Những điều cần biết về bệnh Viêm xoang (Kỳ 2) V. Làm sao biết bị viêm xoang? Viêm xoang có khi rất khó phát hiện, nhưng có khi lại rất dễ phát hiện. Định bệnh viêm xoang dựa trên triệu chứng của bệnh, dựa trên Xquang và dựa trên kết quả xét nghiệm tìm vi khuẩn. A. Triệu chứng Có tất cả 5 triệu chứng chính: 1. Đau nhức: vùng bị nhức tùy theo xoang bị viêm: a. Xoang hàm: nhức vùng má. b. Xoang trán: nhức giữa 2 lông mày. Có giờ nhất định, thường là 10 giờ sáng. c. Xoang sàng trước: nhức giữa 2 mắt. d. Xoang sàng sau, xoang bướm: nhức trong sâu, nhức vùng gáy. 2. Chảy mũi: a. Viêm dị ứng: chảy mũi trong rất nhiều. b. Viêm do vi khuẩn: chảy mũi đục, có khi như mủ. Viêm các xoang trước, chảy ra mũi trước. Viêm các xoang sau, chảy vào họng. 3. Nghẹt mũi: Đây là triệu chứng vay mượn của mũi. Có thể nghẹt 1 bên, có thể nghẹt cả 2 bên. 4. Ngứa mũi: Dị ứng mũi xoang. 5. Điếc mũi: Ngửi không biết mùi. Thưòng là viêm nặng, phù nề nhiều, mùi không len lỏi lên đến thần kinh khứu giác. Viêm xoang khó phát hiện: không có các triệu chứng trên, hoặc chỉ có một triệu chứng đơn độc mà thôi. Viêm xoang dễ phát hiện: có ít nhất 3 triệu chứng trên. Trường hợp đặc biệt: viêm xoang hàm do răng. Chỉ xoang hàm một bên viêm nặng mà thôi do vi khuẩn từ sâu răng đưa vào xoang. Mủ chảy vào mũi, rất hôi. B. Xquang Xquang cổ điển, rẻ tiền, dễ định bệnh trong trường hợp viêm nặng. Khó định bệnh trong trường hợp trung bình và nhẹ vì trong tư thế này có khá nhiều hình ảnh giả. Xquang cắt lớp điện toán (CT) tốn kém nhưng rất chính xác từ ly một. C. Tìm vi khuẩn Lấy dịch trong xoang viêm (khó), tìm vi khuẩn kháng sinh đồ. Điều trị kháng sinh theo kháng sinh đồ. VI. Biến chứng A. Biến chứng gần: vi khuẩn lan chung quanh - Viêm thị thần kinh - Viêm họng, viêm amiđan. - Viêm thanh quản, phế quản phế viêm. - Rối loạn tiêu hóa. B. Biến chứng xa: vi khuẩn theo đưòng máu, biến chứng rất nặng. - Viêm màng não - Nhiễm trùng huyết. VII. Điều trị viêm xoang như thế nào? Có nhiều phương pháp điều trị viêm xoang: A. Nội khoa: kháng sinh, giảm đau, co mạch, chống dị ứng. B. Thủ thuật: xông mũi xoang, kê kê, chọc rửa xoang. C. Phẫu thuật: 1. Phẫu thuật cổ điển: mổ nạo xoang bằng dao, khoan. 2. Phẫu thuật nội soi: phẫu thuật nhìn thấy tận nơi. Kết quả: khỏi, giảm triệu chứng, tái phát. Cấp: dễ khỏi bệnh: Mạn: dễ tái phát VIII. Sai lầm thường gặp trong điều trị viêm xoang là gì? Việc sai lầm trong điều trị viêm xoang là điều trị không triệt để, đặc biệt là đối với những dạng xoang không rõ nét. Bệnh nhân cho là viêm mũi do cảm cúm, điều trị qua loa với vài viên kháng sinh, giảm đau, chống dị ứng. Bệnh có chiếu hướng giảm, nhưng lại tái phát. Nhiều bệnh nhân nghe theo lời các thầy chữa bệnh theo kinh nghiệm mà thổi thuốc vào hốc mũi để trị viêm xoang. Thuốc vào gây co mạch, bệnh nhân bớt nghẹt mũi, tưởng đã trị đúng bệnh, nhưng sau đó bệnh nặng hơn, vì thuốc này đã làm bít tắc các đường thông. IX. Phòng ngừa viêm xoang như thế nào? Việc quan trọng vẫn là tránh viêm mũi. Chúng ta không nên ở những nơi không khí bị ô nhiễm (bụi, khói, thuốc lá…). Nếu cơ thể bị dị ứng với một chất hay thức ăn nào đó, chúng ta hãy tránh xa. Ăn uống đầy đủ để có sức đề kháng. Vệ sinh thân thể, năng rửa tay, rửa mặt, không tắm ở nơi nước bẩn là những biện pháp phòng ngừa có hiệu quả. BS.TS. Nhan Trừng Sơn/MEDINET . Những điều cần biết về bệnh Viêm xoang (Kỳ 2) V. Làm sao biết bị viêm xoang? Viêm xoang có khi rất khó phát hiện, nhưng có khi lại rất dễ phát hiện. Định bệnh viêm xoang dựa. khỏi bệnh: Mạn: dễ tái phát VIII. Sai lầm thường gặp trong điều trị viêm xoang là gì? Việc sai lầm trong điều trị viêm xoang là điều trị không triệt để, đặc biệt là đối với những dạng xoang. mà thôi. Viêm xoang dễ phát hiện: có ít nhất 3 triệu chứng trên. Trường hợp đặc biệt: viêm xoang hàm do răng. Chỉ xoang hàm một bên viêm nặng mà thôi do vi khuẩn từ sâu răng đưa vào xoang. Mủ