UBND TỈNH BẮC GIANG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2009 – 2010 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 Câu 1 (1,0 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. Trả lời sai không được điểm. 1. A 2. A 3. B 4. B Câu 2 (1,0 điểm): Chỉ đúng và đủ các trường hợp nghĩa gốc, nghĩa chuyển: 0,5 điểm. - Từ “đầu” trong 2 ví dụ a) và b) mang nghĩa gốc. - Từ “đầu” trong 2 ví dụ c) và d) mang nghĩa chuyển. Giải thích đúng tất cả các trường hợp: 0,5 điểm. - Nghĩa gốc (đầu người): phần trên cùng của thân thể con người, nơi có bộ óc và nhiều giác quan khác. - Nghĩa chuyển (đầu tường, đầu súng): phần trước nhất hoặc phần trên cùng của một số vật. Câu 3 (2,0 điểm): Biết cách tạo lập đoạn văn thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ; diễn đạt có cảm xúc, văn viết mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Đảm bảo các ý cơ bản sau: - Vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa hạ - thu: 0,5 điểm. - Hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, đặc sắc về thời điểm giao mùa hạ - thu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ; sáng tạo trong sử dụng từ ngữ (hình như), phép nhân hóa (sương chùng chình): 0,5 điểm. - Thể hiện cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa: 0,5 điểm. - Cảm nhận, suy nghĩ riêng, có sáng tạo: 0,5 điểm. Câu 4 (2,0 điểm): - Tóm tắt được những nội dung chính của văn bản: 1,5 điểm. - Đảm bảo cấu trúc và viết đúng kiểu đoạn văn tóm tắt văn bản tự sự, văn viết mạch lạc, không sai chính tả, ngữ pháp: 0,5 điểm. Câu 5 (4,0 điểm): 1. Yêu cầu về hình thức: Biết viết đúng kiểu bài văn nghị luận về một bài thơ, diễn đạt có cảm xúc, văn viết mạch lạc, không sai chính tả, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về nội dung: Đây là dạng đề mở nên HS được tự do trình bày suy nghĩ của mình, nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau: - Giới thiệu tác giả Thanh Hải, hoàn cảnh sáng tác và vài nét khái quát về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, nêu cảm nhận chung về bài thơ: 0,5 điểm. - Phân tích vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật của bài thơ: + Nội dung: •Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước: 0,5 điểm. •Lẽ sống cao đẹp của một con người chân chính: 0,5 điểm. + Nghệ thuật: Lời thơ giản dị, trong sáng, hình ảnh giàu sức biểu cảm, cấu tứ chặt chẽ, giọng điệu thơ linh hoạt, âm hưởng gần gũi dân ca: 1,0 điểm. - Phân tích, đánh giá, đi sâu vào khai thác một hình ảnh nghệ thuật đẹp: 0,5 điểm. - Thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ riêng, có sáng tạo: 0,5 điểm. - Đánh giá chung về vẻ đẹp của bài thơ: 0,5 điểm. * Lưu ý: Trên đây chỉ là những định hướng cơ bản, giáo viên khi chấm bài cần vận dụng linh hoạt, cần căn cứ vào thực tế bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm một cách đơn giản thuần túy. Tùy theo mức độ sai phạm về nội dung và hình thức mà trừ điểm từng phần cho phù hợp. Cần khuyến khích những bài viết có lập luận chặt chẽ, văn viết sáng tạo, giàu cảm xúc, trình bày sạch đẹp, chuẩn chính tả. . UBND TỈNH BẮC GIANG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2009 – 2010 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 Câu 1 (1,0 điểm): Mỗi. xúc, văn viết mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Đảm bảo các ý cơ bản sau: - Vẻ đẹp của thi n nhiên trong khoảnh khắc giao mùa hạ - thu: 0,5 điểm. - Hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, đặc sắc. phép nhân hóa (sương chùng chình): 0,5 điểm. - Thể hiện cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp thi n nhiên trong khoảnh khắc giao mùa: 0,5 điểm. - Cảm nhận, suy nghĩ riêng, có sáng tạo: 0,5 điểm. Câu