Kiến potx

5 100 0
Kiến potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kiến: sống thành tập đoàn có tổ chức xã hội chặt chẽ. Trong hơn 7.500 loài kiến không có loài kiến nào sống đơn độc. Hình thái tổ chức xã hội, sự phân chia nhóm chức năng giữa các loài khác nhau cũng thật đa dạng. Kiến Bostroponera chỉ có 20-30 con trong một tổ. Hình thức lao động của lính thợ có nhiều tính chất tự do. Chúng bò lang thang xa tổ và mỗi khi có chiến lợi phẩm thì đem về tổ cùng hưởng chung. Kiến Oecophylla smaragdina thì không tổ chức xã hội kiểu như vậy. Mọi hành vi kiếm mồi, chiến đấu, bảo vệ đều có tính chất tập đoàn rõ rệt. Kiến Myrmecocystus hy sinh thân mình thành một thùng chứa công cộng – thùng rượu kiến. Kiến Raptiformica lại có tập quán xấu là ‘chiếm hữu nô lệ’ để cả xã hội cùng tận dụng. Tất cả các cá thể kiến đều không có cánh. Cánh chỉ có trong lúc bay giao hoan phân đàn. Sau khi ghép đôi thì cánh rụng đi. Chúng phân chia ra các dạng lính, thợ Tất cả phương tiện giao thông sau này chỉ còn nhờ vào 6 cái chân nhỏ xíu. Kiến cũng thuộc bộ cánh màng (hymenoptera) nhưng mối lại thuộc một bộ khác gần gũi với bộ Gián (Blattidea). Tuy vậy do cùng có lối sống chui rúc dưới đất nên tổ chức xã hội của mối cũng giống hệt như kiến , chúng đều có vườn cấy nấm như nhau. Trong xã hội của kiến có 7 dạng khác nhau: Kiến đực là những con kiến có cơ quan sinh dục phát triển, phần ngực nở nang và có cánh. Đôi khi người ta cũng tìm thấy những con đực không có cánh sống trong tập đoàn của một số loài như Crematogaster atilannica. Những con đực này gần giống như hình dạng kiến thợ nhưng có dáng dấp của kiến đực có cánh. Người ta còn tìm được những con kiến thợ đực. Chúng hoàn toàn giống kiến thợ nhưng cơ quan sinh dục lại phát triển. Ở trong tập đoàn chúng làm hai nhiệm vụ vừa lao động, vừa hỗ trợ sinh sản. Kiến Chúa là những con cái có ngực nở nang và cánh phát triển. Sau lúc giao hoan phân đàn, cánh của kiến thường rụng đi. Nhiệm vụ của xã hội trao cho kiến chúa chủ yếu là sinh sản. Bởi vậy những đôi chân khoẻ, bộ mắt kép phát triển, đôi hàm to và chắc chỉ tồn tại lúc mới trưởng thành. Trong một tổ kiến, thường có chín đến mười con chúa. Kiến thợ là những con cái có cơ quan sinh sản kém phát triển. Chúng chiếm đa số trong xã hội kiến. Hình dạng con thợ rất thích ứng với lối sống hoạt động: chân chạy nhanh, các cơ quan cảm giác phát triển. Tất cả những cấu trúc kỳ lạ của các loài kiến chính là do nhóm chức năng này tạo nên. Hình 14b: Kiến đang ăn mồi bả Kiến lính là dạng phân hoá từ kiến thợ. Đầu kiến lính thường to khoẻ và phát triển rất mất cân đối so với thân của chúng. Phải chăng do hoạt động ngoài trời và phải bảo vệ cũng như công phá những vật lớn nên hàm của kiến lính là một công cụ như cái cưa, cái rìu của những người thợ rừng. Còn chức năng chiến đấu với kẻ thù do đội quân kiến thợ đảm nhiệm với những ngòi độc tinh vi và hữu hiệu. Dạng trung gian giữa kiến chúa và kiến thợ được gọi là «chúa thợ». Chúa thợ được hình thành trong các loài kiến hạ đẳng ký sinh để thay thế chúa chính thức. Đặc biệt ở kiến thuộc phân họ Dorylinae và Leptanillinae kiến chúa thợ được bồi dưỡng phát triển mạnh mẽ làm cho cơ thể nó biến đổi nhanh, khác xa lúc trưởng thành. Kiểu biến đổi thứ sinh này cũng có ở mối chúa. Sự phát triển cá thể của ong và kiến khác hẳn sự phát triển của mối: chúng phát triển theo kiểu «biến thái hoàn toàn». Sâu non của ong và kiến khác xa con trưởng thành và trong quá trình phát triển có giai đoạn nhộng. Nhộng của phần lớn ong, kiến là nhộng trần nên người ta có thể xem xét hình dạng và theo dõi sự biến đổi màu sắc của chúng một cách chi tiết. Nhộng là giai đoạn trứng thứ hai vì trong thời kỳ nhộng, cơ thể phát triển tiếp tục giai đoạn phôi còn lại. Chính trong giai đoạn này, tuỳ theo hướng phát triển mà con trưởng thành sẽ nở ra là con chúa hay con thợ. Trong hoạt động sống, côn trùng xã hội cũng như nhiều động vật khác thường có tuyến tiết các chất kích thích làm xuất hiện một số tập tính đặc trưng nhất định đối với các cá thể cùng loài mà theo đúng quy luật thì những tập tính đó sẽ không xuất hiện khi thiếu những chất đó. Những chất tiết này được gọi là chất kích thích tập tính. Ấu trùng kiến luôn luôn tiết chất kích thích các cá thể trưởng thành thực hiện chức năng nuôi dưỡng và chăm sóc chúng. Kiến thợ rất háu liếm chất kích thích tập tính do ấu trùng tiết lên vỏ cơ thể. Khi gặp điều kiện bất lợi như bị ánh sáng chiếu trực tiếp, khi nhiệt độ tăng cao, độ ẩm không khí giảm xuống ấu trùng của nhiều loài kiến liền ngừng tiết chất kích thích tập tính, với dấu hiệu đó chúng báo cho kiến thợ biết là điều kiện môi trường trở nên bất lợi. Kiến thợ liền di chuyển ấu trùng đến nơi khác có điều kiện thuận lợi hơn. Đến đây ấu trùng lại tiếp tục tiết chất kích thích tập tính. Vỏ cơ thể của tất cả các loài kiến đều có phủ lớp chất tiết do tuyến ngực tiết ra. Nhờ có chất tiết kích thích tập tính mà kiến nhận biết được các cá thể cùng tổ và khác tổ. Nhìn chung trong đời sống của kiến thì sự kích thích hoá học có vai trò quan trọng hơn yếu tố ánh sáng, âm thanh và các yếu tố khác. Hoạt động sống của tổ kiến , tổ mối hoặc ong được điều hoà nhịp nhàng nhờ khoảng mười chất tiết khác nhau. Những chất này hoặc tác động riêng lẻ hoặc tác động "tập thể" gây nên những tập tính đặc trưng cho từng loài. . những cấu trúc kỳ lạ của các loài kiến chính là do nhóm chức năng này tạo nên. Hình 14b: Kiến đang ăn mồi bả Kiến lính là dạng phân hoá từ kiến thợ. Đầu kiến lính thường to khoẻ và phát. con đực này gần giống như hình dạng kiến thợ nhưng có dáng dấp của kiến đực có cánh. Người ta còn tìm được những con kiến thợ đực. Chúng hoàn toàn giống kiến thợ nhưng cơ quan sinh dục lại. chức xã hội của mối cũng giống hệt như kiến , chúng đều có vườn cấy nấm như nhau. Trong xã hội của kiến có 7 dạng khác nhau: Kiến đực là những con kiến có cơ quan sinh dục phát triển, phần

Ngày đăng: 08/07/2014, 20:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan