kinh nghiệm theo đuổi mảng hoạt động này trong hai năm qua, tôi xin đề cập đến tính hệ thống của. trường (Thuê địa điểm Internet gần trường nhất để tổ chức thi). Trên đây là một vài ý kiến và kinh nghiệm của cá nhân và nhà trường trong việc khai thác sân chơi giải toán qua mạng Internet

Ngày đăng: 08/07/2014, 21:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w