Đề và đáp án GDCD 11_HKI

9 1.1K 5
Đề và đáp án GDCD 11_HKI

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sở giáo dục đào tạơ Sơn La Trường trung học phổ thông Mai Sơn ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: Giáo dục công dân Khối 11 - Buổi sáng Thời gian làm bài 45 phút Năm học 2009 - 2010 Đề bài: Câu 1 (3 điểm): Phân tích tính tất yếu khách quan của công ngjhiệp hoá, hiện đại hoá đất nước? Câu 2 (4 điểm): Tại sao nhà nước có vai trò quản lí kinh tế? Vai trò quản lí kinh tế của nhà nước như thế nào và làm thế nào để tăng cường vai trò và hiệu lực quản lí kinh tế nhà nước? Câu 3 (3 điểm): Là một công dân trong khi học và sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông em phải làm gì để góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước? BÀI LÀM 1 Sở giáo dục đào tạơ Sơn La Trường trung học phổ thông Mai Sơn ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: Giáo dục công dân Khối 11 - Buổi sáng Thời gian làm bài 45 phút Năm học 2009 - 2010 Câu 1(3 điểm): Do nước ta bước vào CNH với điểm xuất phát thấp, muốn nhanh chóng thu hẹp khoảng cách lạc hậu so với các nước đi trước, khi tiến hành CNH đòi hỏi phải phát triển theo mô hình CNH rút ngắn về thời gian, do đó phải gắn CNH với HĐH. - Do phải xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH; Cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH là nền công nghiệp lớn hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, trình độ xã hội hoá cao, đựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến, được hình thành và phân bố có khoa học trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân. - Do phải rút ngắn khoảng cách phát triển; Chúng ta biết rằng; so với các nước đang phát triển trên TG. Nước ta chậm hơn về trình độ KH- CN hàng mấy chục năm thậm trí có những nước chậm hơn hàng 100 năm. Thực tế cho thấy, Nước Anh tiến hành CNH mất hơn 100 năm, Pháp = 80 năm; Đức, Mỹ = 60 năm; Nhật Bản = 50 năm Vậy muốn XD thành công CNXH(CNCS) thì phải rút ngắn khoảng cách về KT - kĩ thuật - Công nghệ nước ta so với các nước trong khu vực và TG. Đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và nó có tính chất quyết định đối với sự phát triển về chất của LLSX, năng suất LĐ XH. Bởi vậy tích tất yếu thứ 3: - Do phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao; => XH sau muốn tiến bộ hơn XH trước thì điều trước hết và chủ yếu là phải làm cho năng suất LĐ tăng lên, cao hơn hẳn so với XH trước đó và chỉ có được nhờ vào CNH, HĐH thành công. Câu 2( 4 điểm) * Sự cần thiết, khách quan phải có vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước : - Do yêu cầu phải thực hiện vai trò của chủ sở hữu Nhà nước về TLSX ( vốn) đối với các doanh nghiệp Nhà nước. - Nền kinh tế hàng hoá  các tác động tiêu cực; cần phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực; tạo sự ổn định và phát triển kinh tế, xã hội. - Đảm bảo đúng mục tiêu XHCN trong xây dựng đất nước: giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.  cần có sự quản lý của Nhà nước. * Vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước; - Quản lý các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế Nhà nước; - Quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế thị trường: 2 + Định hướng phát triển các thành phần kinh tế, kiểm soát và chi phối được kinh tế tư nhân…; + Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi, bình đẳng, lành mạnh cho các hoạt động sản xuất kinh doanh; + Điều tiết, ổn định nền ktế. * Tăng cường vai trò và hiệu lực quản lý nền ktế của Nhà nước: - Tiếp tục đổi mới công cụ để tạo môi trường thuận lợi, bình đẳng; giữ vững định hướng XHCN; - Tăng cường lực lượng vật chất của Nhà nước để điều tiết thị trường: dự trữ quốc gia, trang bị công nghệ hiện đại, nâng cao trình độ quản lý nền kinh tế và các doanh nghiệp Nhà nước; - Tiếp tục cải cách bộ máy Nhà nước. Trên cơ sở phát triển mạnh mẽ LLSX hiện đại gắn với xây dựng QHSX mới phù hợp trên cả 3 mặt;Sở hữu,Quản lý, Phân phối. trong đó: - Sở hữu có 3 hình thức: + Sở hữu nhà nước( Vai trò nền tảng) + Sở hữu tập thể. + Sở hữu tư nhân. - Quản lý: NN quản lý KT = PL, chính sách và phương pháp quản lý, chiến lược. - Phân phối theo lao động. =>Đảng ta đã khẳng định : chính sách KT nhiều thành phần có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có tính quy luật đi từ sản xuất nhỏ lên CNXH và thể hiện tập trung dân chủ về kinh tế, đảm bảo cho mọi người tự do làm ăn theo PL. Câu 3( 3 điểm) HS tự trình bày theo ý hiểu. 3 Sở giáo dục đào tạơ Sơn La Trường trung học phổ thông Mai Sơn ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: Giáo dục công dân Khối 11 - Buổi chiều Thời gian làm bài 45 phút Năm học 2009 - 2010 Đề bài: Câu 1 (3 điểm): Trình bày khái niệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá? Cho biết tại sao ở nước ta công nghiệp hoá phải gắn liền với hiện đại hoá? Câu 2 (4 điểm): Phân tích tính yếu tất yếu khách quan củ sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta? Trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần? Câu 3 (3 điểm): Là một công dân trong khi học và sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông em phải làm gì để góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước? BÀI LÀM 4 Sở giáo dục đào tạơ Sơn La Trường trung học phổ thông Mai Sơn ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: Giáo dục công dân Khối 11 - Buổi chiều Thời gian làm bài 45 phút Năm học 2009 - 2010 Câu 1( 3 điểm) * Công nghiệp hoá: Quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động KT – XH từ sử dụng sức lao động thủ công là chủ yếu sang sử dụng máy móc cơ khí. * Hiện đại hoá: Việc ứng dụng những phát minh và thành tựu tiên tiến, mới nhất của KH – CN vào sản xuất, kinh doanh và quản lý KT – XH. * Khái niệm CNH, HĐH: CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động cao. * Ở nước ta CNH phải gắn liền với HĐH: Vì là nước nông nghiệp nghèo và đang phát triển ở trình độ thấp (<875 USD/người/năm), công cụ lao động lạc hậu, trải qua 2 cuộc chiến tranh tàn phá nặng nề => để rút ngắn khảng cách lạc hậu về KT - kĩ thuật - Công nghệ nước ta so với các nước trong khu vực và TG. Đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và nó có tính chất quyết định đối với sự phát triển về chất của LLSX, năng suất LĐ XH , phải CNH theo hướng hiện đại. Câu 2( 4 điểm): *Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế: Nước ta đi lên CNXH từ 1 nước NN nghèo nàn, lạc hậu trên cơ sở 3 hình thức sở hữu ( Nhà nước, tập thể, cá thể). Thời kỳ quá độ ở nước ta hình thành nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần KT là 1 tất yếu khách quan. + do trình độ của LLSX thấp và khác nhau  nhiều loại hình sở hữu khác nhau  nhiều thành phần kinh tế; + do tồn tại các thành phần kinh tế cũ (nền sản xuất nhỏ) và mới (của CNXH); + do yêu cầu phát huy mọi tiềm năng của đất nước; Việt Nam thời kì bao cấp ( trước 1986) nước ta chỉ có 2 thành phần KT( KT nhà nước và KT tập thể)=>Đến nay thì có nhiều thành phần KT. Tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta : - Cho phép ta khai thác mọi nguồn lực của đất nước cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. - Tạo nhiều việc làm, góp phần thúc đẩy tăng trưởng. kinh tế, giảm tỉ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân, hạn chế tiêu cực xã hội. Để phù hợp với xu thế mang tính phổ biến nói trên và để QHSX phù hợp với tính chất, trình độ của LLSX thì nền KT Việt Nam tất yếu phải tồn tại nhiều thành phần KT. * Trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần 5 - Tin tưởng, ủng hộ, chấp hành tốt chính sách phát triển nền KT nhiều TPhần; - Tham gia lao động sản xuất ở gia đình; - Tuyên truyền về chính sách kinh tế của Nhà nước; - Tổ chức SX - KD trong các TPKT, các ngành, hàng pháp luật không cấm; - Chủ động học nghề, nâng cao trình độ, tìm và tạo việc làm phù hợp. Câu 3( 3 điểm): HS tự làm theo ý hiểu 6 Sở giáo dục đào tạơ Sơn La Trường trung học phổ thông Mai Sơn ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: Giáo dục công dân - Khối 10 Thời gian làm bài 45 phút Năm học 2009 - 2010 Đề bài: Câu 1 (2 điểm): Nhận thức cảm tính có các đặc điểm cơ bản nào? Trong mối quan hệ với nhận thức lí tính, nhận thức cảm tính có vai trò gì? ví dụ? Câu 2 (4 điểm): Trình bày những biểu hiện của yếu tố môi trường tự nhiên trong tồn tại xã hội? Vì sao môi trường tự nhiên chỉ là yếu tố có vai trò cần thiết, quan trọng (tất yếu, thường xuyên) không phải là yếu tố quyết định trong tồn tại xã hội? Câu 3 (1 điểm): Vận động là gì? nêu các hình thức vận động? Câu 4 (3 điểm): Trình bày vai trò của thực tiễn đối với nhận thức? Lấy ví dụ minh hoạ? BÀI LÀM 7 Sở giáo dục đào tạơ Sơn La Trường trung học phổ thông Mai Sơn ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: Giáo dục công dân - Khối 10 Thời gian làm bài 45 phút Năm học 2009 - 2010 Câu 1 (2 điểm): - Nhận thức cảm tính có đặc điểm ơ bản là: + Diễn ra trực tiếp thông qua các giác quan: Thị giác, khứu giác, xúc giác, thính giác. + Đem lại hiểu biết về các đặc điểm bề ngoài của các sự vât hiện tượng - Trong mối quan hệ với nhận thức lí tính, nhận thức cảm tính có vai trò cung cấp các tư liệu cần thiết (cảm giác, tri giác, biểu tượng) để nhận thức lí tính diễn ra bằng nhận thức cảm tính -> là cơ sở của nhận thức lí tính. VD: tuỳ theo suy nghĩ của học sinh Câu 2: (4 điểm) - Môi trường tự nhiên là một trong ba yếu tố của trật tự xã hội - Môi trường tự nhiên có các biểu hiện cơ bản: + Điều kiện đia lí tự nhiên: vị trí, đia hình, khí hậu, sông ngòi + Tài nguyên thiên nhiên: khoán sản, dâu khí, đất đai, động - thực vật, năng lượng tự nhiên. - Môi trượng tự nhiên chỉ là yếu tố có vai trò cần thiết, quan trọng (là điều kiện tất yếu thường xuyên) không phải là yếu tố quyết định trong trật tự xã hội vì: + Các yếu tố trong môi trường tự nhiên có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động của con người và sự phát triển của xã hội: có thể tạo thuận lợi hoặc khó khăn cho sự phát triển kinh tế - xã hội. VD: thiên tai, bão lũ, hạn hán + Tuy nhiên: yếu tố này không giữ vai trò quyết định vì tác động như thế nào còn tuỳ thuộc vào trình độ của con người và xã hội. Câu 3:( 1 điểm) - Vận động là mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật hiện tượng trong tự nhiên và đời sống xã hội - Có 5 hình thức vận động: cơ học, lí học, hoá học, sinh học, xã hội 8 Câu 4 (3 điểm): - Thực tiễn là cơ sở của nhận thức: Mọi hoạt động nhận thức đều bắt nguồn từ thực tiễn con người tiếp xúc và phát hiện ra đặc điểm của sự vật hiện tượng => suy nghĩ và hành động phải xuất phát từ thực tiễn tránh chủ quan - Thực tiễn là động lực của nhận thức: Thực tiễn đặt ra các yêu cầu và nhiệm vụ cho nhận thức phát triển => giải quyết các vấn đề của cuộc sống đặt ra. VD: - Thực tiễn là mục đích của nhận thức: hiểu biết của con người chi có ý nghĩa khi được vận dụng vào thực tiễn làm cho thực tiễn có kết quả tốt hơn => Luôn vận dụng hiểu biết tri thức vào hoạt động và đời sống. - Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí: chỉ đem tri thức ra kiểm nghiệm trong thực tiễn mới xác định được đúng hay sai => cần căn cứ vào thực tiễn để nhận xét, đánh giá, tránh chủ quan, nóng vội. 9 . Sơn La Trường trung học phổ thông Mai Sơn ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: Giáo dục công dân Khối 11 - Buổi sáng Thời gian làm bài 45 phút Năm học 2009 - 2010 Đề bài: Câu 1 (3 điểm): Phân tích tính tất. để góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước? BÀI LÀM 1 Sở giáo dục đào tạơ Sơn La Trường trung học phổ thông Mai Sơn ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA. 4 Sở giáo dục đào tạơ Sơn La Trường trung học phổ thông Mai Sơn ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: Giáo dục công dân Khối 11 - Buổi chiều Thời gian làm bài 45 phút Năm học 2009 - 2010 Câu

Ngày đăng: 08/07/2014, 18:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan