1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Bệnh viêm xoang (Kỳ 3) docx

6 218 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 113,89 KB

Nội dung

Bệnh viêm xoang (Kỳ 3) Điều trị Tự chăm sóc tại nhà Những biện pháp chăm sóc tại nhà có thể giúp thông xoang và làm chúng bớt khô.  Tăng cường dẫn lưu: o Uống nhiều nước và nước uống có gas. Trà nóng cũng thường được khuyên dùng. o Hít hơi nước từ 2 đến 4 lần/ngày bằng cách nghiêng đầu trên chén nước sôi nấu chín (không phải lúc nó đang ở trên bếp lò) hoặc dùng máy tạo hơi nước và đồng thời phải phủ khăn trùm lên đầu và chén nước để ngăn hơi nước thoát ra ngoài. Hít hơi nước trong khoảng 10 phút. Có thể thêm vào các dược phẩm có chứa bạc hà vào nước để giúp thông đường thở.  Giảm tiết dịch: thuốc long đàm có tác dụng hỗ trợ tống xuất dịch từ phổi và đường thở. Nó giúp làm loãng dịch tiết giúp cho quá trình dẫn lưu từ các xoang được dễ dàng hơn. Thông dụng nhất là guaifenesin (chứa Robitussin).  Giảm đau: các thuốc giảm đau như ibuprofen (Motrin và Advil), aspirin và acetaminophen có thể giảm đau và giảm viêm. Những loại thuốc này giúp thông đường thở bằng cách giảm sưng. Điều trị Mục đích chính trong điều trị viêm xoang bao gồm: giảm sưng hoặc viêm của đường thở và xoang, hạn chế nhiễm trùng, tăng dẫn lưu từ các xoang và giữ cho các xoang được thông. Dùng thuốc Kháng viêm: Tế bào máu và các tế bào của màng niêm mạc trong các xoang bình thường có thể chống lại các yếu tố lạ xâm nhập từ bên ngoài. Tuy nhiên khi sự tấn công của virus và vi khuẩn trở nên quá mức, cùng với sự suy giảm hệ thống miễn dịch hoặc phản ứng dị ứng dẫn đến kết quả là viêm xoang. Với một phương pháp trị liệu thích hợp, một viêm nhiễm ngắn hạn có thể được điều trị hiệu quả. Do những yếu tố lạ gây ra nhiều phản ứng khác nhau trên cơ thể, nhiều phương thức trị liệu có thể được áp dụng để điều trị triệu chứng viêm. Những thuốc làm thông mũi giúp giảm ách tắc ở đường thở cần thiết sử dụng để điều trị ban đầu giúp giảm triệu chứng.  Các dạng thuốc xịt mũi như Afrin, Neo-Synephrine, Naphcon Forte, Otrivin có tác dụng nhanh nhất (từ 1 cho đến 3 phút). Tuy nhiên, không nên sử dụng chúng quá 3 ngày vì nó sẽ trở nên kém hiệu quả hơn và cần phải sử dụng với tần suất cao hơn để có hiệu quả tương tự với những ngày đầu. Đáng tiếc là có nhiều người lạm dụng thuốc xịt để làm giảm triệu chứng nghẹt mũi của họ và kết quả là trở nên phụ thuộc thuốc để có thể thở dễ dàng hơn. Để làm giảm sự phụ thuộc thuốc là một quá trình khó khăng bao gồm việc sử dụng thay thế các loại thuốc thông mũi bằng đường uống, nước muối, thuốc xịt steroid hoặc kết hợp các loại trên.  Các loại thuốc thông mũi đường uống (thuốc viên hoặc thuốc nước) chứa thành phần pseudoephedrine orphenylephrine active. Các tiệm thuốc có rất nhiều loại thuốc dạng này và chúng đều có cùng một tác dụng tương tự nhau, do đó giá cả sẽ là yếu tố quyết định. Những loại thuốc gốc sẽ đắt hơn nhưng chúng sẽ phóng thích chậm hơn, do đó số lần uống sẽ ít hơn. Hàng generic thì rẻ hơn và cần phải uống sau mỗi 4 đến 6 tiếng. Tác dụng của nó chậm hơn so với thuốc xịt. Thông thường, thuốc uống có tác dụng kéo dài trong khoảng 30 đến 60 phút. Thuốc uống có thể kém hiệu quả hơn nếu được sử dụng lâu dài. Thuốc tuy có tác dụng phụ nhưng hầu như là không nặng nề bằng thuốc xịt.  Cả thuốc thông mũi đường uống và đường hít đều có tác dụng phụ, bao gồm những kích thích làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp, mất ngủ, căng thẳng, lo lắng, run giật, khô miệng, nhìn mờ và nhức đầu. Còn có thể bao gồm cả khó tiểu. Do đó những bệnh nhân có tiền sử bệnh tim, cao huyết áp, lo âu hoặc các bệnh về đường niệu cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Ngoài ra, kết hợp thuốc thông mũi với những loại thuốc khác có cùng tác dụng phụ sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Chống nhiễm trùng Mục tiêu điều trị chính là dùng kháng sinh để quét sạch vi khuẩn ra khỏi các xoang. Điều này giúp ngăn ngừa các biến chứng, làm nhẹ bớt triệu chứng, và giảm nguy cơ tiến triển thành viêm xoang mạn.  Trong trường hợp viêm xoang cấp, đối với những ca không phức tạp thì penicillin được sử dụng- thường nhất là amoxicillin (như Amoxil, Polymox hoặc Trimox). Kháng sinh này có hiệu quả cao trên những vi khuẩn thường gặp và thường là không đắt. Tác dụng phụ chủ yếu của amoxicillin là dị ứng (sưng họng, nổi mề đay) và rối loạn dạ dày.  Những người dị ứng với penicillin có thể sử dụng thuốc có chứa sulfur là trimethoprim/sulfamethoxazole hoặc TMP/SMX (như Bactrim, Cotrim, Septra). Không khuyên dùng đối với những người dị ứng với sulfur.  Những người đã từng được điều trị viêm xoang cấp một vài lần hoặc đang bị viêm xoang mạn có thể đã trở nên kháng thuốc đối với amoxicillin và TMP/SMX. Những loại penicillin tổng hợp mới như Augmentin, Ceftin và Lorabid có thể có tác dụng trên hầu hết các loại vi khuẩn kháng thuốc gây viêm xoang.  Lạm dụng những kháng sinh phổ rộng sẽ dẫn đến tình trạng vi khuẩn kháng hầu hết các loại kháng sinh hiệu quả hiện thời. Do đó nên sử dụng những kháng sinh đơn giản trước như amoxicillin cho đúng liều (14-21 ngày). Nguyên tắc cơ bản số một là sử dụng kháng sinh cho đến khi hết triệuc hứng và tiếp tục dùng kháng sinh cho đến 1 tuần sau đó. Tăng dẫn lưu Các biện pháp chăm sóc tại nhà giúp thông xoang và làm ẩm xoang có thể giúp tăng dẫn lưu. Xem thêm phần tự chăm sóc tại nhà để biết cách tăng lượng dịch đi vào, hít hơi nước và sử dụng thuốc long đàm và giảm đau. Nếu viêm xoang do dị ứng với môi trường bên ngoài, cần phải thêm kháng histamin để giúp giảm sưng lớp niêm mạc. Các dị nguyên kích thích bạch cầu trong máu và trong mô phóng thích histamin đi vào hệ tuần hoàn. Điều này làm cho dịch di chuyển từ mạch máu đi vào mô của các đường thở trong mũi dẫn đến triệu chứng nghẹt mũi.  Kháng histamin dạng xịt không còn được khuyến khích sử dụng vì nó làm khô và dày lớp niêm mạc làm cản trở quá trình lưu thông.  Các loại kháng histamin như fexofenadine (Allegra), loratadine (Claritin) hoặc desloratadine (Clarinex) có vẻ như không làm khô niêm mạc. Nếu triệu chứng nghẹt mũi nặng nề, có thể thêm các thuốc làm thông mũi như Allegra- D hoặc Claritin-D) . trong điều trị viêm xoang bao gồm: giảm sưng hoặc viêm của đường thở và xoang, hạn chế nhiễm trùng, tăng dẫn lưu từ các xoang và giữ cho các xoang được thông. Dùng thuốc Kháng viêm: Tế bào. Bệnh viêm xoang (Kỳ 3) Điều trị Tự chăm sóc tại nhà Những biện pháp chăm sóc tại nhà có thể giúp thông xoang và làm chúng bớt khô.  Tăng cường. vi khuẩn ra khỏi các xoang. Điều này giúp ngăn ngừa các biến chứng, làm nhẹ bớt triệu chứng, và giảm nguy cơ tiến triển thành viêm xoang mạn.  Trong trường hợp viêm xoang cấp, đối với những

Ngày đăng: 10/07/2014, 09:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN