Rượu và bệnh xơ gan I. Mở đầu Bệnh xơ gan là do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, trong đó rượu là nguyên nhân phổ biến. Ở Pháp, nơi sản xuất rượu vang nổi tiếng với khoảng 80% dân chúng uống rượu, xơ gan do rượu chiếm khoảng 10% và tử vong do xơ gan đứng hàng thứ tư sau các bệnh ung thư. Tuy nhiên trong vòng 20 năm trở lại, tỷ lệ chết vì xơ gan rượu ở Pháp và Mỹ giảm có lẽ do có sự vận động mạnh mẽ và có hiệu quả của chính phủ cũng như do sự thay đổi lối sống. II. Tác hại của rượu, bia Uống rượu, bia không phải là một thói xấu, vì rượu là một yếu tố kích thích làm ngon miệng hơn, các buổi tiệc sôi động hơn do mọi người hưng phấn hơn. Rượu uống đúng liều hàng ngày có thể có lợi vì làm giảm tỷ lệ một số bệnh như nhồi máu cơ tim, cơn đột quỵ não, sỏi mật và cả bệnh Alzhelmer. Nhưng nếu chúng ta lạm dụng nó, uống qúa liều hay là bị lệ thuộc (nghiện) thì tác hại của rượu thật là khủng khiếp. Rượu gây nhiều tác hại đến các cơ quan quan trọng như gan, tụy, dạ dày, não, thần kinh ngoại biên, tủy xương, tim, thận, phổi, khớp. Rượu còn gây nên tình trạng say (quá chén) và nghiện làm ảnh hưởng xấu đến nhân cách, là một trong những nguyên nhân gây tai nạn giao thông, gây bạo hành trong gia đình, phạm pháp ngoài xã hội. Gan là cơ quan chuyển hóa các chất nên bị tác hại trực tiếp. III. Rượu gây tác hại trên gan bằng cách nào? Rượu sỡ dĩ gây độc cho gan là vì chất ethanol (cồn), chất này theo máu đến gan và được biến đổi thành Acetaldehyde rất độc. Chất này làm viêm và tiêu tế bào gan. Thật ra, gan tự sản xuất một số chất để bảo vệ chính nó, nhưng không đủ để chống lại sự tác hại của acetaldehyde khi ethanol được đưa vào cơ thể quá nhiều và thường xuyên. Do đó, nếu uống rượu nhiều và liên tục có thể gây viêm và xơ gan gan đến mức không hồi phục được nữa. Có phải ai uống rượu cũng bị viêm và xơ gan không? Rượu gây độc cho gan phụ thuộc nhiều yếu tố: 1- Lượng cồn đưa vào: Cồn càng nhiều thì độc tính càng cao, như vậy nó không tùy thuộc loại rượu. Một số loại rượu hay xử dụng trên thị trường có nồng độ cồn như sau: Whisky, Voska, Johnnie walker, rượu gạo: Có nồng độ cồn 40%, mỗi 30ml có khoảng 10gr. Rượu vang: 100ml ~ 10gr. Bia: Nồng độ cồn 4,8%, 250ml ~ 10gr Như vậy nếu nam giới uống trung bình trên 80gr/ ngày và nữ 60gr/ ngày, liên tục trên 10 năm thì nguy cơ xơ gan đến 12-15%. Nếu uống > 160gr/ngày liên tục 7 ngày thì nguy cơ viêm gan rượu sẽ xảy ra và nếu tiếp tục uống trên 8 năm thì nguy cơ xơ gan là 40%. 2. Cách uống: Rất quan trọng, nếu ngày nào cũng uống thì độc cho gan hơn khi uống thỉnh thoảng (vì gan không có thời gian hồi phục). 3. Về giới tính: Nữ dễ bị tổn thương gan do rượu hơn nam. 4. Tình trạng dinh dưỡng trước và trong khi uống: Nếu uống rượu trong tình trạng thiếu dinh dưỡng sẳn thì dễ bị tổn thương gan hơn. 5. Cơ địa: Ở những người bẩm sinh thiếu các yếu tố bảo vệ gan cũng góp phần làm cho gan bị tổn thương khi uống rượu quá liều, kéo dài. IV. Có phải uống rượu ngoại càng đắt tiền càng ít bị bệnh gan không? Không, vì tác hại của rượu trên gan là do nồng độ cồn của rượu cho nên không liên quan đến loại rượu đắt hay rẽ tiền nhưng với đời sống kinh tế xã hội thấp, rượu rẽ tiền được xử dụng phổ biến hơn và dễ uống với lượng nhiều hơn. V. Uống rượu như thế nào thì an toàn nhất Uống không qúa 10gr cồn trong 1 ngày bất cứ loại rượu gì. Không nên uống liên tục mà nên uống 2-3 ngày nghỉ 1 ngày. Đặc biệt nếu có sẳn bệnh gan thì cần uống ít hơn liều chuẩn nêu trên. Uống rượu nhưng phải ăn đủ dinh dưỡng nhất là protid ( từ đậu nành rất tốt) VI. Ngưng uống khi đã viêm hay xơ gan, gan có hồi phục không Không chắc sẽ hồi phục vì bệnh phụ thuộc nhiều yếu tố khác như : dinh dưỡng, các bệnh gan kèm (viêm gan siêu vi B,C, do thuốc)…và nhất là tổn thương gan ở giai đoạn nào (đang tiến triển, xơ gan còn bù hay đã mất bù, có biến chứng gì chưa (cổ trướng, vàng da kéo dài, chảy máu tiêu hóa, nhiễm trùng cổ trướng ). Tuy nhiên, ở giai đoạn gan thoái hóa mỡ, ngưng rượu gan sẽ hồi phục hoàn toàn. Một khi gan đã viêm hay xơ rồi, tuy không hồi phục được, nhưng bỏ rượu và dinh dưỡng tốt sẽ làm chậm tiến triển bệnh VII. Cai rượu có khó không? Triệu chứng khi cai rượu Khó, cai rượu cần phải có ý chí và sự giúp đỡ của người thân. Khi cai, có thể phải trải qua các giai đọan sau : (Giai đoạn) Các triệu chứng chính (Thời gian sau lần uống cuối cùng) (I) Lo lắng, mất ngủ, nôn, tăng kích thích. (5- 10 giờ.) (II) Run tay, ảo giác (thính giác, thị giác), tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, sốt, thở nhanh, toát mồ hôi. (6- 30 giờ.) (III) Các cơn cai, thường 1- 4 cơn xuất hiện trong khoảng 5% trường hợp không được điều trị (8- 48 giờ.) (IV) Mê sảng nặng ( DTs), tinh thần u ám, rối loạn định hướng, ảo giác, tăng huyết áp, hoang tưởng, 5% bệnh nhân có mê sảng nặng nếu không được điều trị, tử vong khoảng 5- 15%, thường do bệnh lý chính bên dưới. (3-5 ngày, có thể đến 12 ngày.) Hội chứng cai rượu là một phức hợp các triệu chứng đi kèm với tình trạng giảm đột ngột nồng độ rượu trong máu ở người mà tế bào của họ đã phụ thuộc vào rượu. Họ là người mà tế bào thần kinh đã thích nghi với nồng độ rượu cao trong máu. Khi nồng độ rượu trong máu giảm xuống quá thấp, các triệu chứng cai bắt đầu xuất hiện. Một số người không có biểu hiện tất cả các triệu chứng trên, phần lớn diễn tiến lâm sàng thường nhẹ. Trường hợp nặng thường có mê sảng. Sự lệ thuộc rượu ở mức tế bào phụ thuộc lượng rượu uống và thời gian uống. Ngưỡng cho khởi đầu của sự lệ thuộc là uống khoảng 10- 12 đơn vị rượu ( 1drink = 1 shot = 10 gr) / 1 ngày trong 2-3 tuần. Độ trầm trọng của chứng cai rượu càng tăng khi lượng uống và thời gian uống càng nhiều. Phần lớn những người nghiện rượu có thể có triệu chứng cai nhẹ thường xảy ra vào buổi sáng sau 1 đêm không uống rượu ( “sáng mở mắt” đã uống rượu). Kiêng không uống trong vòng 12 giờ thường có triệu chứng run tay, bồn chồn và khát rượu. Có khoảng 5% người uống rượu có hội chứng cai nặng. Triệu chứng khi ngưng rượu kéo dài bao gồm: lo lắng, trầm cảm, mất ngủ, rối loạn thần kinh thực vật nhẹ, tình trạng này có thể kéo dài trong nhiều tuần hay nhiều tháng sau khi đã ngưng rượu. Tình trạng kéo dài này có thể là yếu tố làm cho họ dễ uống trở lại, tình trạng lệ thuộc của tế bào dễ dàng được khôi phục nếu uống rượu trở lại. VIII. Điều trị hội chứng cai rượu Khi mới ngưng rượu ở giai đoạn sớm, thường cho dự phòng bằng thuốc ức chế thần kinh trung ưong, thay thế cho hiệu quả ức chế của rượu đó là benzodiazepine hay chlodiazepoxide. Đây là thuốc được lựa chọn vì hiệu quả và tính an toàn của nó do thời gian nữa đời dài. Thường cho trong ngày đầu, với thể nhẹ thì cho uống hay tiêm tĩnh mạch 25-50 mg chlordiazepoxide hay 5-10 mg diazepam mỗi 4-6 giờ. Nếu thể vừa và nặng thì cần liều cao hơn. Thuốc được giảm dần liều cho đến mức không vào ngày thứ 4 hay 5. Trường hợp hội chứng cai nặng: Biểu hiện tình trạng mê sảng nặng (Deliri - um tremens : DTs). Là tình trạng cấp cứu nội khoa cần phải nhập viện để đánh giá đầy đủ, cần cung cấp đủ năng lượng, điều chỉnh cân bằng điện giải và chuyển hoá, cần cho ngay Vitamin B1 50mg/TM và 50 mg TB. Điều trị tốt nhất DTs là dự phòng. thường cho diazepam kèm haloperidol (cẩn thận vì nó làm ngưỡng tri giác thấp hơn). Butyrophenone là thuốc ức chế thần kinh được dùng kết quả khá tốt. Ngoài ra phải điều trị hổ trợ và điều trị bệnh lý bên dưới. . chúng uống rượu, xơ gan do rượu chiếm khoảng 10% và tử vong do xơ gan đứng hàng thứ tư sau các bệnh ung thư. Tuy nhiên trong vòng 20 năm trở lại, tỷ lệ chết vì xơ gan rượu ở Pháp và Mỹ giảm. xuyên. Do đó, nếu uống rượu nhiều và liên tục có thể gây viêm và xơ gan gan đến mức không hồi phục được nữa. Có phải ai uống rượu cũng bị viêm và xơ gan không? Rượu gây độc cho gan phụ thuộc nhiều. Rượu và bệnh xơ gan I. Mở đầu Bệnh xơ gan là do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, trong đó rượu là nguyên nhân phổ biến. Ở Pháp, nơi sản xuất rượu vang nổi tiếng với