1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Viêm xoang sàng cấp docx

5 375 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 175,56 KB

Nội dung

Viêm xoang sàng cấp Xoang sàng có sớm nhất, ngay từ khi đẻ ra nên ở trẻ nhỏ, nhất là ở tuổi nhũ nhi (dưới 12 tháng, còn bú) rất dẽ bị xoang sàng cấp. Trẻ bị viêm xoang sàng cấp do bị viêm mũi nhiễm khuẩn, đặc biệt trong các trường hợp nhiễm khuẩn lây như viêm mũi do cúm. Thường gặp viêm xoang cấp mủ và đặc biệt viêm xoang sàng cấp mủ xuất ngoại có thể đưa đến các biến chứng nguy hiểm ở mắt, não, … và ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ (gây sẹo rám ở mặt) đòi hỏi các bậc cha mẹ và thầy thuốc lưu ý phát hiện sớm và điều trị tích cực. Viêm xoang sàng cấp mủ Trẻ nhỏ sau vài ngày bị viêm nhiễm đường hô hấp trên, nhất là sau viêm mũi do cúm với các triệu chứng thường gặp ở mũi như: - Ngạt, tắc mũi thường cả hai bên, rõ rệt gây khó thở, quấy khóc, ngủ kém, … - Chảy mũi thường là mũi nhầy, hoặc mũi mủ đặc, bẩn. - Có thể kèm theo ho, dễ nôn, chớ. - Với trẻ càng nhỏ (dưới 12 tháng tuổi) do mảnh xưởng phân cách xoang sàng với ổ mắt rất mỏng được gọi là xương giấy (mỏng như tờ giấy) nên các dấu hiệu ở mắt rất quan trọng, cần được đặc biệt lưu ý phát hiện. - Đầu tiên thấy góc trong trên hốc mắt bị nề, sưng, ấn đau, sau lan ra gây nề, đỏ mi mắt trên rồi đến mi mắt dưới gây sụp mi nhẹ, trẻ mở mắt bên viêm không được to, dầy mủ như bên kia. Đồng thời mắt bị viêm đỏ, chảy nước mắt nhiều. Trong những ngày này trẻ sốt cao, thể trạng nhiễm trùng, quấy khóc nhiều. Cần được đưa đi khám tại mũi họng và theo dõi, điều trị tích cực tránh bị viêm xoang xuất ngoại. Viêm xoang sàng xuất ngoại Viêm xoang sàng xuất ngoại là thể nặng, nguy hiểm do viêm xoang sàng cấp mủ không được phát hiện, điều trị đúng đưa tới, đặc biệt với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. a. Các dấu hiệu ở mắt là cơ bản: - Sau 1, 2 ngày góc trong hốc mắt sưng to, rõ ,ấn thấy mềm, đau rõ, mi mắt nề, căng, đỏ làm mở mắt khó. Chảy nước mắt giàn giụa, thường gai trong, mi mắt có dính như mủ. - Tiếp đó hoặc góc trong hốc mắt sưng phồng, căng và vỡ thành lỗ rõ mủ theo đó chảy ra ngoài, lỗ rõ ngày càng rộng và có xu hương làm da ở quanh bị sẹo dúm. Mủ từ xoang sàng cũng có thể theo lỗ rõ ở sàng hơn (rò xoang sàng ở mắt) cào trong hay sau bao ở mắt làm nhãn cầu bị đẩy lỗi ra ngoài, ấn trên nhãn cầu thấy cứng, gây đau rõ rệt. Hoặc gây viêm tấy cả ở mắt: mắt hơi lồi. vận động, liếc mắt qua lại bị hạn chế và có thể bị mất hẳn; mắt bị đỏ, nổi mạch, phản xạ mắt bị giảm rõ, đồng từ mắt bị giảm, nhìn bị chói và mờ đi rõ rệt. b. Các biến chứng: Viêm xoang sàng cấp mủ, đặc biệt viêm xoang sàng xuất ngoại ngoài biến chứng ở mắt đã nếu còn dễ đưa tới các biến chứng hiểm ngoài khác. - Viêm phế quản, viêm phối cấp; các biến chứng đường hô hấp dưới (khí, phế quản, phổi) là thường gặp: Trẻ sốt cao, với trẻ nhỏ, còn bú thường kèm ỉa chảy. Ho nhiều, có nhiều đờm, mủ nên dễ gây sặc, chớ, tím tái. Thở nhanh, nông, có tiếng khò khè hay tiếng rít; nằm khó thở nên trẻ thường đòi bé vác, ngồi dậy. Với trẻ có cơ địa hẹn, V.A quá phát dễ xuất hiện viêm phế quản co thắt, các cơn hen tăng nặng hơn. - Các biến chứng nội sọ: cần được theo dõi, phát hiện kịp thời: + Viêm màng não: trẻ càng nhỏ càng dễ bị viêm màng não hoặc phản ứng màng não do mạch của xoang sàng liên quan trực tiếp đến mạch máu màng não. Khi thấy trẻ sốt cao 39 – 40 0 C. có cơn co giật, cứng gáy, ưỡn người cứng; thóp phồng căng, nôn nhiều, có rối loạn tiêu hóa cần nghĩ tới. + Viêm tĩnh mạch xoang hay trong não: các tĩnh mạch xoang sàng trực tiếp đổ vào xoang hang nên cần được lưu ý. Trẻ ngoài các triệu chứng thấy sốt cao 40 – 41 0 , có cơn rét run, mi mắt và cả vùng trán tiếp cận nề, đỏ, có nổi các mạch máu. - Rò, dúm mí mắt; khi viêm xoang sàng xuất ngoại bị rò ra ngoài do vùng góc trong, mi dưới hốc mắt, nếu không được phẫu thuật lấy bỏ xương viễm lỗ rò sẽ bị mở rộng, kéo dàu gây co dúm không chỉ ảnh hưởng rõ rệt đến thẩm mỹ mà mi dưới bị co dúm làm mắt không khép được thật kín, làm ảnh hưởng rõ rệt đến sức nhìn. Nếu rò xoang sàng – ổ mắt có thể đưa tới viêm tấy mủ ở mắt, hỏng mắt, mất thị lực, có khi phải khoét bỏ ổ mắt. Lỗ rò xoang sàng cũng có thể gây viêm tấy mủ túi lệ, viêm tắc ống lệ trong(dẫn nước mắt xuống hốc mũi), gây tắc hoặc trào nước mắt quá nhiều ảnh hưởng đến chức năng mắt. Cách xử trí 1. Khi có viêm mũi cấp thấp nhất là do nhiễm khuẩn lây thấy chảy mũi mủ một bên nhiều, đặc; góc trong mắt – rit mũi một bên sưng nề, ấn đau càn được khám tai mũi họng để phát hiện viêm xoang sàng cấp mủ. 2. Khi bị viêm xoang sàng cấp mủ cần được theo dõi điều trị đùng để ngăn chặn và phát hiện sớm viêm xoang sàng xuất ngoại (đặc biệt lưu ý trẻ dưới 2 tuổi) tránh đưa tới viêm xoang xuất ngoại có rò và các biến chứng khác. 3. Điều trị viêm xoang sàng cấp mủ ở trẻ nhỏ cần thực hiện tốt các nguyên tắc: - Dùng kháng sinh mạnh: phổ rộng, liều cao, tùy theo tình trạng trẻ cho uống hay tiêm hoặc phối hợp liên tục, nhiều ngày. - Luôn đảm bảo mũi được thông thoáng, dẫn lưu tốt, hút sạch mủ ứ đọng trong mũi hằng ngày. - Khi có dấu hiệu xuất ngoại cần chọc hút hoặc kích thích dẫn lưu ổ mủ xuất ngoại ngay tránh để vở ổ mủ thành lỗ rò ra ngoài da vùng mắt hay rò vào ổ mắt. - Luôn cảnh giác, phát hiện sớm và điều trị tích cực trước các biến chứng đặc biệt viêm phế quản – phổi và viêm màng não. Kết hợp với mắt khi viêm xoang sàng đã bị xuất ngoại hay thành lỗ rò. Sư tầm / Thuốc gia truyền Bảo Phúc . Viêm xoang sàng cấp Xoang sàng có sớm nhất, ngay từ khi đẻ ra nên ở trẻ nhỏ, nhất là ở tuổi nhũ nhi (dưới 12 tháng, còn bú) rất dẽ bị xoang sàng cấp. Trẻ bị viêm xoang sàng cấp do bị viêm. theo dõi, điều trị tích cực tránh bị viêm xoang xuất ngoại. Viêm xoang sàng xuất ngoại Viêm xoang sàng xuất ngoại là thể nặng, nguy hiểm do viêm xoang sàng cấp mủ không được phát hiện, điều. biến chứng: Viêm xoang sàng cấp mủ, đặc biệt viêm xoang sàng xuất ngoại ngoài biến chứng ở mắt đã nếu còn dễ đưa tới các biến chứng hiểm ngoài khác. - Viêm phế quản, viêm phối cấp; các biến

Ngày đăng: 08/07/2014, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w