1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chiến lược phát triển 2010-2020

10 224 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 148 KB

Nội dung

PGD&ĐT NÚI THÀNH CỘNG HOÀ XÃ HÔỊ CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc Số: 12 / KHCL- HTr 2010 Núi Thành, ngày 05 tháng 01 năm 2010. KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2010-2015 TẦM NHÌN 2020 I. GIỚI THIỆU VỀ NHÀ TRƯỜNG: Tên trước đây : -Trường Trung học Lý Tín ( 1965 -1974 ) -Trường PT cấp 2-3 Lý Tín ( 1975-1976 ) -Trường PTCS số 1 Tam Hiệp ( 1977-1988 ) -Trường PTCS Kim Đồng ( 1989-1997 ) Ngày 13 / 8 /1997 trường được đổi tên theo Quyết định số: 365 của Sở giáo dục và đào tạo Quảng nam, trường được mang tên: Trường THCS Kim Đồng ( từ đó đến nay 2010 ). Trường THCS Kim Đồng nằm trên địa bàn Khối III Thị trấn Núi Thành, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Trong thập kỷ qua nhà trường đang từng bước phát triển bền vững và ngày càng trưởng thành, một ngôi trường có chất lượng giáo dục toàn diện tốt. Năm học : 2006-2007 Trường đạt tập thể tiên tiến xuất sắc. UBND Tỉnh tặng cờ thi đua dẫn đầu phong trào thi đua các Trường THCS của ngành giáo dục và đào tạo tỉnh. Thủ Tướng Chính Phủ tặng bằng khen. UBND Tỉnh công nhận Trường trung học đạt chuẩn quốc gia. Trường luôn giữ vững danh hiệu trường trọng điểm của huyện và tập thể luôn đạt tập thể tiên tiến xuất sắc UBND tỉnh công nhận. Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trưòng giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn 2020 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động của lãnh đạo nhà trường trong tầm nhìn chiến lược. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của Trường THCS Kim Đồng là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị Quyết của Chính Phủ về đổi mới giáo dục phổ thông. Cùng các trường THCS xây dựng ngành giáo dục huyện phát triển theo kịp yêu cầu về kinh tế- xã hội của đất nước trong thời kỳ hội nhập. II. TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG: 1.Điểm mạnh: -Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường: 53 trong đó: Lãnh đạo : 3 - Giáo viên: 44 – Nhân viên: 5 -Trình độ chuyên môn: 100% đạt chuẩn, trong đó có 14 Đại học. -Công tác tổ chức quản lý của lãnh đạo nhà trường: Có tầm nhìn khoa học, sáng tạo. Kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế. Công tác triển khai kiểm tra, đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới. Được sự tin tưởng cao trong CBCC nhà trường. Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. -Đội ngũ CBCC: Nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường phát triển, chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. -Chất lượng học sinh: Năm học: 2008-2009 *Kết quả học lực năm học: 2008-2009 Tổng số học sinh HỌC LỰC Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 1031 219 21.2 362 35.1 390 37.8 59 5.7 1 0.1 *Xét TNTHCS: 272/272 đạt 100% *Kết quả hạnh kiểm năm học: 2008-2009 Tổng số học sinh HẠNH KIỂM Tốt Khá Trung bình Yếu SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 1031 771 74.8 176 17.1 66 6.4 18 1.7 * Thi học sinh giỏi huyện đạt: -65 giải trong đó có 58 giải về văn hoá, 7 giải về TDTT * Thi học sinh giỏi cấp tỉnh: -Đạt 8 giải về văn hoá: 2 giải nhì, 5 giải 3, 1 giải khuyến khích. * CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ THIẾT BỊ TT Tên Số lượng Diện tích (m2) Các trang bị bên trong 1 Phòng học 14 588 Đủ các trang bị bên trong 2 Phòng nghe nhìn 1 42 2 máy chiếu,1 đầu đĩa,1 cát- sét,1 ti vi. 3 Phòng nhạc 1 48 3 đàn ọc-gan, 6 đàn ghi ta . 4 Phòng tin 1 42 18 máy vi tính 5 Phòng thực hành Hoá 1 60 1 kho và đủ trang bị 6 Phòng thực hành sinh 1 48 Đủ trang thiết bị 7 Phòng thực hành lý 1 60 1 kho và đủ trang bị 8 Phòng thiết bị 1 60 Đủ trang thiết bị 9 Phòng kho thư viện 1 21 Đủ đầu bản sách 10 Phòng đọc GV 1 21 Đủ bàn ghế 11 Phòng đọc HS 1 42 Đủ bàn ghế 12 Phòng hội đồng 1 60 Đủ bàn ghế,bảng 13 Hội trường 1 120 Tạm đủ bàn ghế, âm thanh,trang trí. 14 Các phòng làm việc 6 102 Đủ trang thiết bị 15 Khuôn viên trường 1 14.992 Có tường rào ,cổng ngõ. 16 Khu TDTT 2 1300 Khu A: Sân chạy,sân nhảy xa, nhảy cao, sân bóng đá mi ni.Khu B :1 sân bóng chuyền, 2 sân cầu lông. 17 Phòng trực 2 34 Đủ trang bị 18 Phòng kho TD 1 17 Đủ trang bị 19 Phòng Xử lý nước uống tinh lọc 1 34 Đảm bảo về vệ sinh và vi sinh 1/Khuôn viên trường: Là một khu riêng biệt, có tường rào, cổng ngõ, biển tên, tất cả các khu bên trong được bố trí thích hợp, luôn sạch đẹp. 2/Cơ cấu các khối công trình gồm: a.Khu phòng học và phòng thực hành bộ môn: -Có 14 phòng học kiên cố, học 2 ca, bên trong trang bị đầy đủ theo đúng tiêu chuẩn, đủ ánh sáng, thoáng mát. b. Khu vệ sinh : Có 2 công trình vệ sinh, dành riêng phục vụ học sinh (nam , nữ ). 1 công trình vệ sinh, phục vụ giáo viên. Tất cả được xây dựng kiên cố, đảm bảo vệ sinh môi trường . Cơ sở vật chất bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu dạy- học trong giai đoạn hiện tại ( Tuy nhiên chưa đồng bộ, bàn ghế học sinh, trang thiết bị phục vụ dạy - học chất lượng còn thấp) . *Thành tích : - Năm học: 2005-2006: Trường tiên tiến xuất sắc, đạt tập thể tiên tiến xuất sắc. - Năm học: 2006-2007: Trường Tiên tiến xuất sắc, đạt tập thể tiên tiến xuất sắc. - Năm học: 2007-2008: Trường Khá ( 1 giáo viên vi phạm sinh đẻ kế hoạch). - Năm học: 2008-2009: Trường Tiên tiến xuất sắc, đạt tập thể tiên tiến xuất sắc. 1. Điểm hạn chế: -Tổ chức quản lý của lãnh đạo nhà trường: + Chưa có quyền tuyển chọn giáo viên, phó hiệu trưởng, nhân viên. +đánh giá chất lượng chuyên môn của giáo viên còn mang tính động viên, chưa thực chất, phân công công tác chưa phù hợp với khả năng chuyên môn của một số giáo viên. ( Bằng cấp chuyên môn nhưng không giảng dạy môn đó được) . -Đội ngũ giáo viên, nhân viên: Một bộ phận nhỏ chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu giảng dạy, hoặc quản lý giáo dục học sinh. -Chất lượng học sinh: 5-7% về ý thức học tập và rèn luyện chưa tốt. -Cơ sở vật chất: Chưa đồng bộ, chưa hiện đại, bàn ghế chất lượng thấp, các phòng làm việc nhỏ, hẹp, mùa hè quá nóng. Trang thiết bị dạy-học chưa đáp ứng được yêu cầu. 3.Cơ hội: -Đa số CB-GV được đào tạo cơ bản, có kỹ năng sư phạm khá, tốt. -Đã được sự tín nhiệm của học sinh và phụ huynh trong khu vực, nhu cầu giáo dục chất lượng cao ngày càng tăng. -Được sự quan tâm đặc biệt của các cấp:Ngành GD, huyện và địa phương. 4. Thách thức: - Chất lượng đội ngũ phải yêu cầu đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. - Yêu cầu CBCC phải biết ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, trong công tác, khả năng sáng tạo, làm việc khoa học, trình độ ngoại ngữ trong cán bộ, giáo viên, nhân viên. -Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và xã hội trong thời kỳ hội nhập. -Môi trường sống ngoài xã hội có nhiều phức tạp và học sinh dễ bị sa ngã. 5.Các vấn đề ưu tiên cần giải quyết: - Nâng cao chất lượng đội ngũ của cán bộ- giáo viên- nhân viên. -Mỗi CBCC phải năng động, sáng tạo, biết ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và công tác. 100% giáo viên soạn được giáo án và bài giảng điện tử, sử dụng Internet thành thạo. - Tìm kiếm, huy động các nguồn lực từ bên ngoài để xây dựng cảnh quan sư phạm. -Tăng cường hơn nữa trong đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh. -Tạo môi trường học tập đảm bảo, xây dựng tốt trường học thân thiện, giảm tỉ lệ học sinh bỏ học và hạnh kiểm trung bình, yếu. -Trang bị phòng máy vi tính theo hướng hiện đại, có kết nối Internet để GV- HS học tập trực tuyến hoặc tìm kiếm thông tin phục vụ cho học tập và công tác III. TUYÊN BỐ: TẦM NHÌN- SỨ MẠNG –GIÁ TRỊ: 1. Tuyên bố : Tầm nhìn: “Trường hàng đầu của huyện về chất lượng giáo dục toàn diện Nơi hội tụ nhân tài – Nơi ươm mầm phát triển Mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển tài năng và tư duy sáng tạo.” 2. Tuyên bố : Sứ mạng: “ Xây dựng được môi trường học tập về nề nếp, kỷ cương có chất lượng giáo dục cao để mỗi học sinh đều trở thành người thành đạt.” 3. Tuyên bố : Giá trị cốt lõi : Đoàn kết - Trách nhiệm - Sáng tạo - Chất lượng Trung thực - Công bằng - Hợp tác - Nhân văn IV. MỤC TIÊU- CHỈ TIÊU – PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG: 1. Mục tiêu: Xây dựng nhà trường có chất lượng giáo dục toàn diện tốt, cảnh quan sư phạm ngày càng :Xanh- sạch- đẹp, tạo dựng được môi trường học tập thân thiện, Đầu tư trang thiết bị dạy học đầy đủ tiện nghi và nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng được nhu cầu của thời đại. 1.1. Các mục tiêu tổng quát: * Mục tiêu ngắn hạn (đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục): Đến năm 2012, Trường THCS Kim Đồng đạt chuẩn chất lượng giáo dục và được biết đến là một trường THCS năng động, có tầm nhìn và quyết tâm phát triển cao. * Mục tiêu trung hạn (phát triển thương hiệu): Đến năm 2015, trường THCS Kim đồng được xếp hạng trường THCS chất lượng cao của toàn huyện . * Mục tiêu dài hạn (khẳng định thương hiệu): Đến năm 2020, trường THCS Kim Đồng được xếp hạng trường THCS chất lượng cao của toàn tỉnh 1.2. Các mục tiêu cụ thể + Mục tiêu ngắn hạn: Đến năm 2012, Trường THCS Kim Đồng phấn đấu được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. + Mục tiêu trung hạn: Đến năm 2015, Trường THCS Kim Đồng phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục, đạt thương hiệu trường trọng điểm chất lượng cao của huyện Núi Thành. + Mục tiêu dài hạn: Đến năm 2020, Trường THCS Núi Thành phấn đấu đạt được các mục tiêu sau: - Chất lượng giáo dục được khẳng định - Thương hiệu nhà trường được nâng cao. - Đạt thương hiệu trường trọng điểm chất lượng cao của Tỉnh Quảng Nam. - Đạt trường chuẩn quốc gia bậc trung học giai đoạn 2011-2020 2. Chỉ tiêu: 2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên: -Giáo viên nam dưới 50 tuổi, nữ dưới 45 tuổi, cán bộ quản lý, nhân viên đều sử dụng thành thạo máy vi tính, số tiết dạy giáo viên sử dụng giáo án điện tử trên 20%. - Giáo viên 40% trở lên có trình độ trên chuẩn. - Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý được đánh giá khá- tốt 100% - Giáo viên và nhân viên về chuyên môn được đánh giá khá - tốt 80% -Cán bộ quản lý, giáo viên sử dụng thành thạo 1 ngoại ngữ 20%. 2.2 Học sinh: - Qui mô: + Lớp học : Đến 2020: 20 – 22 lớp + Học sinh: Đến 2020: Từ 830- 900 học sinh. -Chất lượng học tập: Hằng năm + Khá- Giỏi: 50% - Yếu – kém : <, = 5% -Chất lượng hạnh kiểm: Hằng năm + Khá - Tốt: 95% - Trung bình: 5 % (không có kém.) -Chất lượng phong trào mũi nhọn: Hằng năm + Đoạt giải cấp huyện : 50 giải trở lên. + Đoạt giải cấp tỉnh : 5 giải trở lên. +Đoạt giải cấp quốc gia : 1 2.3 Cơ sở vật chất: -Xây dựng mới 1 phòng thực hành sinh, 1 phòng làm việc, 1 phòng thiết bị, 1 nhà thể dục. -Phòng tin, trang bị nâng cấp theo hướng hiện đại có kết nối Internet. -Xây dựng trang bị 2- 3 phòng dạy học máy chiếu điện tử. -Xây dựng môi trường sư phạm, cảnh quan sư phạm : Xanh, sạch, đẹp. -Trang bị Phòng họp hội đồng đầy đủ tiện nghi. 3. Phương châm hành động: Giáo dục toàn diện : “ Uy tín - Chất lượng - Hiệu quả.” V. CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG. 1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh. Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn, giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản. Người phụ trách: Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng phụ trách tổ chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên bộ môn. 2. Xây dựng và phát triển đội ngũ. Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ Tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp nhau cùng tiến bộ. Người phụ trách: Hiệu trưởng, P.Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn 3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục. Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài. Người phụ trách: Hiệu trưởng, c¸n bé phụ trách cơ sở vật chất, kế toán, nhân viên thiết bị. 4. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy, x©y dùng thư viện điện tử…Góp phần x©y dùng trêng häc ®iÖn tö. Động viên cán bộ, giáo viên, CNV tự học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng để sử dụng được máy tính phục vụ cho công việc. Người phụ trách: Phó Hiệu trưởng, nhãm c«ng nghệ thông tin. 5. Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục. - Xây dựng nhà trường văn hoá, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, CNV. - Huy động được các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển Nhà trường. + Nguồn lực tài chính: Ngân sách Nhà nước. Ngoài ngân sách “ Từ xã hội, PHHS…” + Nguồn lực vật chất: Khuôn viên nhà trường, phòng học, phòng làm việc và các công trình phụ trợ.Trang thiết bị giảng dạy, công nghệ phục vụ dạy - học. Người phụ trách: Hiệu trưởng, Hội đồng trường, BCH Công đoàn, Hội CMHS. 6. Xây dựng thương hiệu - Xây dựng thương hiệu và tín nhiệm của xã hội đối với nhà trường. - Xác lập tín nhiệm thương hiệu đối với từng cán bộ giáo viên, CNV, học sinh và PHHS. - Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng truyền thống nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của nhà trường. VI.TỔ CHỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH : 1. Phổ biến kế hoạch chiến lược Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, CNV nhà trường, cơ quan chủ quản, PHHS, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường. 2. Tổ chức Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường. 3. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược - Giai đoạn 1: Từ năm 2010– 2012 - Giai đoạn 2: Từ năm 2012 - 2015 - Giai đoạn 3: Từ năm 2015 – 2020 4. Đối với Hiệu trưởng Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, CNV nhà trường. Thành lập Ban Kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học.Cụ thể : -Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt lộ trình thực hiện KHCL chung cho toàn trường. Tổ chức đánh gía thực hiện kế hoạch hành động hằng năm và thực hiện kế hoạch chiến lược của toàn trường theo từng giai đoạn phát triển. 5. Đối với Phó Hiệu trưởng Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục. 6. Đối với tổ trưởng chuyên môn Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch. -Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể từng năm, trong đó mỗi hoạt động cần nêu rõ mục tiêu cần đạt, kết quả, hiệu quả, tác động, thời gian thực hiện, các nguồn lực thực hiện và người chịu trách nhiệm. -Tổ chức và phân công thực hiện hợp lý cho các thành viên phù hợp với trách nhiệm, quyền hạn và nguồn lực. -Chủ động tham mưu xây dựng các dự án phát triển của tổ chuyên môn. 7. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, CNV Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch. 8.Hội cha mẹ học sinh: -Hổ trợ tài chính, cơ sở vật chất, cùng với nhà trường tuyên truyền vận động các bậc phụ huynh thực hiện một số mục tiêu của kế hoạch chiến lược. 9.Đối với học sinh: Không ngừng học tập, tích cực tham gia hoạt động để sau khi tốt nghiệp THCS có kiến thức, kỹ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu xã hội, tiếp tục học THPT hoặc học nghề. Ra sức rèn luyện đạo đức để trở thành người công dân tốt. 10.Các tổ chức đoàn thể trong trường: -Hằng năm xây dựng chương trình hành động, thực hiện các nội dung liên quan trong vấn đề thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường. -Tuyên truyền, vận động mọi thành viên của tổ chưc mình thực hiện tốt các nội dung chiến lược và bổ sung những nội dung phù hợp để thực hiện tốt kế họch chiến lược phát triển nhà trường trong từng giai đoạn. VII. Kiến nghị với các cơ quan hữu trách: *Đối với PGD&ĐT Huyện Núi Thành: + Phê duyệt Kế hoạch chiến lược và “ Bảo lãnh” cho trường trong thực hiện nội dung theo đúng kế hoạch các hoạt động nhà trường phù hợp với chiến lược phát triển. +Hổ trợ, hướng dẫn về cơ chế, chính sách, tài chính và nhân sự để thực hiện các mục tiêu của kế hoạch chiến lược. *Đối với UBND Thị trấn Núi Thành và UBND Huyện Núi Thành: Hổ trợ tài chính hoạt động, xây dựng các phòng theo qui định chuẩn trường THCS của BGD&ĐT ( Hiện tại còn thiếu) để nhà trường thực hiện tốt kế hoạch chiến lược. HIỆU TRƯỞNG Trần Đình Nghĩa CƠ QUAN CHỦ QUẢN PHÊ DUYỆT: PHÒNG GD&ĐT NÚI THÀNH . nhận. Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trưòng giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn 2020 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, . chức Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình. hoạch chiến lược phát triển nhà trường. -Tuyên truyền, vận động mọi thành viên của tổ chưc mình thực hiện tốt các nội dung chiến lược và bổ sung những nội dung phù hợp để thực hiện tốt kế họch chiến

Ngày đăng: 08/07/2014, 20:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w